CHẾ ĐỊNH XÁC LẬP HỢP ĐỒNG - PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT CỘNG HOÀ PHÁP
Lần đầu tiên xuất hiện ở La Mã vào khoảng thế kỷ V-IV trước công nguyên với cái tên “contractus” (phát sinh từ động từ contrahere nghĩa là “ràng buộc”)
Kể từ lần đầu tiên xuất hiện ở La Mã vào khoảng thế kỷ V-IV trước công nguyên với cái tên “contractus” (phát sinh từ động từ contrahere nghĩa là “ràng buộc”) nhân loại đã được biết đến với một trong những chế định quan trọng bậc nhất của xã hội nói chung và nền tảng luật tư nói riêng mà chúng ta thường gọi nó với cái tên “hợp đồng”. Đúng với cái nguồn gốc phát sinh ra nó, hợp đồng ràng buộc sự tự do thể hiện ý chí của các bên lại với nhau để cùng vì một mục đích chung, là trở nên tốt hơn.
Danton có mười sọt táo trong kho, và cả nhà ông ấy chỉ có thể ăn hết 2 sọt, trong thời gian ăn hết 2 sọt đó, 8 sọt còn lại sẽ bị hỏng bởi nấm mốc, chuột hay sâu bọ. Tất nhiên là Danton có thể bỏ chúng vào thùng, lên mem trở thành thứ bia rượu hảo hạng nhưng như thế sẽ tốn thêm công sức, thời gian mà ông phải dùng để chăm cho ruộng lúa mới trổ bông. Thế là Danton nảy ra một ý tưởng là mang sang ngôi làng ở gần đó để trao đổi với mọi người. Sau buổi hôm đó, Danton mang về một con gà và 3 bao thóc, số lương thực đủ để gia đình Danton tiếp tục no đủ trong 2 tuần nữa và quan trọng, có thể để lưu trữ tốt hơn là 8 sọt táo. Người chấp nhận 1 con gà và 3 bao thóc là Lucky Luke – ông chủ ở trang trại kế bên, vừa nhận ra dưới hầm đã hết rượu táo.
Sự trao đổi trên giữa Danton và Lucky Luke đã ràng buộc sự tư do ý chí của họ với nhau. Danton đã từ bỏ mọi quyền với 8 sọt táo của mình để chuyển nó lại cho L.Luke. Và ở chiều ngược lại, L.Luke đã trao mọi quyền với chú gà của mình cùng 3 bao thóc cho Danton. Cả hai bị “ràng buộc” với nhau bởi một cái bắt tay thể hiện sự xác nhận của một thoả thuận, mà tại thời kỳ đó chúng ta gọi là một khế ước xã hội. Điều quan trọng là cả hai thực sự đã tốt hơn, Danton đã xử lý được 8 sọt táo mà nếu để lại sẽ bị hỏng trong 2 tuần còn L.Luke đã có nguyên liệu để sản xuất những thùng rượu thượng hạng.
Mùa hè năm sau đó, Danton và L.Luke gặp lại nhau. Trên xe hàng của Danton vẫn có 8 sọt táo và lần này có thêm cả 1 bao tải gừng tươi – thứ gia vị quý giá giúp xua tan đi phần nào sự lạnh giá của mùa đông sắp tới. Danton vui vẻ khi gặp L.Luke.
- Tám sọt táo như đã hứa và thêm một bao gừng tươi xứ Rivea.
L.Luke mỉm cười, tung về phía Danton một đồng bạc trắng và nói:
- Tôi sẽ đưa anh một danh sách các thực phẩm cần thiết cho nhà bếp của tôi. Hãy mang những gì anh có đến đó vào trước mỗi mùa đông, đảm bảo là anh sẽ nhận được một khoản hậu hĩnh, và đổi lại tôi phải có những nguyên liệu tốt nhất.
Vậy là, từ một thoả thuận đơn nhất giữa 8 sọt táo với 1 con gà và 3 bao thóc, Danton và L.Luke đã giao kết một thoả thuận lâu dài với nhau qua từng năm – trước mỗi mùa đông ở xứ Wales lạnh giá.
Nhiều năm sau đó là thời kỳ tăm tối của châu Âu khi chịu sự thống trị của Cái chết đen. Hơn 20 triệu người đã bỏ mạng, lương thực thiếu hụt trầm trọng, tình hình vệ sinh trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết bởi những người còn sống cũng không còn sức để dọn những xác chết tràn lan trên đường. Danton lúc này đã trở nên già yếu, ông nhờ con trai của mình là Danton II tiếp tục mang những nông sản còn sót lại trong gia đình đến trang trại của L.Luke, chỉ mong đổi lấy chút ngũ cốc cầm hơi cho cả nhà.
Tới nơi, Luke chào đón Danton II với một nụ cười bóng nhẫy mỡ lợn. Hắn nói:
- Thoả thuận giữa ta và cha ngươi không hề nhắc đến việc uỷ quyền cho người làm việc thay hắn. Nhưng vì sự bao dung của mình, ta sẽ nhận chút nông sản ít ỏi của nhà ngươi. Đổi lại, người phải ở lại đây làm nô bộc cho gia đình ta. Nếu ngươi đồng ý, người của ta sẽ mang 4 bao gạo đến đủ cho cả nhà người sống sót qua mùa đông tới.
Và chúa sẽ kể câu chuyện tiếp theo giữa Danton và L.Luke.
Chưa dừng lại ở đây, nhưng ta có thể thấy, cái cội nguồn của hợp đồng gần nhất với cuộc sống mỗi chúng ta, nhưng cũng không ngừng biến hoá ra muôn hình vạn trạng qua từng khoảng thời gian.
Bởi vậy, nhất thiết cần có sự nghiên cứu, phân tích đánh giá và tổng hợp một cách có hệ thống tất tần tật những nội dung trên. Với những tinh hoa của hoạt động nghiên cứu này, chúng ta đưa nó vào một cái tên mỹ miều – Chế định xác lập hợp đồng.
I. Các học thuyết cơ bản về xác lập hợp đồng
1.1. Khi nào thì một lời đề xuất được xác định là một đề nghị giao kết hợp đồng?
a) Căn cứ theo pháp luật Việt Nam
Tại Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 386. Đề nghị giao kết hợp đồng
1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
2. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.”
Tất nhiên, việc phân tích độc lập một vài điều luật trong một chỉnh thể thống nhất không tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên, khi mang từng câu chữ trong các quy định này ra mổ xẻ, chúng ta lại thấy có những khiếm khuyết nghiêm trọng, tiềm ẩn rủi ro trong việc giải thích và áp dụng luật.
Cấu trúc tại khoản 1 tạm được hiểu như sau:
Như vậy, mặc dù mục tiêu đề nghị giao kết của Bên đề nghị hướng đến một hoặc một số chủ thể rõ ràng; Tuy nhiên, việc thể hiện ra ý định và chịu sự ràng buộc lại chưa xác định đầu còn lại một cách rõ ràng.
Lấy ví dụ, anh H có một cái xe máy cũ, muốn bán nó đi để lấy tiền nâng cấp lên xe Vision 2022 – bản Mùa này tăng giá. Trên thị trường lúc này, ngoài anh K đang có nhu cầu mua xe ra còn ông B, C, D cũng đang tìm kiếm cho mình một phương thiện đi lại. Lúc này, có 2 tình huống có thể xảy ra:
- Trường hợp 1: H đề nghị bán xe cho anh K. Trường hợp tương đối đơn giản khi chỉ có H và K ở hai đầu của giao kết. Câu chuyện sẽ là các bên không ngừng thương thảo cho đến khi có thể chốt với nhau một con số về giá và các điều khoản bổ sung khác. Tuy nhiên, có 2 vấn đề phát sinh theo sau đó: Một là H và K sẽ luôn muốn tìm được một người khác, với mức deal có lợi cho mình hơn ( H muốn một người chịu mua xe với giá cao hơn và K muốn một chiếc xe tốt hơn hoặc một cái giá rẻ hơn). Bởi vậy, thực tế H và K sẽ đều mở rộng tập đối tác của mình hơn để tìm kiếm cơ hội khác hấp dẫn hơn. Một trong số đó là trường hợp 2.
- Trường hợp 2: H đề nghị bán xe trên thị trường chung, thông báo được gửi đến đồng thời cả K và B, C, D. Lúc này, giả sử K, B, C, D đều đồng ý với mức giá đó (ai không thích có thể ra khỏi thị trường của H) các bên bắt đầu tranh chấp với nhau về việc H thực sự giao kết với ai và ai sẽ là người được phép giao dịch với H để lấy chiếc Vision. Bởi vậy, chúng ta đưa ra những tiêu chí để một trong số những người đó được hưởng đặc quyền duy nhất này. Điều đó có thể căn cứ vào người đồng ý sớm nhất, người trả giá cao nhất hay người có quan hệ họ hàng gần với H nhất,… . Chung quy lại, khoản 1 Điều 386 đã đưa ra một quy tắc, rồi bỏ mặc các bên tự định hình. Phù hợp với tính thần và mục tiêu mà các nhà lập pháp đã đưa ra từ dự thảo trước đó .
Ở khoản 2, việc chỉ quy định trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời mà không quy định trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng không nêu rõ thời hạn trả lời sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau. Cùng thử suy luận để loại trừ một trong số các trường hợp đó:
- Thứ nhất, không tồn tại thời hạn cho bên nhận. Điều này đồng nghĩa với việc bên nhận chỉ có thời gian để nói có hoặc không, không kịp đến cả việc suy nghĩ, cân nhắt thiệt hơn trước khi đưa ra một phản hồi phải trả lời ngay cho bên đề nghị. Điều này xem chừng quá bất công cho bên nhận đề nghị và thực tế hiếm khi xảy ra trong những giao dịch ngang hàng.
- Thứ hai, bên đề nghị không đưa ra một khoảng thời gian hợp lý thì luật pháp sẽ quy định một khoảng thời hạn hợp lý cho việc đó. Điều này không tồn tại trên thực tế tính đến thời điểm hiện tại và cũng rất khó có thể xác định khoảng thời gian hợp lý trên để làm căn cứ áp dụng.
Về nội dung xác định khoảng thời gian hợp lý, chúng ta chắc hẳn sẽ luôn băn khoăn xác định Như thế nào là khoảng thời gian hợp lý? Thời gian hợp lý của H khác gì so với thời gian hợp lý của K trong trường hợp K là người được nhận quyền mua chiếc xe và với thời gian hơp lý của cả K và B, C, D trong lúc họ đang thảo luận về quyền ưu tiên? Có hai cách để xác định điều này: Một là H độc lập đưa ra kèm lời mời đề nghị giao kết hợp đồng mua bán chiếc xe, hai là để mặc cho đến khi các bên kéo nhau và toà và để cho thẩm phán M và các Hội thẩm làm việc đó – xác định khoảng thời gian hợp lý. Cách thứ nhất đề cao sự tự do ý chí, nhưng cũng vô hình chung không tồn tại động lực đẩy các bên phải quy định về nó; cách thứ hai đảm bảo một khung pháp lý rõ ràng và sẽ tạo thành án lệ đặc trưng cho các tranh chấp tiềm ẩn sau này. Nhưng sự xen vào của một cơ quan tài phán, có chăng sẽ làm hạn chế quyền tự định đoạt của các bên.
- Như vậy, điều này chỉ có thể được hiểu là ràng buộc về đề nghị là vĩnh viễn. Nếu quả thực như vậy, thì điều này không hợp lý bởi hàng loạt sự kiện có thể xảy ra trong thời gian chờ bên nhận đề nghị phản hồi. Chủ thể không còn tồn tại – ông H đã bị ốm không còn đủ tính táo, mục đích giao kết không còn – chiếc xe được gia đình ông H dùng làm phương tiện thay nhau đến chăm sóc cho ông, đối tượng của giao kết đã thay đổi đặc tính – chiến Vision sáng loáng ngày nào giờ lăn lê ngoài đường trở nên bụi bặm, bẩn thỉu,… Bởi vậy, việc giới hạn nghĩa vụ nên được đặt ra cho trường hợp mà bên đề nghị không may quên mất việc đó.
b) Căn cứ theo pháp luật Cộng hoà Pháp:
Chế định hợp đồng được quy định tại Thiên III. HỢP ĐỒNG HAY NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG NÓI CHUNG thuộc Quyển 3.CÁC PHƯƠNG THỨC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU của Bộ luật Dân sự Cộng hoà Pháp .
Theo đó, hợp đồng được xác lập và có hiệu lực khi đáp ứng đủ 04 điều kiện chủ yếu sau đây:
- Có sự thoả thuận của các bên cam kết;
- Có năng lực giao kết hợp đồng;
- Sự cam kết có đối tượng xác thực;
- Nghĩa vụ có căn cứ hợp pháp.
Như vậy, các quy định của Pháp đã đưa ra được các yêu cầu sau: Tự do ý chí, Năng lực chủ thể, Đối tượng xác thực và căn cứ pháp lý. Theo hướng tạo ra một khung pháp lý chung cho các thoả thuận để được xác định là đáp ứng điều kiện xác lập hợp đồng. Điều này làm phát sinh các yêu cầu mới cho kỹ thuật lập pháp.
Đơn cử như ở điều kiện thứ nhất: Có sự thoả thuận của các bên cam kết. Tuy nhiên, sự thoả thuận được xác nhận như thế nào?
Có thể thấy, theo luồng vận hành tư duy như ở trên, có từ 5-6 điểm có thể được xác định là thời điểm xác lập hợp đồng. Chưa kể ở giữa 2 điểm sẽ là một khoảng thời gian hợp lý. Như vậy, sẽ rất khó để xác định một điểm trung gian giữa các Bên trong từng trường hợp cụ thể, bời điểu này phụ thuộc vào tự do ý chí của các bên trong mỗi trường hợp. Điểm mà các nhà lập pháp chọn cũng sẽ mang tính tương đối cho từng trường hợp cụ thể nhưng sẽ nghiêng về phía bảo vệ bên đề nghị hoặc bên nhận đề nghị giao kết.
1.2. Phân biệt đề nghị giao kết hợp đồng với lời mời thương thảo hợp đồng?
II. Một số án lệ tiêu biểu
2.1. Tranh chấp về trách nhiệm bồi thường của Công ty bảo hiểm liên quan đến việc xác lập hợp đồng.
Ngày 20/12/2011, Công ty Bảo hiểm PJICO Đồng Nike đã gửi cho Công ty Chung Kuo (Sau gọi tắt là Công ty Chung Của) bản báo giá chi tiết nội dung đơn bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt bao gồm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và bảo hiểm gián đoạc kinh doanh để Công ty Chung Kua dịch sáng tiếng Trung và gửi cho Công ty Huada Furniture (Sau gọi tắt là Công ty Huada). Cũng trong ngày hôm đó, Công ty Huada chấp nhận và fax lại cho Công ty Chung Của.
Ngày 26/12/1011, Công ty Bảo hiểm PJICO Đồng Nike phát hành Hợp đồng bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt bao gồm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và bảo hiểm gián đoạn kinh doanh số 11/DNI/TSKT/3110/168 và các giấy tờ liên quan.
Nhưng, Huada chưa ký vì còn bận kháng chiến chống dịch chân tay miệng ở trẻ con và cứu lũ ở Đồng Bằng Sông Nine Long.
Thế là điều gì chưa chắc đến thì nó lại đến, ngày 12/01/2012, xảy ra vụ cháy nhà xưởng, máy móc thiết bị và tài sản khác tại Công ty Huada, nguyên nhân là do chập điện gây cháy hệt như thông báo của CAH Cẩm Giàng.
Huada đã thanh toán tiền bảo hiểm rồi nhưng đến lúc đó vẫn chưa ký hợp đồng :v :v Còn Công ty bảo hiểm thì nhận tiền rồi nhưng nại lý do chưa ký hợp đồng và không bồi thường thiệt hại.
Vụ việc đã phải thực hiện tới thủ tục Giám đốc thẩm và chốt lại rằng: “Tòa án nhân dân tối cao công nhận có sự tồn tại của hợp đồng bảo hiểm giữa bên mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm do việc bên mua đã thanh toán đầy đủ tiền phí bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm mặc dù bên mua bảo hiểm đã không ký vào hợp đồng bảo hiểm.”
Tuy nhiên, câu chuyện khi thực hiện thủ tục thi hành án vẫn còn khiến chúng ta hoài nghi về chức năng này.
2.2. Giao kết hợp đồng trên nền tảng thương mại điện tử.
Trước đây, Công ước NewYork 1958 quy định thoả thuận bằng văn bản bao gồm điều khoản trọng tài trong một hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài được các bên ký kết hoặc được ghi trong thư tín trao đổi. Sau đó, Luật Mẫu UNCITRAL 1985 được sửa đổi bổ sung vào năm 2006 về Trọng tài thương mại quốc tế, theo đó, ngoài thỏa thuận trọng tài bằng văn bản dưới dạng một điều khoản của hợp đồng hoặc một thỏa thuận riêng, phương tiện điện tử cũng được ghi nhận giá trị pháp lý.
Cùng với sự bùng nổ của mạng internet, nhu cầu giao kết hợp đồng trên phạm vi lớn được đưa lên. Giống như ở ví dụ bán xe của H, nhưng lần này là hàng triệu chiếc i10 trên phạm vi toàn thế giới. Việc chi nguồn lực cho nhân viên gặp từng khách hàng, tư vấn về từng mẫu sản phẩm và nhận về rủi ro 50-50 trong việc chốt đơn là điều rủi ro cao ngang với cả chi phí phải bỏ ra. Vậy là, các kỹ thuật viên, theo yêu cầu của Giám đốc kinh doanh đã đẩy toàn bộ các điều khoản về thoả thuận, dịch vụ của công ty mình lên trang website của công ty. Khái niệm Browse-wrap ra đời. Mọi người được tự do đăng nhập trang web, tìm hiểu thông tin, lựa chọn các mẫu xe và thậm chí, đặt mua xe trên web-site của công ty TNHH H-car. Như vậy, chi phí cho nhân sự đi tư vấn, chạy KPI giảm đi khoảng 70%. Phần còn lại phục vụ cho khách đến cửa hàng, cụ ông cụ bà gặp khó khăn trong việc lướt mạng và thanh toán online. Tuy nhiên, vẫn như vấn đề đã đặt ra ở trên, việc thương thảo dường như không có, và luồng vận hành quy trình trở nên 1 chiều.
Tuy nhiên, các rắc rối bắt đầu phát sinh với những trường hợp H-car phải đối mặt khi xảy ra mẫu thuẫn giữa các tệp khách hàng, khách hàng trên web mới bỏ vào giỏ, chưa thanh toán trong khi chiếc xe đó đang được sale tại showroom, kết quả là vị khách hàng khó chịu và phản hồi về việc H-Car làm mất đi cơ hội được mua xe và yêu cầu phải bồi thường. Phần lớn các nền pháp luật thời đó quy định “Sự im lặng không được cho là đồng ý” như vậy, việc đơn thuần chỉ là bỏ vào giỏ hàng của vị khách kia sẽ không được tính là đã giao kết hợp đồng. Khái niệm Click-wrap ra đời. Mọi giao dịch trở nên suôn sẻ hơn vì vị khách phải click vào tôi đồng ý mua hàng, chọn phương thức thanh toán và một loại các thủ tục khác để giao kết hợp đồng được thực hiện. Sau đó, một số vấn đề cũng đặt ra như tính định danh của các yêu cầu, tính xác thực tại thời điểm ghi nhận hoàn thành xác lập hợp đồng,…
Hiện nay, Luật giao dịch điện tử ở Việt Nam yêu cầu các giao dịch này phải được ký bởi Chữ ký số, nhằm thể hiện sự xác nhận của các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng. Và sẽ có hàng ngàn khả năng có thể xảy ra trong tương lại tới.
Lời kết,
Bài tiểu luận trong một khoản thời gian hạn chế không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự chỉ bảo, hướng dẫn từ thầy cô để người viết có cơ hội bổ sung, chỉnh sửa cho tốt hơn.
Trân trọng cảm ơn ./.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất