CASE 2. [NO RULE NO SUPPORT – Áp dụng trường hợp pháp luật quy định không cụ thể hoặc quy định viện dẫn]
Hoạt động đầu tư được chính phủ kiểm soát mạnh mẽ, tuy nhiên hầu hết chỉ tập chung vào luồng tiền do các dự án đầu tư vào Việt Nam. Còn đối với dự án đầu tư ra nước ngoài, lấy ngoại tệ về thì lại chưa được hỗ trợ chuẩn mực
Ai làm trong mảng thủ tục hành chính, thuế hay công nghệ thông tin hầu hết đều biết: Tại bộ phận một cửa, các chuyên viên sẽ chỉ tiếp nhận hồ sơ, thủ tục khi mà đã được tập huấn trước đó về quy trình tiếp nhận, tinh thần luật pháp hay hướng dẫn của cấp trên.
Tình huống của chúng ta sẽ loanh quanh trong Điều 37, 38 của Luật Đầu tư 2020. Theo đó, tại khoản 4 Điều 37, Quốc hội thông qua Luật đầu tư cho phép “Dự án của nhà đầu tư trong nước được phép thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với điều kiện thực hiện thủ tục quy định tại Điều 38 của Luật này (1) ”
Tuy nhiên, trong các điều kiện được quy định tại Điều 38, một trong các điều kiện đáp ứng để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là:
“đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.” (2)
Như vậy, chúng ta sẽ hiểu là :
Thứ nhất, nếu Nhà đầu tư 100% là nhà đầu tư trong nước (Việt Nam) thỏa mãn điều kiện (1) thì sẽ không phát sinh điều kiện (2). Như vậy, mặc nhiên điều kiện (2) đã được thông qua. Hay,
Thứ hai, Nhà đầu tư vừa phải thỏa mãn điều kiện (1) là nhà đầu tư trong nước và vừa phải thỏa mãn điều kiện (2) có yếu tố nhà đầu tư nước ngoài để tiếp cận vào thị trường Việt Nam. Như vậy để không mâu thuẩn với khoản 20 Điều 3 của chính luật này khi quy định « Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. » thì số lượng nhà đầu tư phải tối thiểu là 02 cá nhân/ đơn vị. Trong đó, gồm một nhà đầu tư Việt Nam và một nhà đầu tư nước ngoài.
Qua trao đổi với chuyên viên tại bộ phận tiếp nhận một cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố X, tôi được biết :
« Đối với các dự án không được cấp theo chủ trương, hoặc là dự án đầu tư ra nước ngoài, hoặc là dự án nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ; nếu không anh/chị sẽ không tiếp nhận hồ sơ này do không có tiền lệ tiếp nhận từ trước. Em mang hồ sơ về, anh sẽ trao đổi lại với các chuyên viên và trả lời qua Zalo cho em sau »
Vụ việc đang bay theo đường Offline bằng Công văn và Online qua Phản ánh/Kiến nghị trên trang thông tin để được tư vấn thêm. Trong lúc đó, đăng lên để xin kinh nghiệm từ các vị tiền bối ạ.
Tham khảo nguồn:
[C]ổng dịch vụ công thành phố Hà Nội, mã số phản ánh/ kiến nghị PAKN.20210428.0014 : https://dichvucong.gov.vn/p/phananhkiennghi/pakn-search.html
[L]uật Doanh nghiệp 2020: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-Doanh-nghiep-so-59-2020-QH14-427301.aspx
[N]ghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-dinh-31-2021-ND-CP-huong-dan-Luat-Dau-tu-462291.aspx?anchor=dieu_35
[B]áo Người lao động: https://nld.com.vn/kinh-te/dung-day-kho-ve-phia-doanh-nghiep-20201025213045326.htm
[V]TV cho uy tín: https://vtv.vn/van-de-hom-nay/giay-phep-con-noi-khiep-so-cua-doanh-nghiep-20150930232304701.htm
Comment :
- Thông tin đến các Doanh nghiệp sản xuất phần mềm muốn lập Dự án theo Case law sau : «CTCP Starbo là doanh nghiệp Việt Nam hoạt động sản xuất phần mềm. Theo điểm a khoản 2 Điều 37 Luật đầu tư 2020 thì hoạt động đầu tư trong nước không cần xin cấp theo. Theo quy định của Luật đầu tư tại khoản 4 Điều 37, thì doanh nghiệp được phép đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trình tự thủ tục theo quy định tại Điều 38 của luật. Tuy nhiên, khi Công ty Starbo chuẩn bị các hồ sơ và đăng kí thành lập Dự án (Mục đích hưởng ưu đãi thuế) thì Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ không tiếp nhận và trả hồ sơ. Chuyên viên trả lời là trường hợp viện dẫn trên để được cấp CN Đầu tư không theo chủ trương phải áp dụng cho Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài hoặc NĐT nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đề nghị được phản hồi căn cứ rõ ràng hơn ».
Trả lời : « Lĩnh vực sản xuất phần mềm là 1 ngành hoạt động dựa theo luật doanh nghiệp. Dự án của mình chưa đủ điều kiện được coi là dự án đầu tư, không áp dụng Luật đầu tư để tiến hành xin cấp GCN được.
Dự án mới chỉ dừng ở mức độ kinh doanh, chưa đáp ứng các điều kiện sản xuất để mang lại tính lợi nhuận (phải có nhà xưởng, nhiên liệu, nhân công, địa điểm sản xuất chứ không phải trụ sở công ty)
Muốn phản hồi bằng văn bản hướng dẫn thì làm văn bản gửi bộ phận văn thứ, Sở KH ĐT với nội dung: hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp trong nước, trình bày rõ mục đích -> sẽ có văn bản hướng dẫn trả lời »
- Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định :
“Điều 37. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này.”
Theo đó, trong trường hợp nhà Đầu tư trong nước thực hiện dự án đầu tư sẽ được phép thực hiện thủ tục cấp GCN đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật Đầu tư 2020.
- Điều 38, Luật Đầu tư 2020 quy định
“Điều 38. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất