Tổng quát mà nói, em bé sẽ thấy đó là một vật thể được gọi là “gương” (bậc 1), và trong đó có hình bóng con người (bậc 2), rồi đứa bé nhận ra đó là mình (bậc 3), và đó sẽ là mình mãi mãi (bậc 4), đến cuối đứa bé sẽ nhận thức rằng mình thấy mình trong gương thế nào thì người khác cũng sẽ thấy thế đấy (bậc 5). 
Khi nào một đứa bé nhận ra được bản thân mình trong tấm gương kia? Đến lúc mà đứa bé hình thành sự tự nhận thức, chúng sẽ phải trải qua một giai đoạn “khủng hoảng” đầu đời. Trong giai đoạn này, chúng có thể sẽ ý thức dần về “bản thân” nhưng còn tương đối lạ lẫm. Nhà sinh vật học Daniel Povinelli, trường đại học Louisiana, vào năm 2001 đã thử tái hiện lại một tình huống cụ thể khi ông cho em Jennifer 3 tuổi xem một video về chính mình đang ngồi, với miếng dán (sticker) trên trán. Rồi ông hỏi em đã thấy gì. “Đó là Jennifer. Và một miếng dán,” em nói, theo đúng video. “Mà tại sao Jennifer lại mặc áo của con vậy?” Khi nào một em bé tự nhận thức được bản thân mình? Đó là một quá trình đầy kỳ lạ và dông dài. 
Sự tự nhận thức, thật ra, trải qua nhiều giai đoạn. Mặc dù em Jennifer có thể hiểu được video đang trình chiếu gì, nhưng lại chưa nhận ra cô bé trong đó, thực tế, chính là em. Cậu nhóc John, anh trai lớn hơn vài tuổi Jennifer, đã có thể hiểu đó là hình ảnh bản thân được phản chiếu, nhưng vẫn chỉ dừng lại ở mức độ “người trong gương là mình”, chứ chưa ý thức rằng mình luôn ở “hình dạng” đó mọi lúc mọi nơi. Anh cả Jack thì đã biết mình sẽ luôn như vậy, nhưng bạn vẫn chưa hiểu vấn đề “mình thấy mình trong gương thì ba mẹ cũng sẽ thấy mình như thế”. 
Cứ như vậy, một lúc nào đó, các em cũng sẽ hoàn toàn chiếm lĩnh khái niệm “bản thân” này. Và cũng như ta mường tượng, chúng sẽ phải mất nhiều thời gian vượt qua nhiều cột mốc phức tạp, nhiều trong số đó lại chẳng được quan tâm. Rồi, khi nào em bé có nhận thức về bản thân đây?
Năm 2003, Philippe Rochat, giáo sự thuộc biên chế đại học Emory, đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng lý thuyết “Năm giai đoạn của sự tự nhận thức”, theo đó ông miêu tả quá trình em bé ý thức “mình” và ba mẹ mình là 2 chủ thể khác nhau, bắt đầu từ khi lọt lòng cho đến năm 5 tuổi. Mỗi giai đoạn đều xoay quanh bài đánh giá liên quan đến chiếc gương, vốn đã nổi lên từ thập niên 70.  Tinh tinh, cá heo và voi đều vượt qua bài kiểm tra đơn giản nhất, trước tiên ta đánh dấu một chấm nhỏ không mùi không vị lên cơ thể con vật khi chúng đang ngủ (để chúng không phát hiện ra đấy), và khi ta cho chúng thấy mình trong gương, chúng có thể ra hiệu về dấu chấm đó. Nói cách khác là các con vật này hiểu rằng có một dấu chấm trên cơ thể nó nhờ chiếc gương, đó là bước đầu giới thiệu của Philippe. Sau đó, ông xây dựng lý thuyết Năm giai đoạn dựa trên những nghiên cứu về cách mà trẻ sơ sinh và em bé mới-biết-đi (toddler) tương tác với chiếc gương, bức ảnh và video. Sau đây là những gì ông đã tìm thấy. 

