( CNN )Ít nhất 50 nhà báo và phóng viên bị sát hạt trong năm 2020, phần lớn ở những nước không có chiến tranh.
Ít nhất 50 nhà báo, phóng viên và nhân viên truyền thông đã bị sát hại trên toàn thế giới trong năm nay, và phần lớn là ở những nước...
Ít nhất 50 nhà báo, phóng viên và nhân viên truyền thông đã bị sát hại trên toàn thế giới trong năm nay, và phần lớn là ở những nước không có chiến tranh, theo như báo cáo hàng năm của tổ chức Phóng viên Không biên giới ( RSF).
Các báo cáo đã chỉ ra rằng càng ngày càng có nhiều phóng viên bị nhắm đến và sát hại bởi vì tính chất công việc của họ. Khoảng 84% phóng viên bị sát hại 1 cách có chủ đích, tăng khoảng 63% so với năm 2019. Số liệu này tính từ ngày 1/1 đén ngày 15/12/2020.
10 phóng viên đã bị sát hại sau khi công bố những báo cáo điều tra về sự thối nát của chính quyền địa phương hoặc việc dùng sai công quỹ. 4 người được tìm thấy đã chết sau khi công bố những điều tra về các tổ chức tội phạm. Trong khi đó, theo báo cáo của RSF, 7 phóng viên đã bị giết trong khi cố gắng phản kháng hoặc chống trả.
Số trường hợp tử vong được ghi nhận đã giảm xuống 53 trong năm vừa qua, với số lượng phóng viên tác nghiệp ở những điểm nóng ít đi do tác động của đại dịch Covid – 19.
Nhưng báo cáo lại chỉ ra 1 vấn đề đáng lo ngại khác. Số trường hợp tử vong đang ngày càng tăng lên ở những nước được coi là “ an toàn”. Trong năm 2020, 68% số trường hợp tử vong được tìm thấy ở những nước không có chiến tranh. Đó là sự gia tăng đáng kể so với năm 2019 là 62% và 2018 là 60%.
“ 1 số người nghĩ rằng họ chỉ là nạn nhân do tính chất nguy hiểm mà công việc của họ mang lại, nhưng càng ngày càng có nhiều người trở thành mục tiêu khi các nhà báo điều tra về những vấn đề nhạy cảm. Thứ bị đe dọa chính là quyền tự do ngôn luận. Đó là quyền của tất cả mọi người” – trích lời của Christophe Deloire, tổng thư kí RSF trong 1 bài phỏng vấn.
VÙNG ĐẤT CHẾT
Mexico là vùng đất chết đối với các phóng viên trong năm 2020, với 8 trường hợp được ghi nhận. Đất nước này đã ghi nhận trung bình từ 8 đến 10 vụ mỗi năm trong suốt 5 năm trở lại đây, theo như báo cáo.
“ Sự móc ngoặc giữa những kẻ buôn bán ma túy với các chính trị gia đã tồn tại suốt 1 thời gian dài, và những nhà báo hay phóng viên làm điều tra về những vấn đề này sẽ bị nhắm tới bởi những kẻ giết người man rợ” – theo báo cáo.
1 số vụ giết người khủng khiếp có thể kể đến như là trường hợp của Julio Valdivia Rodriguez, 1 phóng viên của tờ El Mundo. Thi thể của anh ta được tìm thấy trong tình trạng mất đầu ở Veracruz. 1 trường hợp nữa là Victor Fernando Alvarez Chavez, người biên tập của 1 website thông tin địa phương Punto x Punto Noticias. Từng phần của anh ta được tìm thấy tại 1 thành phố ven biển ở Acapulco.
Iraq là đất nước xếp ngay sau Mexico, với 6 trường hợp tử vong, tiếp theo là Afghanistan với 5 trường hợp. Ấn Độ và Pakistan đều ghi nhận 4 trường hợp tử vong.
Báo cáo cuối năm của RSF đến ngay sau khi Ủy ban bảo vệ các nhà báo ( CPJ) thông báo rằng 2020 là năm tồi tệ nhất khi ghi nhận rất nhiều trường hợp các nhà báo và phóng viên bị bắt hoặc giam giữ. Trên toàn thế giới, ghi nhận ít nhất 274 trường hợp, tăng 2 trường hợp so với năm ngoái.
Số lượng các phóng viên bị bắt bởi chính quyền địa phương đã tăng nhẹ khi họ cố gắng đưa tin về dịch bệnh hay sự yếu kém của chính quyền. Số lượng phóng viên bị bỏ tù vì đưa tin sai sự thật cũng tăng nhẹ. Năm 2020 là năm thứ 5 liên tiếp mà chính quyền các nước mạnh tay bỏ tù ít nhất 250 phóng viên, theo như báo cáo của CPJ.
Zhang Zhan, 1 phóng viên của Trung Quốc, người đưa tin từ đợt bùng phát dịch Corona đầu tiên tại Vũ Hán, đã bị tòa án Thượng Hải tuyên án 4 năm tù, theo như lời luật sư của cô ấy.
Zhang Zhan, 1 phóng viên của Trung Quốc, người đưa tin từ đợt bùng phát dịch Corona đầu tiên tại Vũ Hán, đã bị tòa án Thượng Hải tuyên án 4 năm tù, theo như lời luật sư của cô ấy.
Cô ấy bị buộc tội “ gây rối trật tự công cộng”, theo như lời luật sư bào chữa, Zhang Keke. Lời cáo buộc này cũng thường được chính quyền Trung Quốc nhắm tới đối với những người tranh cãi về vấn đề nhân quyền.
Ở Ethiopia, 1 cameraman của tở Reuters, Kumerra Gemechu, đã bị giữ lại mà không 1 lời buộc tội vào ngày 24/12 và sẽ phải ở lại đây ít nhất 2 tuần, theo Reuters. Chính phủ Ethiopia đã kiềm chế tự do báo chí và tán thành việc ngừng truyền thông khi xung đột ở khu vục Tigray leo thang.
( em là thằng dịch bài thôi ạ )
English Zone
/english-zone
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất