My sister


“ VIỆC CỦA MÌNH LÀ NỖ LỰC - CÒN KẾT QUẢ THÌ SỐ PHẬN ĐÃ AN BÀI” - Đó là câu mà tôi hay nói mỗi khi những đứa em của mình than vãn về việc thi đại học của chúng.  Một kỳ thi đại học cam go sắp bắt đầu, nên tôi lại muốn tâm sự vài điều với các em. Từ quan điểm của một đứa có thể coi là “trượt đại học”, tôi muốn nói rằng: “ chỉ là một kỳ thi thôi, làm gì mà căng”.

Cũng như các em thôi, chị đã từng trải qua cay đắng mặn ngọt của việc thi đại học rồi. Cày ngày, cày đêm, ngủ chưa đủ 4 tiếng/ngày, hôm nào cũng cafe vậy mà học hành vẫn trầy trật. Bản thân là đứa học hành chẳng giỏi giang gì nhưng lại “ôm” đến tận 6 môn thi, vậy nên lúc nào cũng mệt mỏi và stress. 

Nhìn xung quanh mà xem, bạn bè đứa nào đầu cũng đầy sỏi, nhiều lúc nghĩ bọn nó là quái nhân hay sao mà học đỉnh thế, đọc đề bài đã biết đáp số @@ (áp lực)
Nhìn bố mẹ mà xem , hôm nào cũng lo lắng từng miếng ăn giấc ngủ cho con, sớm hôm đưa đón đi học, chẳng ngại mưa nắng hay đường xá xa xôi, ấy thế mà thi đại học không đỗ thì mặt mũi nào để nhìn bố mẹ. (áp lực bình phương)
Chọn trường nào bây giờ nhỉ? mình nên học ngành gì? bố mẹ bắt học trường này nhưng mình đâu có thích? Bây giờ mà cãi bố mẹ, sau này có chuyện gì mình chịu làm sao? Trường này năm trước lấy điểm cao lắm, mình đăng ký thể nào cũng trượt?... vân vân và mây mây. Cái vấn đề chọn ngành, chọn trường lúc nào cũng khiến học sinh phải đau đầu mà. (áp lực mũ 3) 
Cuối cấp rồi phải chơi nhiều hơn chút, bạn bè cũng được gặp nhau mấy đâu mà chẳng phải đi chơi. Không thể đâm đầu vào học được, như thế phí phạm tuổi thanh xuân lắm. Nhưng đi chơi thì làm gì có thời gian học và luyện đề, nhỡ trượt đại học thì sao??? :((  (áp lực mũ 4 - ai cho tôi lương thiện)
Hay là mình nên tỏ tình với crush, được ăn cả ngã về không? Hay thôi, yêu đương gì tầm này, học hành quan trọng hơn? Không được, phải tỏ tình đi thi mới an tâm… blabla. Tỏ tình và bị từ chối cmnl. (áp lực mũ nờ nờ )
……………..
Đấy, hàng tỷ tỷ cái áp lực đè lên một đứa trẻ đang chập chững bước vào tuổi mới lớn. Người lớn còn stress chứ nói gì đến một đứa cấp 3. Nếu các em có những suy nghĩ hay tâm sinh lý gần gần như vậy thì đừng lo, các em không cô đơn đâu. Bởi vì ai trong số chúng ta cũng sẽ rơi vào tình trạng tương tự như vậy hoặc có thể là hàng tỷ thứ khác mang tên áp lực. 

Nhưng chị đã vượt qua như thế nào?
Chị đối mặt với nó. Chị cứ để cho nó diễn ra và tận hưởng thôi, cho dù cái “tận hưởng” đó là sự buồn chán, tẻ nhạt, mệt mỏi… Hồi ấy chị sợ bố mẹ lắm nên có những điều mình muốn, mình thích cũng chẳng dám làm. Con ngoan trò giỏi, chỉ biết đường từ nhà đến trường thôi hà. Vật vã, trầy trật, tress...đủ cả nhưng may thay cũng đã thoát ra khỏi cổng trường cấp 3. 

Và chị đỗ đại học?
Thực ra, chị không đỗ đại học Việt Nam. Ban đầu, chị buồn lắm, buồn đến mức nghĩ chết đi cho xong. Bao nhiêu cảm xúc tiêu cực bủa vây lấy mình, xã hội nhòm ngó, bố mẹ lạnh lùng, xa lánh…(chắc hôm nào chị sẽ viết một bài về khoảng thời gian này - đen tối, giông bão, một gia đình lạnh nhạt). Nhưng sau này chị thấy thực sự may mắn vì đã không đỗ đại học Việt Nam, thay vào đó chị học TROY - một trường quốc tế có trụ sở ở Việt Nam. TROY đã thay đổi hoàn toàn con người chị. 
Từ những năm học cấp 2, chị đã mong muốn được đi du học rồi, nhưng “bằng cách nào khi mà mình chỉ học những trường có hệ thống giáo dục Việt Nam,và học hành cũng chẳng xuất sắc :(( ”. Ước mơ cứ để đấy thôi và nghĩ chẳng bao giờ thực hiện được. Nhưng từ khi bước chân vào TROY thì du học không còn quá xa vời nữa rồi. Thời điểm bây giờ, chị cũng đang chuẩn bị những bước cho con đường du học của mình rồi nè. 

Thế mới nói “VIỆC CỦA MÌNH LÀ NỖ LỰC - CÒN KẾT QUẢ THÌ SỐ PHẬN ĐÃ AN BÀI”. Không đỗ đại học có gì là xấu hổ cơ chứ, sẽ có con đường tươi sáng hơn chờ em ở phía trước. Cứ hãy dành thời gian cho bạn bè xung quanh mình đi, vì sau này, không bao giờ các em còn được sống trong những cảm xúc ngây ngô, trong sáng của tuổi cấp 3 nữa đâu. Còn về việc áp đặt từ bố mẹ, các em hãy có chính kiến về quyết định của mình. Chính mình mới biết mình thích gì, khả năng của mình đến đâu, mình học cho bản thân chứ không phải cho bố mẹ. Sau này chọn sai con đường, là do mình chịu, chứ bố mẹ không liên quan đâu nha. Thầy cô cũng chỉ là một nguồn để tham khảo, chứ đừng tin hoàn toàn. Thầy cô là giáo viên, chứ họ có học y, dược, kinh tế … đâu mà hiểu được những ngành đó thú vị hay khó khăn như thế nào. 
“Nhưng em đâu biết có những ngành gì? Em đâu biết thế mạnh của mình ở đâu?...”. Đúng là tương lai thì ai đoán trước điều gì, ai ai cũng mông lung với con đường mình đi. 
NHƯNG hãy dành thời gian để xem xem, bên trong mình, tiếng nói nào đang thôi thúc. Cứ đi đi rồi sẽ đến, ngã thì đứng dậy, sai thì sửa. YOLO!!!