Giai đoạn 1 (Lọt lòng): Đứa bé trong gương

Phản ứng cơ bản nhất trong giới động vật là đâm thẳng vào gương, mà không hiểu rằng đó là “gương”. (Hình dung thử về cảnh mấy chú chim đâm vào bức tường kính của tòa nhà cao tầng). May mắn là, đối với con người, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng ta không phải trải qua giai đoạn này, theo chữ của Rochat là Bậc 1 - “sự nhầm lẫn”. Mặc dù William James, triết gia thế kỷ 19, cho rằng trẻ sơ sinh còn “khù khờ, ú ơ, ngu ngơ”, Rochat phản biện là chúng đã có thể phân biệt đây là mình và đó thì không phải mình. Tầng cơ bản nhất của sự tự nhận thức của con người là ý thức được đây là bản thân mình. 
Giai đoạn 1 (“phân biệt”), trẻ sơ sinh nhìn vào trong gương sẽ phân biệt được thằng nhóc trong gương là 1 chủ thể bên cạnh bàn ghế làm nền, hay tổng quát là phân biệt giữa mình và môi trường. Nhưng chỉ dừng lại ở mức đó thôi. 
Rochat viết:
“Trẻ sơ sinh đã có chút chút ý thức về bản thân, ngay từ lúc lọt lòng, trẻ cho thấy mình đã xem bản thân như một chủ thể KHÁC: bên cạnh những chủ thể xung quanh.” 

Giai đoạn 2 (Hai tháng tuổi): Bắt đầu phản xạ (chưa có tư duy)

Chỉ sau 2 tháng, các bé đã đạt đến bậc 2 (“tình thế”). Chúng không không chỉ biết mình là một chủ thể khác với mọi thứ xung quanh, mà còn biết mình là một chủ thể ĐỘC LẬP so với thế giới.
Dù các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sơ sinh đã biết bắt chước biểu cảm người lớn (thuần túy phản xạ), nhưng phải đến tận 2 tháng tuổi thì bé mới hiểu cách phản ứng lại môi trường. Lấy một thực nghiệm năm 1992 làm ví dụ, họ phát hiện rằng trẻ tuổi này đã biết bắt chước khi ba mẹ thè lưỡi. Rochat viết tiếp: “Bé không chỉ hiểu cơ thể, hành động của mình khác với của ba mẹ, mà còn biết bắt chước ba mẹ”. 
Ta không cần phải nghiên cứu chuyên sâu về hành động thè lưỡi đó để công nhận là đứa trẻ đã có nhận thức tình thế. Thử hỏi các bậc cha mẹ xem: Liệu con của họ có cố với lấy mọi thứ hay không? Hành động ước đoán khoảng cách và bò đến cái bàn, cái ghế trong phòng là một dấu mốc quan trọng của sự tự nhận thức. Bạn có thể hiểu ý này là chả có đứa trẻ nào lại tìm cách khám phá thế giới nếu chúng cho rằng “ta và vật là gắn liền với nhau, không độc lập”. 

Giai đoạn 3: (18 tháng tuổi): Tự nhận thức cơ bản

Ta cần gợi nhớ về bài kiểm tra cơ bản mà tinh tinh, cá heo và voi đã làm. Từ 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi, bé đã hiểu là hình ảnh trong gương không chỉ khác so với môi trường nói chung (bậc 1), và khác so với cái bàn, cái ghế trong gương (bậc 2), mà còn hiểu “người trong gương là mình” (bậc 3 - “tự nhận dạng”). Ở độ tuổi này, bé đã biết là có gì đó bất thường trên người mình chỉ nhờ đối chiếu với ảnh qua gương. 
Ảnh: cậu nhóc chỉ tay và rờ vào tờ giấy dán (sticker) nhờ soi ảnh mình qua gương [1]
Ảnh: cậu nhóc chỉ tay và rờ vào tờ giấy dán (sticker) nhờ soi ảnh mình qua gương [1]
Điều này cũng có thể là nguyên nhân nhiều trẻ em bắt đầu phát triển ngôn ngữ từ mốc 18 tháng tuổi. Theo nhà khoa học nhận thức Elizabeth Bates năm 1990, phát triển ngôn ngữ cần:
“Khả năng nhìn nhận bản thân độc lập so với thế giới, và như một bên trong một cuộc trò chuyện”

Giai đoạn 4 (từ 2 đến 3 tuổi): Hằng định Đối tượng (Object Permanence)**

Trong vài năm tiếp theo, tâm lý sẽ phát triển theo hướng tương đối kỳ quặc, dễ thấy ở ví dụ bé Jennifer, em đã hỏi lại vì sao “mình trong gương” lại mặc áo của mình. Rochat gọi tình trạng là này song đề “tôi-nhưng-không-phải-tôi”. Trong giai đoạn này, các bé lúc thì nhìn nhận ảnh trong gương là “mình”, lúc thì nhìn nhận đó là “mình-nhưng-ở-góc-nhìn-thứ-ba”. Hơi khó hiểu nhỉ? (Cũng hơi khó tưởng tượng đấy). Để cụ thể hơn, ta hãy lấy ví dụ bé Jennifer, nếu ta hỏi con thấy trong gương, câu trả lời có thể là “con”. Nhưng, một lúc khác ta hỏi con hãy miêu tả 3 nhân vật trong gương, câu trả lời sẽ khác đi “là mẹ, ba và Jennifer”. 
Ở giai đoạn 4 (“sự hằng định”) diễn ra từ từ. Rochat đã viết:
“Trong đầu các em vẫn chưa thống nhất về khái niệm mới mẻ này, lúc thì thấy đó là chính mình, lúc thì thấy đó là một người khác đang nhìn chăm chăm vào mình.” 
**Hằng định đối tượng miêu tả khả năng nhận biết của trẻ rằng một đối tượng vẫn tồn tại sau khi hết thấy hoặc hết nghe được. Đối với trẻ sơ sinh, khi một vật thể rời khỏi tầm mắt thì các bé sẽ nghĩ rằng nó đó biến mất (hãy nghĩ đến trò Ú òa – peek-a-boo thì sẽ dễ hiểu hơn). Lớn tuổi hơn, các bé sẽ biết là sự vật vẫn tồn tại bên ngoài tầm nhìn của mình (bé càng lớn, càng ít chơi Ú òa). [2]

Giai đoạn 5 (từ 4 đến 5 tuổi): Buổi bình minh của sự tự ý thức 

Cậu bé 4 tuổi sẽ rất khác ở giai đoạn này, thường được ví như là “siêu tự nhận thức” - hay tự ý thức. Ở độ tuổi này, các em đã nhận ra rằng hình trong gương là “mình” (cấp 3),  là “mình” mãi mãi (cấp 4) và là “mình” mà mọi người đều thấy. Các em sẽ trở nên hơi nhút nhát khi bước đầu nhận ra điều này, mỗi khi gặp gương là tránh né. Các em cảm thấy bất an. 
Không chỉ trẻ em, người lớn cũng loanh quanh cấp 5. Người lớn cũng dễ bị lo lắng trước ảnh phản chiếu của mình, nhưng vì tuổi đời lâu hơn nên đã thích nghi với chuyện này. Thật vậy, nhà nhân chủng học huyền thoại Edmund Carpenter từng cho người dân bộ lạc tại Papua New Guinea thấy hình phản chiếu của mình qua gương vào năm 1975. Những người đó đã “nhảy” thẳng lên cấp độ 5 - nhưng với sự sầu não tột độ khi lần đầu tiếp cận chiếc gương. Carpenter đã viết:
“Họ chết lặng, giật mình một cái - rồi họ lấy tay che miệng và cúi đầu - đứng hình, nhìn chằm chằm vào gương, và đột nhiên dạ dày “kêu” phá bầu không khí căng thẳng.”
Tổng kết, các bé sẽ thấy đó là một vật thể được gọi là “gương” (bậc 1), và trong đó có hình bóng con người (bậc 2), rồi đứa bé nhận ra đó là mình (bậc 3), và đó sẽ là mình mãi mãi (bậc 4), đến cuối đứa bé sẽ nhận thức rằng mình thấy mình trong gương thế nào thì người khác cũng sẽ thấy thế đấy (bậc 5). 
Khủng hoảng hiện sinh đầu đời của nhóc 5 tuổi. 
Bài viết được dịch từ bài gốc “The Five Stages of Self-Awareness Explain What Babies See in the Mirror” của tác giả Joshua A. Krisch đăng trên tờ Fatherly 27/10/2021. 
Tài liệu trích dẫn: [1] Rochat P. (2003). Five levels of self-awareness as they unfold early in life. Consciousness and cognition, 12(4), 717–731. https://doi.org/10.1016/s1053-8100(03)00081-3
[2] Kendra, C. (2021, April 24). What Is Object Permanence?. Retrieved May 16, 2022, from