CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC QUAN HỆ QUỐC TẾ
Trong khi tình hình chiến sự tại Ukraine căng như dây đàn. Thì tại Đông Lào, các anh hùng bàn phím cũng nổ ra hàng loạt những vụ xung...
Trong khi tình hình chiến sự tại Ukraine căng như dây đàn. Thì tại Đông Lào, các anh hùng bàn phím cũng nổ ra hàng loạt những vụ xung đột khốc liệt không kém. Nhưng dù là Pro Nga hay Pro Mỹ thì gần như đều có một điểm chung, đó là tư duy theo chủ nghĩa hiện thực, một tư tưởng triết học trong Quan hệ quốc tế ( Đây là thứ "Học thuyết lỗi thời" mà đại sứ Đặng Hoàng Giang đã đề cập đến trong bài phát biểu tại LHQ ngày 2/3 chăng?). Nhưng nó có lỗi thời không, và lỗi thời thế nào, thì người "ăn cà bàn chuyện quốc gia" như mình thử sơ nghiệm một chút vào tâm thế của các vị lãnh đạo mà tìm hiểu vậy
Đầu tiên, chủ nghĩa hiện thực không hề mới (khác với chủ nghĩa nghệ thuật hiện thực). Nó tồn tại đã lâu đời nhưng được phản ánh rõ ràng nhất bằng văn bản trong cuốn Lịch sử chiến tranh Peloponnesian của Thucydides viết vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Đoạn trích trong "Cuộc đối thoại Melos" (*) như sau:"Công lý chỉ tồn tại giữa những bên ngang bằng nhau về sức mạnh, và rằng kẻ mạnh làm bất cứ những gì mình có thể, còn kẻ yếu thì phải chấp nhận những gì họ phải chấp nhận."
Ta có thể thấy được tư tưởng "hiện thực" hay rõ ràng hơn là "cá lớn nuốt cá bé" trong mối quan hệ giữa các quốc gia. Tới thế kỷ thứ 15, chủ nghĩa hiện thực lại được một chính trị gia người Ý - Machiavelli cơ bản quán triệt phương pháp luận trong cuốn sách cực kỳ nổi tiếng "Quân vương".Cuốn sách này không lãng mạng được như bài hát "Một bậc quân vương uy nghiêm oai phong nhưng tim nát tan" nên bị Giáo Hội đánh giá là vô đạo đức và cấm xuất bản trong thời gian dài
Ban đầu, Machiavelli đi từ bản chất luận về con người. Đó là "Nhân chi sơ, tính bổn ác", bản tính của con người là xấu xa, ích kỷ. Vì vậy nên con người sẽ không ngừng xâm lược, chiếm đoạt để thỏa mãn tham vọng cá nhân nếu không bị áp chế. (Sau này Hegel sẽ phân tích quan điểm này rõ hơn trong "Biện chứng chủ - nô")
Từ đó suy ra mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Người theo chủ nghĩa hiện thực dễ dàng chấp nhận những bất công hơn. Bởi theo họ kẻ mạnh là kẻ thắng, và kẻ thắng xứng đáng được hưởng những thành quả mà họ chiếm đoạt.Chúng ta thường thấy lối tư duy này ở khá nhiều người Việt. Ví như "Một kẻ làm quan cả họ được nhờ" hay "Mày lên chức đó mày cũng sẽ làm vậy thôi" ...vv
Chủ nghĩa hiện thực khi phổ quát lên những mối quan hệ quốc tế thì lại có chút đặc biệt. Người chủ nghĩa hiện thực cổ điển tin rằng quan hệ quốc tế luôn là vô chính phủ. Những cuộc chiến tranh, xung đột là tất yếu phải xảy ra khi các nước lớn thôn phệ các nước nhỏ, hoặc hai thế lực khi mất cân bằng mà xâm chiếm lợi ích nhau. Hòa bình chỉ là trạng thái cân bằng tạm thời khi đôi bên tương quan lực lượng.
Tới đây ta có thể thấy rằng những cuộc xâm lược của Mỹ, hay cuộc chiến tranh của Nga đều hoàn toàn phù hợp với quan niệm của Chủ nghĩa hiện thực. Trong một thế giới quan như vậy, những nước nhỏ tuyệt đối bất lực trước các nước lớn, khi nước lớn hoàn toàn có thể không tuân thủ bất cứ một giao ước hay ràng buộc về đạo đức nào.
Bởi vậy, khi Đại sứ Đặng Hoàng Giang phát biểu rằng đây là một "Học thuyết lỗi thời". Có lẽ đó chỉ là một mong muốn của Việt Nam vì đang đứng bên cạnh một anh hàng xóm to lớn thì đúng hơn. Trong khi chủ nghĩa dân túy và phong trào dân tộc nổi lên khắp nơi trên thế giới. Khi những người anh cả đang tưởng niệm về một đế chế vĩ đại xa xưa. Và một khi Tập đại đế hét lên rằng "Phạm ngã Hán giả, tuy viễn tất tru" (**) thì con dân Đông Lào đóng bỉm dần là vừa
(*) Melos là một hòn đảo trung lập trong cuộc chiến Athens và Sparta. Nhưng khi Athens đề nghị Melos quy hàng họ đã không đồng ý. Sau đó quân Athens đã làm cỏ gần như toàn bộ dân Melos.(**) Xâm phạm người Hán chúng ta, dù có xa cũng diệt.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất