✨Tưởng không có ai ngu dại nhận việc mà không có Job Description rõ ràng. Nhưng mà có đó, đầy nữa là đằng khác :)) Đọc tiếp để biết nguyên nhân bạn nhé!✨

Giải nghĩa trước Job Description là gì cho bạn nào chưa biết.

Job Description, viết tắt là JD, dịch word-by-word là bản Mô tả công việc. Đây là văn bản chứa đầy đủ các thông tin về nhiệm vụ phải làm, tiêu chuẩn và yêu cầu tuyển dụng cũng như quyền lợi của ứng viên cho vị trí công việc cụ thể. JD càng chi tiết thì càng dễ hình dung công việc.

Vậy tại sao một số bạn lại nhận việc mà không có Job Description?

Theo kinh nghiệm của mình, lý do thường xuất phát từ việc một số bạn nhận làm cho công ty của người quen hoặc nhận việc qua lời giới thiệu của người khác. Và vì tính chất thân quen, các bạn sẽ tặc lưỡi cho qua, “anh đó tao quen” hay “hổng lẽ bà ấy lừa tao”.
Một lý do khác cũng phổ biến không kém đó là tình trạng “khát” việc xuất hiện ở một số bạn sinh viên vừa ra trường hoặc chưa có công việc trong thời gian dài. Nói dễ hiểu hơn là “thiếu thốn sinh ra dễ dãi” :))) Khi có nơi offer mình vào làm thì các bạn ấy sẽ nhận lời ngay, bỏ qua phần JD vì "có việc làm là vui rồi".

Nguy hiểm tiềm ẩn đến từ một công việc không có Job Description.

Nhận một công việc mà không có mô tả công việc rõ ràng BẰNG VĂN BẢN, chỉ trao đổi miệng trực tiếp là một việc khá nguy hiểm. Môi trường nào mà cho phép việc này xảy ra thì cũng tiềm ẩn quá trời nguy cơ trở thành một môi trường độc hại. Nếu bạn đủ may mắn, công việc của bạn sẽ sinh ra râu ria, việc nho nhỏ không nằm trong thỏa thuận cứ thế xuất hiện. Nếu bạn đủ xui xẻo, bạn có thể phải chịu trách nhiệm cho những việc không thuộc bổn phận của mình. Dù bạn có nói “hôm đó anh nói với em vậy” hay “mình đã gặp mặt trao đổi vậy mà” thì cũng khó cho các bên thứ ba tin rằng bạn nói thật. Bên cạnh đó, cũng không có gì đảm bảo cho việc bạn và sếp có hiểu ý nhau khi trao đổi hay không. Cuối cùng thì, cũng không có bằng chứng nào mà cầm được, nhìn được, nghe được ngay tại lúc đó để bảo vệ bạn cả, chỉ có biết than trời thôi!

Vậy đâu là giải pháp cho việc này?

Cách của mình thường là: nếu như nơi bạn ứng tuyển không gửi cho bạn một Job Description rõ ràng, thì hãy là người tạo ra nó.
Để tránh làm mất lòng người “môi giới”, bạn không cần phải né tất cả các công việc không có JD rõ ràng. Khi được giới thiệu một công việc từ chỗ người quen, hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng. Ở vòng phỏng vấn, hãy hỏi nhiều một chút, thắc mắc nhiều một chút, càng sâu sát vào công việc càng tốt. Tốt nhất là soạn sẵn một list những thứ cần hỏi, cần biết trước khi đi phỏng vấn. Hỏi xong thì nhớ ghi ghi chép chép lại.
Sau đó khi về nhà, bạn có thể soạn một job description (bản mô tả công việc) và gửi email nhờ đối phương xác nhận lại. Việc này sẽ giúp hai bên confirm với nhau những thỏa thuận đã trao đổi, cũng như trở thành cơ sở để bảo vệ quyền lợi của bạn khi có tranh cãi hoặc tranh chấp xảy ra.
Kể nghe,
Hồi đấy mình nhận offer việc part-time từ sếp của mình ở chỗ làm cũ thông qua trao đổi trực tiếp. Công việc thì nói nôm na là viết và design ảnh cho một fanpage thuộc nhánh nhỏ của cửa hàng. Ưng làm gì làm, miễn sao đủ KPI 3 bài/tuần cho fanpage là được. Đồng thời hỗ trợ nhân viên CRM reply tin nhắn khách hàng cho fanpage đó trong các vấn đề có liên quan như booking phòng họp, tư vấn báo giá,...
Tính mình bình thường cũng xuôi xuôi, nhưng mà trong mấy chuyện liên quan tới công việc như này thì cực kỳ kỹ càng. Sau buổi trao đổi hôm đó, mình soạn liền một chiếc mail gửi anh sếp để confirm lại các công việc mình cần làm, bonus cho anh thêm chiếc Job description mà mình tự soạn. Anh rep mail báo đồng ý.
Mọi chuyện vẫn ổn cho đến khi cửa hàng bị complain về việc chuẩn bị thiếu ghế cho khách phòng họp và mình bất ngờ bị la vì không double check với nhân viên về việc này. Mọi chuyện sau đó thì dài nhưng chung quy lại, mình vẫn bị cho là có lỗi trong một vấn đề không nằm trong thỏa thuận ban đầu.
Bên cạnh đó, công việc trên cũng "đẻ" thêm các việc nhỏ khác khi mình phải kiêm luôn soạn hợp đồng và liên hệ gửi khách ký - những việc hoàn toàn nằm ngoài Job Description mà-anh-sếp-đã-đồng-ý.
Nhờ vào việc soạn JD và nhờ sếp confirm, mình đã thành công khiếu nại cho công việc trên cũng như bảo vệ các quyền lợi của mình về sau.
Bạn thấy đó,
Dù đã kỹ lưỡng chuẩn bị JD, gửi sếp duyệt dù không ai yêu cầu nhưng mình vẫn không tránh khỏi được các công việc phát sinh trong quá trình làm. Tự soạn JD còn không tránh khỏi, vậy lấy gì để đảm bảo cho công việc KHÔNG CÓ JD của bạn sẽ không phát sinh các vấn đề liên quan sau này nếu bạn không chủ động confirm với sếp.
Trang bị cho mình sự cảnh giác và đừng như mình bạn nhé :)))
Keep typing,
Ivan.