CÁCH QUẢN LÝ CHI TIÊU ĐƠN GIẢN
Đây là cách quản lý chi tiêu hiện tại mà mình đang áp dụng, mình đã tự nghĩ ra theo nhu cầu của bản thân, để có thể tồn tại ở đất Sài...
Đây là cách quản lý chi tiêu hiện tại mà mình đang áp dụng, mình đã tự nghĩ ra theo nhu cầu của bản thân, để có thể tồn tại ở đất Sài Thành này.
1. Chia tiền theo từng nhu cầu
Điều đầu tiên bạn nên làm đó là dự tính xem mình sẽ muốn chi tiêu vào việc gì, hãy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Và chỉ dự tính trong phạm vi một tháng, tức là 30 hay 31 ngày.
Nhu cầu có thể là tiền nhà, tiền điện nước mỗi tháng, tiền đi chợ, tiền shopping, tiền đi cà phê, tập gym,...hay tiền phát sinh như hư xe, cho ai đó mượn tiền,...
Ví dụ: Tiền lương hằng tháng của bạn rơi vào tầm 10 triệu/tháng. Hãy chia nó nhỏ ra tương ứng với từng nhu cầu.
-Tiền trọ: 2 triệu/tháng
-Tiền đi chợ: ~3triệu/tháng
-Tiền ăn chơi, mua sắm,...: ~2triệu/tháng
-Tiền phát sinh: ~2triệu/tháng
-Tiền tiết kiệm: Còn lại
Hãy để bạn thân chỉ được sài ở mức bạn đã quy định. Dùng tiền vào đúng mục đích bạn đã liệt kê ra. Và tiếp tục chia nhỏ nó ra theo ngày.
Chẳng hạn, tháng này tiền đi chợ (tiền ăn) bạn quy định ở mức 3triệu/tháng. Hãy tiếp tục chia cho 30 hay 31 ngày.
-3triệu/30ngày= 100k/ngày
-3triệu/31ngày=~97k/ngày
Hãy để bản thân chỉ chi tiêu tối đa 100k/ngày, đối với mình 100k vẫn còn khá nhiều cho một ngày, nên thường thường mình chỉ để tối đa chi tiêu một ngày là 50k và đã bao gồm cả tiền xăng mình đi làm hằng ngày.
Tất nhiên nếu ai muốn áp dụng cách này, mình nghĩ mọi người hay bắt đầu với chi tiêu 100k hay 200k 300k/ngày, tùy theo nhu cầu của mọi người nhiều hay ít.
Nói chung mình cũng chỉ đang đưa ra một công thức chung cho ai muốn áp dụng.
Vậy làm sao để có thể chi tiêu được với 100k/ngày? Thật ra tất cả đều có bí quyết hết cả.
2. Đừng quên ghi chép lại chi tiêu mỗi ngày
Đây là một cách khá hay khi bản thân mình có thể nhìn lại một cách tổng quan, hôm nay mình đã xài tiền cho việc gì? Hãy nhớ là đừng bao giờ quên note lại các hoá đơn hay chi tiêu cả ngày hôm đó. Cái này mình nghĩ mọi người phải thật sự kiên trì.
Sau khi note lại hết chi tiêu của cả một ngày, bạn hãy cộng lại hết tất cả những số tiền đó.
*Rồi lấy 100k (Tiền ăn 1 ngày)- (Tổng số tiền hôm nay bạn đã xài)= Số tiền dư hoặc số tiền bị âm.
Sau khi cộng trừ xong xuôi, sẽ có 2 trường hợp có thể xảy ra.
+ 1 là số tiền hôm nay bạn xài nhiều hơn mức 100k/ngày -> Tiền bị âm
+ 2 là số tiền hôm nay bạn xài ít hơn 100k/ngày ->Tiền bị dư ra
Vậy chúng ta sẽ làm gì với Tiền Âm? Bạn sẽ tiếp tục lấy tiền âm đó trừ vào ngày hôm sau. Nói một cách dễ hiểu hơn là mỗi ngày mặc định là bạn sẽ có 100k/ngày, cho dù bạn có muốn xài hay không.
Giả sử như ngày hôm nay bạn không có chi tiêu gì, hãy tiếp tục cộng nó cho ngày hôm sau. Đối với Tiền Dư bạn cũng hãy cộng như vậy.
Ví dụ: Ngày 1:
-Đi chợ = 97k
-Trà sữa = 35k
Tổng chi tiêu 1 ngày= 100k - 97k - 35k = -32k (Tiền âm)
Ngày 2:
-Tiền ăn=50k
Tổng chi tiêu 1 ngày=100k - 32k - 50k=18k (Tiền dư)
Nếu hôm nay không chi gì phép tính sẽ là: 100k + 18k (Tiền dư)=118k (Tiền dư hiện tại).
Hãy nhớ rằng số tiền dư mà bạn đang có, có thể cộng dồn lại tiền cho những nhu cầu khác. Hoặc bạn cũng có thể sài tiền này vào mục đích tiết kiệm hay tự thưởng cho mình. Tất nhiên trường hợp này chỉ diễn ra dựa vào cách mà bạn chi cho mỗi ngày. Nếu chi vượt mức quá nhiều lần, hãy tiếp tục chi tiêu hợp lý ở tháng kế tiếp. Nhất định phải học cách kiên trì đầu tiên, bạn có thể chi dư ra hoặc chi vừa đủ 100k/ngày, nhưng phải biết mục đích cho việc bạn chi tiền.
3. Hãy luôn có mục tiêu cho sự tiết kiệm
Bạn có thể xài bao nhiêu tùy thích trong một ngày, nhưng nhất định phải rèn cho mình khả năng kiên trì ghi chép lại. Và chỉ dừng lại ở mức bạn đã đặt ra trong một tháng.
Hãy đặt ra mục đích cho tiền dư của tháng đó, trong trường hợp bạn dư được khá nhiều tiền. Còn nếu là tiền âm nhiều hơn thì hãy thử đặt lại ở mức tối đa cao hơn 100k/ngày hoặc tiếp tục trừ vào tháng tiếp theo.
Tiền dư sẽ là số tiền không rơi vào bất cứ nhu cầu nào, nó hoàn toàn độc lập. Nên bạn có thể dùng nó theo cách mà bạn muốn.
Đặt cho mình mục tiêu cho từng tháng hay từng tuần. Ví dụ mình cần mua một đôi giày mới, nhưng mình thấy nó rất mắc. Trong tháng đó hãy cố gắng cộng tiền nhu cầu shopping và tiền dư từ nhu cầu ăn uống, tất nhiên bạn sẽ có động lực kiểm soát chi tiêu mỗi ngày khi đã có mục tiêu rõ ràng cho mình.
Hãy nhớ rằng số tiền mà bạn chia theo nhu cầu của bản thân, nếu tháng đó bạn không chi tiêu hết. Bạn hoàn toàn có thể để nó riêng biệt không liên quan đến nhu cầu khác. Và khi nào thật sự cần đến, lúc đó bạn sài lại số tiền đó cũng chưa phải là muộn.
Nếu bạn muốn mua những thứ có giá trị hơn hãy thử mở rộng ra chi tiêu của bản thân, có thể trong 3 tháng 6 tháng hay 1 năm.
Bạn có thể áp dụng cách quản lý chi tiêu này của mình, tùy theo nhu cầu riêng của bản thân. Hãy xem như đây là một bài viết tham khảo vậy.
Nếu có ai thật sự áp dụng được cách này có thể để lại bình luận cho mình biết nhé!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất