Trên thế giới này, ở đâu có con người thì ở đó có sự cạnh tranh, sự tranh chấp bè phái. Đặc biệt là ở các cộng đồng và tổ chức.
Thế nào là chia bè kết phái?
Là một nhóm người liên kết với nhau vì quyền lợi riêng hoặc quan điểm hẹp hòi gây chia rẽ trong nội bộ, một tổ chức. Phe phái theo cảm tính yêu ghét . Họ kết hợp với nhau vì yêu quý hoặc ghét ai (nhóm) nào đó hoặc ủng hộ, chống đối một quan điểm, ý kiến của người nào đó.
Trong công việc, phe phái kết hợp vì lợi ích riêng. Do đó phe phái chỉ có tính ngắn hạn, nhất thời, không có lý tưởng, niềm tin, kế hoạch. Nó dễ dàng bị phá vỡ cấu trúc khi cảm xúc hoặc lợi ích thay đổi.
Chia bè kết phái thường xuất hiện tại các cộng đồng hoặc tổ chức như: xã hội, doanh nghiệp, trường học,……
Bất kỳ một tổ chức nào đó đều chịu sự chi phối bởi những quy luật chung của nhóm – của đám đông. Trong hoạt động của một doanh nghiệp, khi đám đông bắt đầu tìm được tiếng nói chung cũng là lúc tiếng nói riêng của một cá nhân bắt đầu có sức hút. Lẽ đương nhiên, không phải bao giờ sức hút của một cá nhân có thể trở thành “tiêu điểm” chung của cả một nhóm hay của toàn thể đám đông. 
Từ đó, sự phân chia bắt đầu xuất hiện và hiện tượng bè phái trở thành một hệ quả tất yếu…
Trong mỗi công ty đều có hơn 2 trường phái khác nhau, đối lập về tính cách, năng lực và suy nghĩ. Theo hướng tích cực mà nói, các bè phái này tồn tại song song, cạnh tranh nhau hòa bình sẽ giúp thúc đẩy nâng cao hiệu suất công việc. Mặt khác, cũng có nhiều người lợi dụng điều đó để trục lợi cá nhân, làm tổn hại đến tinh thần làm việc chung và khiến cho môi trường làm việc bị mất đoàn kết.
Có rất nhiều lý do khiến cho người ta chia bè phái với nhau. Nhưng chủ quan mà nói, đa phần thì đều vì lợi ích cá nhân. Những xích mích nhỏ trong công việc, tư duy công việc hoặc một lý do chủ quan nào đó cũng có thể trở thành lý do. Đối với người có suy nghĩ đơn giản đều cho rằng, sống theo bè phái sẽ dễ dàng hơn là một mình.
Có lẽ hầu hết mọi người đều không thích và không muốn can dự vào những tranh chấp bè phái trong công ty. Nhưng dù bạn muốn hay không muốn, thích hay không thích, chỉ cần bạn hơi sơ ý sẽ có thể bị cuống vào vòng xoáy tranh chấp đó. Giữa các bè phái thường có tranh chấp, mâu thuẫn làm ảnh hưởng trực tiếp tới công ty, gây phiền phức cho người quản lý và người đứng đầu doanh nghiệp dẫn tới bạn có ấn tượng không tốt với quản lý và gây bất lợi cho công việc sau này. Ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến. Chưa kể, tham gia vào các bè phái nhưng mù quáng và bị động, dễ bị người khác lợi dụng, trở thành công cụ và vật hi sinh của những cuộc tranh chấp.
Khi bạn muốn tham gia bè phái để đoàn kết với 1 nhóm người. Rời khỏi đa số, chỉ thân cận với 1 vài người, tức là bạn đã tự tách rời khỏi tập thể lớn.  Nếu nhóm nhỏ chỉ đoàn kết trên cơ sở có lợi, một khi lợi ích không được đáp ứng, họ sẽ quay lưng trở mặt với bạn. Và lúc đó bạn sẽ “thân cô, thế cô”.
Dù là lý do nào chia bè phái cũng làm ảnh hưởng nhiều đến công việc của mỗi cá nhân. Còn chưa kể, nhiều người còn dùng “mưu hèn kế bẩn” để hạ gục đối phương nhưng vô tình đi sai “nước cờ” khiến cho “gậy ông đập lưng ông” vô cùng đau đớn. Xa hơn và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới cả 1 tổ chức. Hoạt động doanh nghiệp bị đình trệ, năng suất hoạt động hay chất lượng kinh doanh bị giảm sút là điều đương nhiên…
Ở những doanh nghiệp lớn, hiện tượng bè phái có thể gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Những biểu hiện đình công, bãi công, những hành vi phản  đối – phản ứng ít nhiều cũng có thể do hiện tượng bè phái chi phối.
Vậy, trong chúng ta đã từng bị rơi vào vòng xoay của các bè phái tại 1 đơn vị hay tổ chức nào đó chưa? Hãy tham gia buổi Talkshow sắp diễn ra vào ngày 8/10/2022 này để cùng lắng nghe những chia sẻ của mọi người về vấn đề này, cũng như cách tốt nhất để không bị vướng vào những cảnh Chia bè - Kết phái tại nơi làm việc, học tập hay sinh sống của mình nhé.
Link tham gia:
(Hãy tải app Onmic và tham gia nhé)