CBA LÀ CÁI QUÁI GÌ VẬY?
Nguồn: Internet
Mỗi ngày trôi qua, có khi là mỗi giờ trôi qua; bạn phải đứng giữa những lựa chọn, băn khoăn và không biết phải làm gì cho “đúng”? Vậy đọc hết bài viết này có thể bạn sẽ tìm được câu trả lời “đúng” ở đây là gì? Nhưng tôi cũng không khuyến khích bạn đọc vì bạn sẽ mất đi vài phút cuộc đời.
1. Vậy CBA là cái quái gì? CBA (Cost-Benefit Analysis) tên thuần Việt là Phân tích Chi phí và Lợi ích. Đây là công cụ rất hữu ích, đồng thời cũng là môn học cho đến thời điểm hiện tại, tôi không còn phải học môn nào trên giảng đường đại học nữa, đó là môn tôi cho là tôi áp dụng vào thực tế nhiều nhất. Trước đây đến ngay cả ăn cơm hay ăn phở cho một bữa trưa ngoài phố cũng ngốn của tôi đến hàng chục phút. Nhưng giờ ngay đến việc có dừng học hay không sau cả quá trình cố gắng tôi chỉ quyết định sau vài cái nhíu mày. Tôi không nói quyết định đó “đúng” nhưng đã đỡ mất thời gian ngồi phân tích hơn rất nhiều. Về lý thuyết kinh tế mà nói, khi áp dụng công cụ phân tích CBA, mọi thứ đều quy ra tiền (ngay cả mạng sống con người). Lợi ích trừ chi phí (B – C = ?) sẽ ra lợi ích ròng (NB); nếu NB>0, phương án khả thi; ngược lại NB<0 phương án không khả thi. Trong trường hợp có nhiều NB và không cùng 1 thời điểm ta đưa NB về cùng 1 thời điểm, gọi là thời điểm hiện tại (PV); lấy tổng các PV ta được giá trị hiện tại ròng (NPV)(PV phải cùng đơn vị). Để đưa ra quyết định ta cũng so sánh NPV với 0.
2. Nghe lý thuyết hàn lâm kinh hoàng. Vậy vận dụng vào cuộc sống như thế nào? Ăn cơm hay ăn phở? Ăn cơm thì được gì và mất gì? Tương tự, ăn phở được gì và mất gì?
Khi quyết định bùng học ở nhà ngủ, bạn ngầm cho rằng việc “ngủ” sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bạn hơn khi “đi học”. Chung quy lại chỉ là bạn đánh giá những lựa chọn đó bằng việc quy ra tiền với đơn vị là “lợi ích”. Mỗi cá thể sẽ có những trọng số khác nhau với mỗi lựa chọn của lựa chọn; đơn giản có thể hiểu suất chiết khấu của mỗi cá thể khi quy NB về hiện tại là khác nhau. Người thầy giáo muốn học sinh đi học thì phải tác động đến suất chiết khấu của học sinh. Kết hợp với định luật Weber-Fechneur, Richard H.Thaler, thêm luôn là ông vừa đạt giải Nobel về Kinh tế học năm 2017, đã chứng minh rằng cảm giác đau xót do thua lỗ gây ra sẽ lớn gấp đôi niềm vui do có lãi đem lại [1]. Vậy ông giáo phải cho nó thấy nó sẽ mất mát kinh hoàng khi nghỉ học chứ không phải nó được gì khi đi học.
3. Hồi kết: Bạn đã đọc đến đây? Tức là bạn ngầm cho rằng tầm 2 phút cuộc đời bạn (quy ra tiền) không đáng giá bằng những gì tôi viết trên đây đem lại (quy ra tiền); đồng nghĩa với việc bạn cũng tin tôi không phải là kẻ ăn cướp đấy chứ =))). Khi ra quyết định, đương nhiên sẽ có nhiễu vì con người là cá thể “Phi lý trí”, dù sao bạn cũng đang nghĩ mình hời khi nghỉ học mà thầy giáo không điểm danh?
[1] Richard H.Thaler, Tất cả chúng ta đều hành xử cảm tính (Tr.56).