CẬU LỪA TỚ À!!!
AND YES, a clickbait. Bài này tôi chia sẻ một mẹo nhỏ để tránh bớt nhiễu loạn và tiếp xúc thông tin trên mạng ngày nay. Clickbait,...
AND YES, a clickbait. Bài này tôi chia sẻ một mẹo nhỏ để tránh bớt nhiễu loạn và tiếp xúc thông tin trên mạng ngày nay. Clickbait, một ví dụ "phổ biến" trong môi trường tin tức mạng ngày nay. Không khác gì các bảng quảng cáo nhấp nháy khắp phố phường hiện đại, tranh nhau sự chú ý của khách hàng. Vì cạnh tranh mà nội dung được tạo ra cực kì nhiều, có phần hỗn tạp và phần nhiều mục đích là mang lại lợi ích cho người tạo ra chứ không phải người tiếp nhận. Hay cụ thể hơn là mục đích để câu lượt xem, bình luận, chia sẻ nhằm tăng giá trị cho người cung cấp nội dung, và mục đích giúp ích cho người tiếp thu chỉ là thứ yếu.
Trong phạm vi bài viết này, tôi chia sẻ một mẹo nhỏ đó là tự đặt ra một vài câu hỏi trong đầu để tự bảo vệ mình khi tham gia trao đổi thông tin từ môi trường mạng, và cũng là một cách để rèn luyện Tư duy phản biện lâu dài. Tôi dịch lại các câu hỏi ở đây 5 of the Best Practices for Improving Critical Thinking Skills[1] và thêm một số bình luận.
Trong phạm vi bài viết này, tôi chia sẻ một mẹo nhỏ đó là tự đặt ra một vài câu hỏi trong đầu để tự bảo vệ mình khi tham gia trao đổi thông tin từ môi trường mạng, và cũng là một cách để rèn luyện Tư duy phản biện lâu dài. Tôi dịch lại các câu hỏi ở đây 5 of the Best Practices for Improving Critical Thinking Skills[1] và thêm một số bình luận.
Bài viết bao gồm 4 phần: vài điều tiêu cực của môi trường thông tin mạng hiện nay, các câu hỏi nên tự đặt ra khi lướt mạng, vài câu hỏi tôi đang sử dụng, kết luận.
1. Vài điều tiêu cực của môi trường thông tin mạng hiện nay
Môi trường thông tin mạng hiện nay được tạo điều kiện cho những nội dung đầy tính giải trí, thiên vị, cảm tính lan truyền. Về phía bản thân tin tức: đầy rẫy những clickbait(mồi cho nhấp chuột), tin tức mì ăn liền; tệ hơn nữa là các tin giả(fake news), tin tức 1 chiều. Về phía người tương tác: thích, bình luận(comment), chia sẻ,... cũng đầy cảm tính. 2 điều trên dẫn đến những người đọc thụ động chiếm số đông dễ dàng tiếp nhận tin tức mà không cần phân tích, suy luận và dẫn đến mắc bẫy của người viết. Tôi xin phép được chứng minh các điểm trên ở những bài viết sau, khi tôi có thời gian. Nếu bạn không đồng thuận thì bạn có thể bình luận cho tôi biết quan điểm của bạn.
2. Các câu hỏi nên tự đặt ra khi tiếp xúc nội dung trên mạng
Ở phần này nội dung câu hỏi tôi xin được dịch lại từ 5 of the Best Practices for Improving Critical Thinking Skills[1] và thêm một số bình luận. Theo tôi chỉ cần nắm được ý chính qua các câu hỏi và lưu ý tự đặt ra vài câu hỏi trong đó là được. Nội dung các câu hỏi bao gồm 6 nhóm:
1. Ai đã nói/viết? Người đó có quen bạn không? Người đó làm/ở vị trí gì? Nội dung được nói/viết có bị ảnh hưởng từ người đưa ra không?
> Theo tôi điều này quan trọng vì sự quen biết hoặc vị trí xã hội của người nói/viết ảnh hưởng ít nhiều đến sự tiếp thu thông tin của người nghe/đọc. Người quen biết, người có địa vị cao thì thông tin/ý kiến có vẻ đáng tin hơn. Người nghe dễ chấp nhận mà không có sự nghi ngờ hoặc xác thực thông tin thêm. Điều này dẫn đến thông tin người nổi tiếng chia sẻ rất dễ lan truyền nhanh chóng, dù chưa được xác thực đúng hay sai.
2. Nội dung được đưa ra là gì? Một sự kiện, thông tin, hay ý kiến cá nhân? Nội dung được đưa ra có đầy đủ chưa?
> Theo tôi điều này đáng lưu ý khi đọc/nghe thông tin hay ý kiến về sự kiện đang được tranh cãi. Chỉ tiếp nhận một ý kiến chủ quan, hay nội dung một phần dẫn đến dễ hùa theo đám đông khi tham gia vào tranh luận. Hãy tìm hiểu thật kĩ các thông tin của sự kiện một cách khách quan trước khi phân tích/tiếp nhận nhận định chủ quan của ai đó.
3. Nội dung được đưa ra khi nào? Thời gian đưa ra nội dung có ảnh hưởng nội dung không? Có những sự kiện gì trước và sau đó?
> Theo tôi đa số thời gian nội dung được đưa ra đều có chủ ý nhất định với hoàn cảnh hiện tại, nhất là các nội dung liên quan chính trị, kinh tế. Vì vậy hãy thử liên hệ nội dung đang tiếp nhận và các sự kiện lớn/nhỏ đã, đang xảy ra. Tránh trường hợp bị đánh lạc hướng chú ý, hoặc vô tình bị dẫn dắt ý kiến chủ quan cho sự kiện thật sự được nhắm đến.
4. Nội dung được đưa ra ở đâu? Công khai hay riêng tư? Người khác có cơ hội để đưa ra nội dung khác không?
> Ở nhiều trường hợp khi bỏ đi ngữ cảnh thì nội dung thay đổi một cách ngoạn mục. Trong đó có việc đem nội dung đang tính riêng tư ra bình luận như 1 sự kiện công khai, hoặc lược bỏ ngữ cảnh mà nội dung được đặt vào dẫn đến nhìn nhận sai lệch ít nhiều về nội dung, mục đích người nói. Hãy suy xét bối cảnh nội dung được đưa ra để có cái nhìn khách quan và đúng đắn.
5. Tại sao người nói/viết đưa ra nội dung đó? Nội dung đưa ra có được chứng minh hay lời giải thích không? Có chủ quan không?
> Theo tôi đây là điều quan trọng, hãy cẩn trọng làm rõ nếu có thể: nội dung có phục vụ/ảnh hưởng cho cá nhân hay tổ chức nào không? Quan hệ giữa người đưa ra nội dung và các chủ thể trong nội dung? Đa phần các chủ thể xoay quanh nội dung(người viết, người được nêu tên, ...) đều có quan hệ tiêu cực hoặc tích cực với nhau. Hãy phân tích dựa trên cái nhìn quan hệ rộng hơn để hiểu rõ nội dung.
6. Người nói/viết đưa ra nội dung trong hoàn cảnh nào? Họ có đặt cảm xúc vào đó không? Họ nói hay viết? Bạn có hiểu rõ những gì họ nói/viết không?
> Theo tôi nếu nội dung người viết/nói có những từ ngữ thể hiện cảm xúc thì bạn hãy cẩn trọng, khách quan tiếp nhận thông tin cơ bản, tìm hiểu và phân tích trước khi tiếp nhận cảm xúc người viết/nói. Tránh trường hợp bị cuốn theo đồng thuận với cảm xúc hoặc dùng cảm xúc để tranh luận.
Theo tôi, chỉ cần nắm được ý các câu hỏi trên và tự đặt ra một hoặc một vài câu hỏi nhỏ là đủ để kích hoạt tư duy phòng vệ, phân tích vấn đề một cách khách quan hơn khi tiếp xúc nội dung nào đó.
3. Vài câu hỏi tôi đang sử dụng
Theo tôi, tiếp cận nội dung theo hướng xác định trước mục đích của tác giả và người nghe sẽ đỡ mất nhiều thời gian của mình, nhìn nhận được nội dung ở tầm nhìn rộng hơn. Với nội dung trên mạng, ta thường tiếp xúc tiêu đề hoặc vài câu đầu tiên của nội dung trước, hãy xác định ngay chủ đề, phạm vi của nội dung có đang phù hợp với ta không. Nếu có hãy đọc vào chi tiết hơn, tránh bị dính phải clickbait. Khi vào chi tiết, khoan hãy bình luận tính đúng sai nội dung, mà hãy xác định trước mục đích của bài viết/nói của tác giả đối với người nghe, sau đó mới dành thời gian phân tích chi tiết ngược lại nội dung được đưa ra. Mỗi người đều có nguồn lực hạn có hạn, vì vậy lựa chọn cái gì đáng để quan tâm, học hỏi, đóng góp là điều cốt yếu. Vài câu hỏi "cục súc" tôi đang hay dùng để lọc bớt các thứ phiền hà:
- Cái này có phải chủ đề mình đang quan tâm không? Nếu không thì có nên/đáng quan tâm không?
- Cậu có đang xỏ mũi tớ không? Cậu muốn tớ hiểu/làm gì?
4. Kết luận
Hãy nghi ngờ mọi thứ có thể.

Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất