Đây là một bài viết mà tôi dựa vào kiến thức vốn có kết hợp những học hỏi ở một số nơi .Nếu các bạn thấy lời văn và tư duy còn quá non nớt thì mong các bạn góp ý ,vì tôi cũng chỉ là một thằng nhóc 15 tuổi sắp bước vào kì thi áp lực nhất trong quãng đời học sinh thôi.Mong các bạn đọc hết!

1,Ảnh hưởng từ chế độ cũ
Chắc các bạn cũng biết tôi nhắc đến gì rồi .Thời bao cấp ,một giai đoạn lịch sử ở Việt Nam khi đất nước chúng ta vừa giành lại độc lập ,thống nhất đất nước ,mọi vật đều thiếu thốn,lương thực phẩm khan hiếm và các tầng lớp quan chức luôn phân biệt rõ với tầng lớp nông dân , cũng trong thời kì này, sự đấu đá nhau trong xã hội trở nên rất gay nó gắt , mục đích là để có một chân nào đó vào bộ máy nhà nước ,hay nói trắng ra là để có được địa vị cao , để có được cái hãnh diện và vinh dự cho gia đình. Các bậc phụ huynh thời nay vẫn còn giữ ý nghĩ thời bao cấp ,cái thời mà sự đấu đá luôn đặt lên hàng đầu và luôn bắt con cái vùi đầu vào học ,thành tài , được xã hội biết đến và ca tụng . Họ không hề nghĩ đến cảm giác con cái mà chỉ muốn có một cái danh là : " A! Bà A ,ông B là bố mẹ của cậu C đang làm chủ tịch ubnd huyện D,hẳn là ông bà tài giỏi lắm mới nuôi được đứa con thành tài như vậy". Các tư duy đó đã lỗi thời khi trong xã hội hiện tại , con trẻ luôn coi chuyện học và niềm vui đi song song với nhau , sự đoàn kết nắm vai trò rất quan trọng trong việc học của trẻ , các bậc phụ huynh thì không quan trọng điều đó ,thậm chí còn nghĩ nó sẽ làm giảm cơ hội trở nên thành đạt của con mình . Những mâu thuẫn giữa các lý tưởng của thời bao cấp và thế kỉ 21 như trên đã khiến cho 2 thế hệ cha mẹ và con cái trong gia đình ngày càng xa cách.

2,Không có thời gian dành cho con cái
Một điều đang hiện hữu rất phổ biến hiện nay là cha mẹ không có thời gian dành sự quan tâm cho con cái. Thực tế cho thấy với các gia đình không có lượng kinh tế đủ ,thời gian mà cha mẹ dành cho con cái có rất ít hoặc nếu không muốn nói là hầu như không ,với các gia đình đã có đủ kinh tế thì vẫn có khá ít gia đình dành thời gian để thấu hiểu con cái mà họ thường cố gắng nỗ lực để duy trì mức kinh tế ổn định cho gia đình với ý nghĩ rằng:" mình làm thế này để có thể duy trì thu nhập ổn định trong cái xã hội đầy biến động này ,con cái sẽ có được cuộc sống sung túc và trở nên vui vẻ ,hạnh phúc".Họ đã lầm , họ dành quá nhiều thời gian cho công việc và quên mất con cái .Giả dụ có một ngày đứa con của bạn đột ngột qua đời ,bạn có đưa được những đồng tiền vô ích kia theo con bạn không?

3,Sự so sánh giữa các thế hệ
Một vấn đề không quá mới với mọi cuộc nói chuyện trong gia đình! Bạn chắc chắn hoặc ít nhất thì đã trải qua hoặc được nghe những lời như là:
- Ngày xưa tao vừa gánh nước vừa bán rau ,vừa học bài , tao giúp cha giúp mẹ cả ngày mà tao vẫn học tốt thôi.
Hay là :
-Chúng mày nay sướng quá hoá rồ à ,mày có biết ngày xưa tao abcxyz..v.v... mà vẫn học giỏi không .
Tôi biết có rất nhiều người khó chịu về sự so sánh vô lý này ,trong đó có cả tôi. Các bạn chắc chắn sẽ có nhiều lý lẽ khác nhau để giải thích lại với cha mẹ nhưng tôi nghĩ chung quy lại sẽ có lý do chung như thế này . Nếu cha mẹ đã có thể so sánh về các hành động, những gì cha mẹ thấy và cho là sự lười nhác ,làm biếng của con trẻ ,vậy xin cha mẹ hãy so sánh cả thời đại , hoàn cảnh và khối lượng kiến thức quá chênh lệch giữa ngày xưa mà cha mẹ hay nói với ngày nay mà chúng con đang sống . Nó quá là chênh lệch . Tôi nói thử nhé :ngày xưa , khối lượng kiến thức ít thời gian học tập và khối lượng bài tập cũng không nhiều như nay, một đứa trẻ bây giờ thì chúng phải học ngày học đêm để vào được những trường tốt ,làm rất nhiều bài tập để có thể nắm vững được lượng kiến thức siêu to khổng lồ mà cha mẹ cho là cỏn con kia , thậm chí còn lớp 1 còn phải thi để được học ,vậy mà các bậc phụ huynh vẫn có thể so sánh sưa và nay một cách dễ dàng vậy sao . Bảo sao con cái bây giờ không mấy ai muốn chia sẻ chuyện học với cha mẹ vì chỉ thêm đau đầu về những cách so sánh oái oăm kia mà thôi.

4,Sự bất đồng quan điểm
Lại một vấn đề phổ biến nữa trong những mối quan hệ phụ-tử.
Các bạn cũng sẽ khá là quen với các tình huống như là
+ Bạn nêu ra một luận điểm và suy nghĩ của mình mà trái với suy nghĩ cha mẹ và nhận được câu nói : " tao đẻ ra mày ,mày đừng có cãi " .
+ Hay một tình huống nhẹ hơn như là bạn nêu ra suy nghĩ , cha mẹ không đồng tình với ý kiến đó và phớt lờ và cho rằng đó là sai lầm . Tôi cá rằng tất cả những điều ấy khiến bạn rất khó chịu , cha mẹ thường không quan tâm đến sự bất đồng quan điểm kia và gần như luôn cho mình là đúng . Nó như là một dạng đơn giản hoá của chủ nghĩa cá nhân trong quy mô gia đình mà tôi sẽ nói ở mục sau . Các bậc phụ mẫu càng phớt lờ hoặc phủ định ý kiến của con trẻ thì những đứa nhóc này sẽ dần dần nghĩ mình không bao giờ nên nói ra ý kiến vì đằng nào nó chả sai ,đúng không ? Nó như một bức tường ngăn cách sự tự nhiên giữa con cái và các bậc phụ huynh.
5,Chủ nghĩa cá nhân và sự không tôn trọng lời nói của con cái
Sự bất đồng quan điểm cùng chủ nghĩ cá nhân và sự không tôn trọng lời nói của con cái có sự liên quan mật thiết đến nhau
Chủ nghĩa cá nhân hiểu đơn giản là sự tự đề cao vị trí của mình hơn so với thực tế ,trong quy mô gia đình ,ta có thể xem nó là cho ý kiến của mình là quan trọng nhất và ý kiến của người khác thì chỉ là tượng trưng .
Chủ nghĩa cá nhân khiến cha mẹ luôn tin vào luận điểm ,suy nghĩ của mình khiến bất đồng quan điểm giữa cha mẹ và con cái , từ đó ,sự không tôn trọng ý kiến ,lời nói của con cái bắt đầu hình thành. Để tôi cho bạn một ví dụ nhé:
• Gần đây ,cậu đang quyết tâm học để chuẩn bị cho một cuộc thi lớn . Khi ôn luyện , cậu cần dùng rất nhiều đến điện thoại và máy tính ,chỉ vì cha cậu đã thấy rất nhiều kẻ nghiện game từ điện thoại và máy tính mà luôn nói rằng cậu suốt ngày chơi .Cậu đã giải thích khản cả cổ nhưng cha cậu luôn gạt phắt đi và nói rằng:" mày chỉ cãi là giỏi thôi".
Các bạn thấy sao về ví dụ này ,rất khó chịu nhỉ ? Người cha ở đây đã có một quan điểm quá đỗi lạc hậu là dính đến điện tử là chỉ có NGHIỆN và không tôn trọng ý kiến của người con .Các bậc phụ huynh sẽ khiến con rất khó chịu và trở nên xa cách hơn khi có những ý nghĩ và hành động như vậy.
*Mong các bậc phụ huynh đọc được sẽ có một chút thay đổi nào đó để có thể gần gũi với con cái hơn.