Phần 3: Vấn đề tiền bạc
Trả lời: Bruno Gilissen, Phi công  
_____________________            
Để đi được đến giai đoạn nắm trong tay tấm bằng lái tàu bay vận tải (ATPL) hoặc bằng lái tàu bay thương mại (CPL) với các loại huấn luyện thích hợp và tích lũy đủ số giờ bay, bạn cần phải có một khoản đầu tư đáng kể. Tệ là các phi công mới vào nghề thường bị trả lương thấp, kể cả khi họ may mắn tìm được việc khi vừa mới ra trường.

Khi còn trong khóa huấn luyện, tôi quá non nớt và ngây thơ, và may mắn được tuyển dụng ngay vào một hãng hàng không khi vừa ra trường vì khi đó họ có một đợt tuyển dụng quy mô lớn. Nếu tôi ra trường muộn 1 năm nữa thôi, sẽ chẳng còn công việc nào cho tôi ở đất nước mình cả, hoàn toàn không. Chưa đầy 3 năm sau, không một hãng hàng không nào trên thế giới sẽ thuê những phi công non trẻ như chúng tôi khi đó nữa, vì sau vụ 11/9 hãng hàng không tôi làm bị phá sản. Điều này khiến cho hàng trăm phi công giàu kinh nghiệm thất nghiệp.

Vậy nên trừ khi bạn có cha mẹ giàu sụ, hoặc một ông chú đại gia sẵn sàng để lại tài sản cho bạn, thì bạn thực sự nên suy nghĩ về các khoản tài trợ. Điều kì cục là bạn sẽ háo hức và sẵn sàng đi bay khi mà cuộc suy thoái kinh tế tiếp theo giáng một đòn đau đớn vào ngành hàng không. Nếu may mắn, bạn có thể nắm bắt đúng thời cơ của mình giống như tôi. Nhưng ít nhất hãy suy nghĩ kĩ về những khoản tài trợ.
Hãy thử xem qua những cách mà bạn có thể đạt được những khoản này, tử rẻ đến đắt nhé.
Cách rẻ nhất và tốt nhất là nộp đơn vào một hãng hàng không có chương trình huấn luyện miễn phí. Nói cách khác: Hãng hàng không (hoặc người nộp thuế, nếu hãng được chính phủ trợ cấp) sẽ trả tiền cho cho chương trình đào tạo của bạn. Nếu bạn đủ may mắn để giật được suất này, đừng do dự mà hãy nhận ngay. Đương nhiên bạn không phải là người duy nhất nộp hồ sơ và chỉ có vài suất thôi, vậy nên bài kiểm tra sẽ rất khó nhằn, bạn nên tìm hiểu thật kĩ và đừng chờ đợi.
Một cách khác rẻ hơn không kém đó là để người nộp thuế phải trả tiền cho bạn khi đi bay, bằng cách nhập ngũ và lái máy bay trong quân đội. Nghe hay đấy, nhưng rất khác biệt. Tôi luôn luôn xem quân đội là một lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt, và tôi nghĩ nhiều người chỉ nhìn vào mặt tốt của nó, mà quên rằng quân đội tuân theo lệnh của các chính trị gia để bảo vệ đất nước, giết chóc, và có khả năng là làm cả bia đỡ đạn. Tuy nhiên, đây vẫn là lựa chọn khá tuyệt, tôi sẽ không bác bỏ nó quá sớm. Tiêu chí để nhập ngũ khác hoàn toàn với tiêu chí trở thành phi công cho hãng hàng không. Tôi không có gì nhiều để nói vì điều này nằm ngoài kinh nghiệm của tôi. Vậy nên nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, hãy tự giác liên hệ với các trung tâm tuyển quân tại đất nước bạn nhé.
Bạn cũng có thể tự học tất cả các chứng chỉ, theo tốc độ riêng của mình, hoàn toàn độc lập. Lời khuyên của tôi là hãy đến một câu lạc bộ bay đàng hoàng – là mấy người hay làm phiền hàng xóm vào mỗi dịp cuối tuần bằng cách tạo ra âm thanh như máy cắt cỏ mỗi lần bay qua bay lại đó – và hỏi dò. Lưu ý, vì trong câu lạc bộ có nhiều thành phần chỉ là phi công giỏi trong trí tưởng tượng của bản thân: họ có thể gây ấn tượng với các thành viên mới qua vài ly bia, nhưng sớm hay muộn cũng sẽ bị các chuyên gia thực sự làm cho bẽ bàng. Mẹo nhỏ là hãy đi hỏi dò xung quanh xem ai là phi công thương mại cho các hãng hàng không, hoặc thậm chí là người hướng dẫn bay và giám khảo các trường bay. Bay cho hãng hàng không khác hẳn với bay bằng tàu đơn động cơ, mặc dù có vài phi công không công nhận điều này. Họ sai hoàn toàn. Việc bay cho các hãng hàng không phải dựa trên tính kỉ luật, sự chuẩn xác, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, và độ cao và tốc độ. Tốt hơn là bạn nên học trước những thứ này, để tránh trường hợp bị phàn nàn và đổ lỗi vì xao nhãng và vô kỉ luật, thứ mà các hãng hàng không ghét hơn cả sắp xếp lịch bay và công đoàn. Lợi ích của việc tự học này đó là bạn toàn quyền quyết định khi nào thì chi tiền cho bước tiếp theo, khi nào thì thi lấy bằng và học các khóa huấn luyện. Một lợi ích khác đó là ngay khi bạn có bằng lái tàu bay thương mại (CPL) bạn đã có thể bắt đầu kiếm được tiền khi đi bay. Việc này sẽ làm giảm bớt áp lực tài chính một chút. Bạn cũng có thể tiếp tục làm công việc hiện tại. Nhưng hãy nhớ rằng nếu chọn con đường này, sẽ mất vài năm bạn mới có thể đến đích.
Bạn cũng có thể vừa tự học như trên, vừa tham gia một (hoặc vài) phần trong các lớp đào đạo của các trường phi công tư nhân. Đây thường là cách nhanh hơn để đạt được mục tiêu, tuy nhiên chi phí cũng cao hơn. Tất nhiên, tốn thời gian cũng tính là một loại tốn kém. Tôi không có kinh nghiệm gì về kiểu học này, cũng không muốn chỉ điểm các trường bay hoặc các địa điểm cụ thể. Tôi chỉ có thể khuyên bạn – một lần nữa – hãy chọn những nơi có thể dạy cho bạn tính kỉ luật, nhấn mạnh vào việc phải tuân thủ quy trình bay, tính chính xác về cao độ và tốc độ bay.
Có những trường bay dạy cho bạn toàn bộ chương trình đào đạo, nơi bạn có thể bắt đầu từ con số 0 rồi ra trường với tấm bằng phi công thương mại (CPL) và bằng lái tàu bay vận tải (ATPL), hoặc tương tự như thế. Đây sẽ là phương án đắt đỏ nhất, cũng là phương án hiệu quả nhất, đặc biệt là khi trường bay trực thuộc hãng hàng không. Các hãng hàng không thường tuyển dụng luôn học viên của mình trước khi tìm kiếm các ứng viên khác ưu tú hơn ở ngoài. Xét theo mọi phương diện thì phương án này đem lại cơ hội việc làm tuyệt vời nhất, miễn rằng hãng hàng không tuyển dụng các phi công với kinh nghiệm tối thiểu từ các trường này. Mặc dù vậy, hãy cẩn trọng, các trường bay tư nhân không thuộc sở hữu của hãng hàng không thường chào mời về việc hãng X hay hãng Y luôn tuyển phi công từ trường của họ. Tuy nhiên không có gì đảm bảo khi bạn tốt nghiệp sẽ vẫn được các hãng đó tuyển dụng. Trừ khi hãng hàng không là chủ sở hữu hoặc có liên kết hợp pháp với trường bay, hoặc họ cho bạn kí vào các cam kết đảm bào việc làm, còn không thì đừng vội mù quáng tin vào các câu chuyện về thành công mà họ kể, thực sự thì đó chỉ là các chiêu trò quảng cáo mà thôi. Chi phí ở các trường có thể chênh lệch nhau kha khá, một lần nữa bạn phải tự nghiên cứu về vấn đề này. Hãy bắt đầu với các trường bay được sở hữu bởi hãng hàng không mà bạn muốn làm việc, nếu họ có. Vì hệ thống kiểu Mỹ thường tập trung vào kinh nghiệm hơn là đào sâu kiến thức lý thuyết, bạn sẽ không thấy các phi công thiếu kinh nghiệm được đào tạo ra từ các trường bay ở đây.

Dưới đây là một số cách để trang trải cho chi phí đắt đỏ cho ngành này:
Cách đầu tiên, có ba má giàu để chi trả tòa bộ chi phí. Tuyệt vời, chớp lấy cơ hội ngay đi.
Cách khác, để dành đủ một khoản tiền ban đầu, cho đến khi lấy được chứng chỉ IFR. Nhớ là đừng lãng phí quá nhiều thời gian giữa các khóa huấn luyện, vì các chứng chỉ sẽ hết hạn sau một thời gian ngắn. Kể cả nếu nó không hết hạn thì 
sẽ có các quy định yêu cầu bạn phải làm các bài kiểm tra bay hoặc mô phỏng bay định kỳ. Trước tiên hãy tìm hiểu về việc này, sau đó dành dụm cho bài huấn luyện tiếp theo. Trong quá trình này, bạn có thể đi làm và có một khoản thu nhập để tiết kiệm.
Kể cả khi tiết kiệm, hầu hết mọi người sẽ có lúc phải thuyết phục ngân hàng để có được một khoản vay. Không có công thức chung cho tất cả mọi người ở đây, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quốc gia mà bạn đang sống. Một số bạn bè đồng nghiệp của tôi được vay một khoản mà chỉ cần trả sau khi họ có được một công việc, nhưng tất nhiên chúng rất đắt đỏ. Tôi thì vay một khoản với số tiền lãi được cha mẹ tôi trả dần trong khi tôi đang huấn luyện, và tôi sẽ trả khoản tiền gốc sau đó. Một số trường bay sẽ cho bạn lựa chọn phương án này. Một lần nữa, hãy tự nghiên cứu xem cách nào phù hợp với bạn nhất.
Ở một số trường bay thuộc sở hữu hoặc có liên kết với các hãng hàng không, chi phí huấn luyện bay có thể miễn phí hoặc được tài trợ một phần, nhưng bạn sẽ phải trả lại số tiền đó không bằng cách này thì bằng cách khác. Nó có thể trừ vào lương, lương của bạn sẽ thấp hơn các phi công khác cùng hãng (có thể kéo dài trong suốt sự nghiệp hàng không của bạn), hoặc bắt buộc kí các cam kết làm việc khác. Các cam kết huấn luyện là một điều khá phổ biến trong ngành: bạn bắt buộc phải làm việc cho hãng trong một khoảng thời gian nhất định, đổi lại hãng sẽ chi trả cho phi huấn luyện của bạn. Nếu rời đi sớm hơn, hoặc phá vỡ hợp đồng, bạn phải trả lại toàn bộ hoặc một phần khoản tiền này. Thời của tôi, trường bay KLM đảm bảo việc làm cho các học viên sau khi tốt nghiệp (nếu không đủ vị trí cho phi công, họ sẽ tuyển dụng bạn vào các vị trí nhân viên mặt đất tạm thời), nhưng khóa huấn luyện đắt hơn gấp đôi so với các trường Sabena, nơi không đảm bảo việc làm đầu ra cho bạn. Lại một lần nữa, hãy cân nhắc và chọn phương án thích hợp cho mình.

Không cần nói bạn cũng biết rằng bạn sẽ đặt mình dưới một áp lực kinh tế nặng nề nếu nhận khoản vay mà không thành công, hoặc không tìm được công việc thích hợp. Dù sao thì tôi cũng phải nói cho bạn biết trước, vì điều này rất quan trọng. Các khoản trả góp hàng tháng của khoản vay này thường theo thứ tự tài sản thế chấp của nhà hoặc căn hộ, mặc dù có thời hạn ngắn hơn.

Không may thay, các hãng hàng không ngày càng phát triển theo chiều hướng bẩn thỉu và một vài phi công cho rằng đó là điều tốt. Bằng cách này, các công ty tự đánh mất những phi công tài năng thực thụ, vì cơ bản là những người không có tiền không có cơ hội thành phi công. Mặt khác, các hãng hàng không sẽ nói rằng, ngày nay bạn không cần phải giỏi bằng nửa phi hành gia để làm phi công nữa, đã là điều bình thường khi các hãng bay yêu cầu ứng viên phải đầu tư nhiều hơn miễn là có đủ chỗ cho họ.

Có một vấn đề nan giải khác mà hầu hết mọi người phải đối mặt: Vấn đề tuổi tác. Bạn có thể đi làm một công việc khác, tiết kiệm tiền rồi học các khóa huấn luyện. Nhưng cùng lúc đó bạn cũng không còn trẻ trung nữa. Bao nhiêu là quá tuổi để tham gia huấn luyện, và bao nhiêu là tuổi tối ưu? Tôi sẽ nói thêm ở bài sau.
________________________
Link bài viết gốc: https://qr.ae/TczIzK