Đã bao giờ bạn rơi vào hoàn cảnh : bạn chỉ có hai mươi nghìn trong ví, bạn thích ăn một que kem sô cô la mát lạnh, mùi vị thơm tuyệt nhưng cũng thích một cốc trà sữa . Giá que kem và trà sữa đều cùng là 20 nghìn, vậy bạn chọn mua cái gì ? Trường hợp khác, bạn sắp xếp thời gian rồi có một chiều thứ bảy rảnh để lên thư viện  đào sâu nghiên cứu lĩnh vực mình đang học. Việc đào sâu sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết, nâng cao năng lực làm việc để sau này có thể kiếm được nhiều tiền từ đó. Nhưng bạn bỗng nhận được lời mời xem phim của crush vào chiều thứ bảy, bạn và nàng đang tìm hiểu, có sự thích thú và đang trên đà phát triển thành người yêu. Hơn nữa, được crush mời đi xem phim thì vô cùng hấp dẫn, háo hức mong chờ. Vậy, bạn chọn lên học hay đi chơi ? Chà, cả hai tình huống đều đưa ra những lựa chọn khiến bạn phân vân, khó xử.  Nguyên nhân, bạn thấy khó xử là bởi vì trong tay bạn có ít nguồn lực ( cụ thể là thời gian và tiền bạc ) mà lại có nhiều mục tiêu muốn thực hiện ( ăn kem và uống trà sữa ; đi chơi và đi học ). Để biết ta nên làm gì, trong tác phẩm Principles of Macroeconomics , tác giả Mankiw đã chỉ ra khi con người khi đưa ra quyết định phải dựa trên nguyên lý đánh đổi.
           Vậy đánh đổi là gì ? Đó là từ bỏ mục tiêu này để dồn sức thực hiện cho mục tiêu khác. Đây là một nhận thức vô cùng quan trọng. Thứ nhất, nó nói một sự thật quan trọng là nguồn lực bạn có bao gồm thời gian , tiền bạc và sức lực là hữu hạn. Đúng như vậy, ai cũng chỉ có 24 giờ một ngày, chỉ có số tiền nhất định trong túi ( trừ khi bạn có máy in tiền và quyền in vô hạn ) và sức lực tập trung , ý chí có có hạn. Thứ hai, do chỉ có hữu hạn nguồn lực, bạn bắt buộc phải chọn lấy cái mà mình cho là quan trọng nhất , trong tầm với của mình và bỏ đi những cái khác. Nhưng có một sự thật buồn cười là chúng ta vô thức hàng ngày hành động như thể mình có thời gian vô hạn, tiền bạc vô hạn và sức lực vô hạn. Ví dụ là, chúng ta muốn có đủ thời gian học , đi nhậu với bạn, ngồi tiêu khiển vào những việc vô mục đích,... Không, bạn không đủ thời gian để làm hết chúng đâu. Bên cạnh đó, nhiều người cho là mình có vô hạn sức lực, công việc cứ để đó đến sát hạn làm cho có động lực, bài vở để sát kì thi ôn cho nó có động lực, học cái này sang năm đâu có muộn ,... Không, bạn không đủ tài trí để đợi đến nước đến đầu rồi mới nhảy đâu, kết cục chỉ có chết đuối thôi. Hơn thế nữa, ta cần hiểu  rằng mọi thành công đều được đánh đổi bằng sự kiên trì tích lũy hàng chục năm trời cộng với sự để tâm cao độ bền bỉ trong thời gian dài. Trước đây, năm tôi học lớp 12, thầy dạy thêm toán của tôi đã dạy cho tôi về sự trả giá cho ước mơ của mình. Tôi đã phải lựa chọn khi giờ dạy thêm của thầy trùng với thầy cô trên trường. Tôi biết để đạt ước mơ đỗ đại học, tôi phải chọn chỗ đem lại hiệu quả cao nhất và tôi chấp nhận rủi ro từ nhà trường. Thầy cũng động viên tôi khi bảo em luyện tập một đề gần 30 lần nên đó là cái giá để em có được sự chính xác, tốc độ khi làm trắc nghiệm.  
           Tóm lại , chúng ta cần ý thức được bản thân mình sức lực có hạn nên hãy quyết đoán khi đưa ra những lựa chọn của bản thân. Tôi muốn hỏi rằng, bạn đã bao giờ ở trong tình huống phải đánh đổi chưa ? Nếu có, bạn đã hành động như thế nào ? Nếu muốn, bạn hãy chia sẻ dưới phần bình luận nhé !
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết '興 HBR Business School <a target=

HBR.EDU.VN Bao giờ cạnh núi cao cũng là vực sâu, còn đồng bằng bằng phắng thì tất ca xung quanh sẽ bằng phẳng. Cuộc sống cũng vậy, muốn vượt trội lĩnh vực này phải hy sinh đâu đó những việc khác. Shark Nguyễn Xuẩn Phú-'">