Đây là lần thứ hai mình đọc lại cuốn sách này sau ba năm. Một cuốn sách tóm tắt lịch sử nhân loại một cách đầy thú vị và hấp dẫn thông qua giọng văn gần gũi của E.H Gombrich khiến cho môn lịch sử tưởng chừng như khô khan, nhọc nhằn và lê thê bỗng trở nên đa sắc màu và dễ nhớ. Giống như một câu chuyện bà kể em nghe ngày xưa.
Trong hình ảnh có thể có: văn bản


Không phải là những con số năm, số người thiệt mạng, số xe tăng, binh lính cứng nhắc, nhưng quyển sách vẫn cung cấp cho ta những thông tin đầy đủ và chuẩn xác, dễ dàng khắc cốt ghi tâm vào trí nhớ. Đọc sách, hiểu biết về lịch sử thế giới, ta mới thấy rằng so với những cuộc chiến tranh tôn giáo, tranh giành lãnh thổ dài đằng đẳng đầy khốc liệt trong quá khứ, thì ngày nay cuộc sống vẫn còn dễ chịu, an toàn và bớt rối ren hơn nhiều.
Một điều thú vị là trong khi các nước ở châu Âu đánh nhau lộn tùng phèo từ thế kỉ này qua thế kỉ nọ, hàng loạt các tư tưởng, tín ngưỡng, dân tộc khác nhau chia rẽ con người thì ở phía Đông, tại Trung Hoa - một vùng đất trật tự và nề nếp, một đất nước kiêu hãnh với số dân đông đúc, yên bình với những nhà nông chăm chỉ, những học giả, nhà thơ nổi tiếng. Nhờ áp dụng những phong tục xa xưa và các nguyên tắc của Khổng Tử, đế chế Trung Hoa vẫn tiếp tục phát triển phồn thịnh.
Đôi khi cái gì phát triển quá mà con người lại không thể xứng tầm thì sẽ dẫn đến những sự "suy diễn", hiểu sai lệch, đó chính là cái cách mà những cuộc chiến tranh tôn giáo, tư tưởng ở châu Âu bùng nổ. Lúc này, với sự xin phép mở rộng giao thương của Anh quốc, vua Càn Long đã gửi thư trả lời người Anh như thế này: "...Thiên triều của ta dư thừa của cải và không cần đến thứ gì của ngoại bang. Vì thế ngươi không phải nhọc công mang đến những thứ man di mọi rợ để đổi lấy hàng hoá của Thiên triều. Nhưng vì các sản phẩm trà, lụa và đồ sứ của Thiên triều quá cần thiết đối với các dân tộc Âu châu và xứ sở của các ngươi, ta chấp thuận giao thương có giới hạn ở tỉnh Quảng Châu. Biết được nhà ngươi sống trên đảo xa xôi, bốn mặt là biển cả, tách biệt với thế giới, ta rộng lòng tha thứ cho sự ngu muội của nhà ngươi với phép tắc của Thiên Quốc. Ta cho phép nhà ngươi được kính sợ và phụng mệnh Thiên triều."
Sau vài thập kỉ, người Anh quay trở lại và đem theo hàng loạt tàu chiến...
"Bị tàn phá nặng nề và trong tình trạng vô cùng hỗn loạn, đế chế hàng ngàn năm tuổi rộng lớn không còn cách nào khác hơn là phải cuối đầu cung phụng cho những yêu sách của các thương gia châu Âu. Và đây chính là cách người châu Âu trả ơn cho dân tộc đã dạy họ kỹ thuật làm giấy, sử dụng la bàn và đáng tiếc thay, cả việc chế tạo thuốc súng."
Trong khi đó ở Nhật Bản thì lại khác, Hoàng đế Mikado cho mở cửa toàn bộ các cảng giao thương với nước ngoài, thúc đẩy giáo dục và cử du học sinh đi học ở châu Âu. Và khi học xong, họ lịch sự ngợi khen người châu Âu và kiêu hãnh tuyên bố rằng:
"Bây giờ chúng tôi đã biết tất cả những gì các anh biết. Bây giờ tàu thuỷ của chúng tôi cũng sẽ lên đường buôn bán và chinh phục. Rồi những khẩu thần công của chúng tôi cũng sẽ nả pháo vào những thành phố đang yên lành nếu cư dân ở đó dám làm hại bất kì một người Nhật nào."
This is cú lừa, người Âu sửng sốt, đến giờ vẫn chưa hết sửng sốt.
Đây là mẩu chuyện mà mình thích nhất trong cuốn sách.
Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài review dài thòn này.