CHECK-IN CÓ GÌ SAI?!
*Bài được viết từ thời Starbucks mới mở cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội.... CHECK-IN CÓ GÌ SAI?! “Cơn sốt Starbucks vừa đổ bộ ra Hà...
*Bài được viết từ thời Starbucks mới mở cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội....
CHECK-IN CÓ GÌ SAI?!
“Cơn sốt Starbucks vừa đổ bộ ra Hà nội với 3 cửa hàng đẹp lung linh nằm tại vị trí những khu phố lớn, thu hút sự chú ý của tất cả mọi người, nhất là giới trẻ. Chẳng có gì là lạ khi thương hiệu cà phê take away nổi tiếng thế giới khi về Việt Nam tạo sóng đến thế, nhưng lại rất lạ khi việc xếp hàng dài chờ đợi mua cà phê và check-in cùng nó của các bạn trẻ lại “tạo bão” với vô vàn những bình luận trái chiều. “Xếp hàng đằng đẵng đợi mua được cốc cà phê rồi check in có thấy sang chảnh hơn không?” “Thật đáng chán cho cả một thế hệ lúc nào cũng chỉ chăm chăm “cúi mặt”…!” Có rất nhiều vấn đề được nảy sinh ra từ những bình luận đó, hay không hiểu, chúng đã có sẵn từ lâu chỉ chờ dịp để phát tác?!”
1. Check-in có gì sai?
Câu trả lời theo tôi là chẳng có gì sai cả, nó như một kiểu đánh dấu tôi đã ở đây bằng những loại phương tiện hiện đại và văn minh, đánh dấu hôm nay, ngày nào, ở đâu tôi và bạn đã có những kỉ niệm gì, đã ngồi cùng nhau, kể cho nhau ra sao, chụp được những bức ảnh đẹp như thế nào, không chịu nổi muốn share ra cho cả mọi người cùng biết. Miễn là nó đừng quá đáng, vậy thì văn hóa check-in là văn hóa chẳng có gì có thể chê trách cả. Check-in “sang chảnh”, theo tôi, cũng không sai, chúng ta chỉ sống một lần, bản thân thích tự thưởng cho mình những thứ đắt giá, và mong muốn được khoe mọi người về chúng âu cũng là một lẽ thường tình, Hà Nội có gì mới, ở đâu có gì mới, dù đắt đỏ, dù bình dân, được là những người dùng thử đầu tiên, cảm giác tất nhiên sẽ vô cùng thích. Vậy nên, những thứ quy thuộc vào bản tính con người, và nhất là trong thế giới hiện đại “hại điện” như ngày hôm nay, tôi đều cho rằng đó là một loại văn hóa mới, và nó thì cũng không sai chút nào cả.
2. Vậy nếu sai thì sai ở đâu?
Sai ở chỗ, chúng ta nhiều lúc không phân biệt được đâu là ranh giới giữa những câu cổ xúy chúng ta chỉ sống một lần, hãy hưởng thụ đi, và những gì chúng ta đang có ở thực tại. Nếu như hoàn cảnh không thể đáp ứng cho những nhu cầu muốn được trải nghiệm ở những nơi ăn tiền, đắt giá, mà chúng ta lại cứ mè nheo mọi cách để với vào trong những trải nghiệm “ăn tiền và dễ phải trả giá đắt” như vậy, thì liệu có đáng không?
Tôi có một cô em họ, học cấp 3 thôi, gia đình cũng không thuộc hàng điều kiện khá giả gì, nhưng luôn muốn được thả mình vào những nơi cao cấp, có thể vòi vĩnh xin tiền bố mẹ, vay tiền bạn bè, cốt chỉ để đánh đổi lấy vài cái ảnh chỉnh filter lung linh và dăm dòng check-in cho mạng xã hội thấy cô nàng đã ở đâu như thế nào. Tôi có hỏi, thì em tôi vẫn tỉnh bơ đưa ra lập luận sống có một lần, ai ai cũng vậy mà em không vậy, sao theo kịp thời đại, nhìn người ta cứ nô nức đua nhau update địa điểm, thừa nhận đi, ai chả muốn được giống thế?! Đứng trước những quan điểm của em, tôi không hoàn toàn phản bác, vì chúng ta suy cho cùng cũng chỉ có một tuổi trẻ để nông nổi và để…như vậy. Nhưng em ơi, em sống chỉ một lần, và bố mẹ em cũng sống chỉ một lần để lo cho em, em có thể đợi vài năm nữa khi cánh đã mọc đủ vững chắc, khi có thể tự chi trả cho những sở thích nhu cầu của mình để ra ngoài kia cũng chưa muộn, nhưng đừng vắt thêm những giọt mồ hôi từ ba mẹ mình để có được những thứ hời hợt ngoài kia nữa.
Rồi thời đại gì mà gặp nhau, người ta cắm mặt vào điện thoại còn nhiều hơn cả trò chuyện, có phải vì sợ ánh mắt sẽ nói lên những ngại ngần do bấy lâu không tiếp xúc, có phải vì qua màn hình điện thoại đã trót huyên thuyên quá nhiều quá lâu để giờ thấy nhau rồi lại thành ra thừa thãi, chẳng cần?! Tôi vẫn tự nhủ rằng, miễn là đừng đi quá xa, thì văn hóa check-in này cũng chẳng có gì là tồi tệ cả… Miễn là khi gặp mặt nhau đừng ai cũng chúi đầu chăm chú vào các loại màn hình trước mắt, bao nhiêu cốc nước bưng ra là bấy nhiêu cái ống kính chĩa vào chụp ảnh lia lịa, rồi bận chỉnh sửa tung tóe, bận up lên, bận đợi like, bận trả lời comment “bạn ảo” mà quên mất trước mặt chính là bạn mình bằng xương bằng thịt, miễn là một ngày đừng có trăm cái status khoe tôi đã ở đâu, và nơi đó thì đắt đỏ như thế nào. Miễn là những đồng tiền chúng ta bỏ ra là những đồng tiền xứng đáng, không phải là những đồng tiền mồ hôi nước mắt của ba mẹ hi sinh vô nghĩa cho sự đua đòi “sang chảnh” chẳng hề dẫn tới đâu.
Rồi thời đại gì mà gặp nhau, người ta cắm mặt vào điện thoại còn nhiều hơn cả trò chuyện, có phải vì sợ ánh mắt sẽ nói lên những ngại ngần do bấy lâu không tiếp xúc, có phải vì qua màn hình điện thoại đã trót huyên thuyên quá nhiều quá lâu để giờ thấy nhau rồi lại thành ra thừa thãi, chẳng cần?! Tôi vẫn tự nhủ rằng, miễn là đừng đi quá xa, thì văn hóa check-in này cũng chẳng có gì là tồi tệ cả… Miễn là khi gặp mặt nhau đừng ai cũng chúi đầu chăm chú vào các loại màn hình trước mắt, bao nhiêu cốc nước bưng ra là bấy nhiêu cái ống kính chĩa vào chụp ảnh lia lịa, rồi bận chỉnh sửa tung tóe, bận up lên, bận đợi like, bận trả lời comment “bạn ảo” mà quên mất trước mặt chính là bạn mình bằng xương bằng thịt, miễn là một ngày đừng có trăm cái status khoe tôi đã ở đâu, và nơi đó thì đắt đỏ như thế nào. Miễn là những đồng tiền chúng ta bỏ ra là những đồng tiền xứng đáng, không phải là những đồng tiền mồ hôi nước mắt của ba mẹ hi sinh vô nghĩa cho sự đua đòi “sang chảnh” chẳng hề dẫn tới đâu.
3. Luôn có một khoảng cách giữa “thử cho biết” và “đòi được biết”:
“Thử cho biết” là khi ta tò mò, nghe cái danh thương hiệu đã lâu, thong thả đến, thong thả chờ đợi, cốt chỉ để thường thức, xem nó đặc biệt thế nào, khác lạ ra sao, cho nó thành một trải nghiệm mới. Không đặt nặng check-in, check-out, không đặt nặng chuyện phải hô to cho cả thế giới cùng biết tôi đã ở đây; tôi, đơn giản chỉ là muốn thử-cho- biết mà thôi. Nhưng “đòi được biết” thì lại khác, tôi không muốn dùng từ “đua đòi” vì như vậy nghe thật nặng nề, và cứ không đúng sao sao ấy, tôi tin rằng giới trẻ ngày nay vẫn còn đủ “tỉnh” để nhận thức được đâu là từ khóa đúng dành cho họ, vậy nên tôi nghĩ rằng “đòi được biết” sẽ hợp lý hơn, cố gắng với tới những thứ không đáng, cố biết những thứ nếu mất đi có khi còn…tăng thêm tiền ăn sáng của bản thân chứ chẳng phải không ảnh hưởng tới ai; “Đòi được biết” là khi cốc cà phê nguội ngắt rồi mà chẳng ai thèm ngó ngàng tới vì còn mải up ảnh lên mạng xã hội, là khi chỉ cần đến đó thôi, để Foursquare, để Facebook, chứ những giá trị mà nơi đó mang lại thì có khi cũng chẳng ai thèm để ý, chẳng ai thèm quan tâm. Ta, bằng được, “kiếm tiền” để đi; ta, bằng được, phải đi; ta, bằng được, cho rằng những thứ này là lớn lao, nhưng thực chất chỉ là những thứ hư ảo phù phiếm…
4. Hãy để check-in/check-in “sang chảnh” là một loại văn hóa lành mạnh!
Bạn còn trẻ, bạn có quyền thông cáo tới bạn bè và tất cả mọi người rằng bạn đang ở đâu, bạn có quyền mong muốn được thử và thả mình vào những nơi đắt đỏ và cao cấp. Nhưng bạn cũng còn trẻ, bạn đừng quá đặt nặng những vấn đề đó lên trên đầu, đừng spam newsfeed của bạn bè bằng hàng tá những câu check-in nhạt nhòa hay cả trăm bức ảnh một màu nhàm đến phát sợ; Phía trước bạn là cả một bầu trời dài rộng để tung hoành, hãy cứ cố gắng phấn đấu và nỗ lực thật nhiều, để rồi thỉnh thoảng lại tự thưởng cho mình những gì cao cấp, như thế mới biến mọi thứ trở nên đáng giá hơn gấp bội, như thế cũng sẽ khiến bạn “đắt giá” hơn thật nhiều và đem trả lại những bình luận lành mạnh cho văn hóa check-in! Tôi nghĩ rằng bạn làm được, tôi nghĩ rằng, ai cũng sẽ làm được, vì như đã nói ở trên, có những thứ mất đi, có những thói quen mất đi, đôi khi còn làm …tăng thêm tiền ăn sáng hằng ngày cho bạn đó !
Ngọc Anh (Na)
Xin hãy ghé thăm Na tại:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất