Khi thấy rau rách lá, lủng lỗ và có vài con sâu nằm trong lá người ta thường nghĩ ngay rằng: “Đây là rau sạch, không có thuốc bảo vệ thực vật... nên mới có sâu, sâu nó mới sống được”. Nếu nghĩ như thế coi chừng bạn đang mắc lỗi tư duy.
Thường thì chúng ta muốn tin những gì mình nghĩ và muốn tin. Từ đó não bộ sẽ đi tìm bằng chứng, chứng tỏ điều mình nghĩ là đúng, củng cố cho niềm tin của chính mình. Điều đặc biệt, càng có nhiều người nghĩ giống mình thì bạn cho rằng: “Điều đó là đúng, chắc chắn đáng tin",... Tuy nhiên, đó là lỗi tư duy trong suy nghĩ mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống.
Bó rau bị rách lá, lá lủng lỗ, có con sâu nằm ưỡn ẹo trên đó có thể là: “Rau sạch, hay rau hữu cơ mà cũng có thể là không”.
Đứng trên phương diện người tiêu dùng. Nếu thấy rau bị rách lá, lủng lỗ, có sâu mà đánh giá là rau sạch, bản thân cảm thấy yên tâm. Còn rau óng ả, bóng bẩy thì nghi rau có thuốc bảo vệ thực vật độc hại, bản thân mang cảm giác bất an phân vân khi quyết định mua hay dừng lại. Cái này có thể nói là chúng ta đang bị mắc lỗi tư duy trong suy nghĩ, định kiến cá nhân, thành kiến chứng thực, bằng chứng xã hội… Tóm lại, đó là mắc lỗi tư duy.
Ai có thể chắc rằng: “Rau óng ả là rau có thuốc và rau có sâu, lá rách, lủng lỗ là rau sạch hoặc ngược lại". Điều này, có thể đúng mà cũng có thể không.
Khi thấy rau rách lá lủng lỗ, có vài con sâu trên lá người ta thường nghĩ ngay đến việc. “A! Thì ra đây là rau sạch, không có thuốc bảo vệ thực vật nên mới có sâu, sâu nó mới sống được”. Nhưng khoan đã, bạn có chắc khi thấy rau rách lá và có con sâu nằm ưỡn ẹo trên đó thì đấy chắc chắn là rau sạch.
Vì lá rách nát, sâu ăn nham nhở nên nghĩ đó là: “Rau sạch”. Coi chừng bạn đang mắc lỗi tư duy trong suy nghĩ. Giống như việc bạn thấy ai đó đi xe đẹp, mặc đồ sang trọng đều nghĩ họ giàu có và ai mặc đồ luộm thuộm, đơn giản cũng đều là người ít tiền, nghèo khổ. Nhiều người nghĩ người giàu sang ở nhà đẹp, đi xe xịn là hạnh phúc người người đi xe đạp, ở nhà bình dân là bất hạnh. Thực tế thì ko phải như vậy.
Quay lại chuyện con sâu và cọng rau rách lá. Không phải cọng rau nào đẹp mướt mát cũng là rau có thuốc và rau lủng lỗ bị sâu ăn rách lá là rau sạch. Thường thì chúng ta muốn tin những gì mình tin nên não bộ sẽ tìm bằng chứng chứng tỏ điều mình nghĩ tin là đúng. Điều đặc biệt, càng có nhiều người nghĩ giống mình thì bạn cho rằng: “Điều đó là đúng”. Tuy nhiên, đó là lỗi tư duy mà chúng ta thường gặp. Bó rau bị rách lá, sâu ăn lủng lỗ, có con sâu nằm chà bá trên đó có thể là rau sạch, rau hữu cơ mà cũng có thể là không, ngược lại rau đó có thể có rất nhiều thuốc.
Có rất nhiều yếu tố khiến một cọng rau xanh tươi mướt mát mà không cần thuốc. Nhờ điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi đủ nắng đủ nước và đôi khi là người ta trồng nhiều nên sâu nó không có đói quá mà ăn vô tội vạ. Cũng có thể mùa đó những con sâu không có điều kiện sinh sôi nảy nở vì gặp phải những loài ăn hết trứng sâu, cũng có thể nó vừa ăn thì người trồng đã phát hiện đã bắt sạch, phun chế phẩm diệt côn trùng...
Nhưng có những vụ mùa chẳng biết từ đâu bướm kéo đến đẻ trứng và những con bọ sinh sôi khắp nơi. Nó tìm ăn hết loại rau mà nó thích, ăn từ cánh đồng này qua cánh đồng khác. Dĩ nhiên, chúng ăn dữ quá thì người ta phun thuốc, nếu người nào kĩ hơn hay đang trồng rau sạch thì sẽ phun những loại nước pha chế không hại đến sức khoẻ và đất... Việc phun thuốc sẽ nhanh hơn, đỡ tốn nhiều công sức hơn phun những chế phẩm tự pha. Tuỳ vào mong muốn cũng như ý thức, trách nhiệm, kinh tế của người trồng mà có những giải pháp phù hợp với tình hình sâu bệnh. Hình ảnh cái lá bị lủng lỗ, rách nát theo thời gian thì vẫn còn đó như một vết sẹo khó lành. Nó có thể ra lá mới và bị vài con sâu còn sót lại đánh chén sau đợt diệt chủng kết thúc. Tới khi thu hoạch thì rau vẫn có những vết lủng lỗ hoặc lẫn lộn một vài con sâu, con bọ chưa kịp nhanh chân chạy thoát. Khi sâu bọ hoành hành người nông dân thường quyết định thu hoạch sớm để giảm chi phí hao hụt và công chăm sóc bảo vệ.
Đứng trên phương diện người tiêu dùng. Nếu thấy rau bị rách lá, lủng lỗ, có sâu đánh giá là rau sạch còn rau óng ả, bóng bẩy là rau có thuốc độc hại. Cái này có thể nói là chúng ta đang bị mắc lỗi tư duy.
Bó rau bóng bẩy, rau sâu ăn lá rách nát, lủng lỗ, con sâu nằm trên bó rau không nói lên được đó là rau hữu cơ hay rau sạch, rau phun hóa chất, rau độc hại. Cũng như những sản phẩm mà người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng, giáo sư tiến sĩ... quảng cáo không phải lúc nào cũng là một sản phẩm tốt, có hiệu quả và đáng tin cậy. Để đặt niềm tin vào ai đó ta phải học cách quan sát và xem những gì họ làm và lời họ nói...
Có rất nhiều yếu tố để quyết định nên một mùa vụ chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Cũng như có rất nhiều tiêu chuẩn để đánh giá đâu là rau sạch, rau hữu cơ... Đứng dưới góc độ người tiêu dùng thì chúng ta nên tỉnh táo, tránh mắc bẫy lỗi tư duy. Chính những suy nghĩ đơn giản và dễ giải, chúng ta dễ bị dẫn dắt mà không hề hay biết. Điều đó, vô tình gây hại cho bản thân và gia đình nhưng mang lại lợi ích cho người khác.
Ba má tôi là nông dân trồng rau những trải nghiệm cắt rau, nhổ cỏ phụ ba má ngày nhỏ cho tôi thấy rằng: "Những gì mình thấy và nghĩ đôi khi chẳng như mình nghĩ và thấy. Những gì người ta nói với mình chưa chắc là đúng, là sự thật..." Đôi khi người ta áp đặt thiên kiến cá nhân của họ đặt lên một sự việc, vấn đề mà người ta nhìn thấy. Cũng có thể, người ta muốn dẫn dắt người khác tin vào một điều gì đó theo cách họ muốn… Trước khi quyết định đặt niềm tin và nghe theo một ai đó, một điều gì đó thì chúng ta nên đặt câu hỏi ngược lại.
Nếu để ý giá thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống, công sức trồng và chăm sóc giá rau khi thu hoạch bán ra thì bạn sẽ có những cái nhìn khách quan hơn.
Trong vai trò của một người nội trợ, đi chợ nấu ăn cho cả nhà thì bản thân tôi cũng rất hoang mang về rau sạch và rau không sạch. Làm sao để phân biệt được sản phẩm nào độc hại cần tránh và sản phẩm nào tốt để sử dụng cho gia đình là một vấn đề hết sức nan giải. Chính người trồng rau lâu năm cũng khó để phân biệt đâu là rau sạch và rau có nhiều thuốc. Thông thường họ sẽ để ý loại rau nào sâu thích ăn, ăn nhiều… Khi thấy nó mỡ màng quá thì họ sẽ tránh ra không mua. Họ dựa vào kinh nghiệm cá nhân để lựa chọn nhưng điều này có thể đúng mà cũng có thể sai.
Xem thêm bài viết chi tiết tại: https://www.facebook.com/phutrenmay
Phú Trên Mây - Ảnh: pinterest - Designer: Diễm Phú