Jennifer kết luận rằng tất cả đều quy tụ lại để tập trung vào những con người đằng sau hạt cà phê. “Tôi tin rằng công việc này đồng nghĩa với ‘ý thức cộng đồng’,” cô ấy nói. “Chúng ta cần nhận thức rõ xã hội loài người và những khó khăn của nó.
“Bằng cách tiến hành kinh doanh tại khu vực cà phê theo cách đó, chúng ta có thể chống lại sự bất công và khai thác tiềm năng rộng lớn của con người.”
...
Cà phê là ngành công nghiệp khổng lồ. Trong tháng 8 năm 2020, tổ chức ICO báo cáo có khoảng 10,4 triệu bao 60kg cà phê được xuất khẩu trong vụ mùa 2019/2020. Báo cáo còn chỉ ra rằng có khoảng 60% sản lượng cà phê là từ những nông hộ nhỏ, đại diện cho khoảng 12 triệu nông dân trồng cà phê trên khắp thế giới.
Điều này có nghĩa là có hàng triệu người trên thế giới dựa vào cà phê như nguồn thu nhập. Ngày nay, các khu vực nhận thức rõ ràng hơn bao giờ những thách thức mà các nông dân trồng cà phê phải đối mặt ở những nước sản xuất, bao gồm bất ổn về giá, thu nhập không ổn định, thiếu hụt nhân công, biến đổi khí hậu,…
Do đó, các nhà rang ở vị trí quan trọng trong việc tạo ra một con đường để nâng cao lợi nhuận cũng như tác động tới cộng đồng để có những thay đổi tốt hơn cho mỗi gia đình và đất nước xuất khẩu cà phê. Để tìm hiểu độ khả thi của việc này, tôi nói chuyện với Jennifer Yeatts, đứng đầu bộ phận cà phê của Higher Ground Trading Co., và Ed Canty, Quản lý tại Coop Coffer. Hãy cùng xem họ nói gì.
[Quan hệ giữa nhà rang và vùng nguyên liệu]
“Mỗi nhà rang đều có kết nối của họ với một vùng nguyên liệu,” Jennifer nói với tôi. Cô ấy nói rằng với con người điều hành một nhà rang, kết nối và câu chuyện đằng sau cốc cà phê thực sự quan trọng.
“Những điều về độ cao, giống, chất lượng đất, thu hoạch và phương pháp sơ chế, tất cả đều hình thành quá trình rang.”
“Với một roaster (như chúng tôi), mỗi vùng nguyên liệu cụ thể có thể lí giải tại sao công ty đó tồn tại – đó là câu chuyện của chúng tôi ở Higher Grounds. Mexico, đặc biệt Chiapas, đại diện trong câu chuyện về vùng nguyên liệu của chúng tôi. Chúng tôi là bạn với những nhà sản xuất cà phê ở đây đã 20 năm. Và tình bạn đó là hạt giống trở thành hành trình cà phê của chúng tôi.”
Tương tự, Ed nói rằng một mối quan hệ tốt giữa nhà rang và những người đồng hành ở vùng nguyên liệu tạo nên hợp tác và đầu tư lâu dài. “Lợi ích từ việc hợp tác lâu dài là gì? Well, một khi mọi người thấy nó thì nó giống hiệu ứng lăn cầu tuyết”, anh ấy nói với tôi.
Anh ấy nói rằng khi những nhà rang chọn mua cà phê từng những vùng nhất định, thường là các farm của các nhà vô địch, vùng hoặc quốc gia. Đó là một “lá phiếu tự tin” cho vùng nguyên liệu đó trong cả khu vực.
Để chỉ rõ điều đó, Ed sử dụng ví dụ của Congo. “Khi một vài bên nhập khẩu bắt đầu đặt cà phê của Công và nó bắt đầu nổi tiếng, những bên khác bắt đầu hỏi: ”Tại sao ta không có? Ta cần một cái tên mới này trong chuỗi cung ứng.”
[Vậy làm như thế nào các nhà rang ủng hộ các vùng nguyên liệu khác nhau?]
Có nhiều cách cho những nhà rang để ủng hộ và thúc đẩy một vùng nguyên liệu cụ thể. Đơn giản nhất đó là đảm bảo những mẻ cà phê được rang thật tốt. Chỉ vậy thôi, bạn đã cho mọi người thấy những tính chất độc đáo chỉ có vùng đó mới có. Nếu chất lượng cao, mọi người sẽ tiếp tục quay lại và thử loại cà phê đó, tăng mức cầu cho farm đó, đất nước hoặc khu vực.
Tuy nhiên, Jennifer nói với tôi rằng mỗi nhà rang sẽ thể hiện cách họ ủng hộ vùng nguyên liệu khác nhau. “Một số sẽ đề cao chất lượng cà phê như tiền đề chính để bán hàng… điểm số cup, mô tả sự đặc biệt về vị, nhưng phương pháp sơ chế lạ - những thông tin này tác động tới một bộ phận người uống specialty,” cô ấy nói.
Tuy nhiên, cô nói thêm các nhà rang nên thẳng thắn “Việc thúc đẩy một vùng, tôi nghĩ, nên tập trung vào câu chuyện chân thành,” Jennifer giải thích. “Các nhà rang nên hướng đến làm sáng tỏ việc cà phê đến từ đâu, chia sẻ câu chuyện về con người và điều quan trọng nhất để kéo khách hàng trong vòng cộng tác đó là giao thương thế giới.
“Tôi không nói nó dễ dàng – nhưng chúng ta nên cùng cố gắng vì nó.”
Mặt khác, xây dựng mối quan hệ lâu dài và tạo hợp đồng với những hợp tác xã hoặc nhóm nhà sản xuất để cho họ sự đảm bảo về kinh tế nhiều hơn. Họ sau đó sẽ có thể tái đầu tư vào farm để cân đối và nâng cao chất lượng vụ mùa.
“ Đơn hàng đầy một công-ten-nơ của chúng tôi với hợp tác xã Kawa Kanzururu ở Bắc Kivu vào năm 2017 đánh dấu giao dịch quy mô lớn đầu tiên của những người nông dân ở đây” Jennifer nói. “Đó là một thương vụ lớn cho một nhóm những nông dân trẻ mới thành lập hợp tác xã của họ. Bây giờ, sau 3 năm họ vẫn tiếp tục phát triển và cải thiện.”
Ed đồng ý, nhấn mạnh rằng cung cấp bất cứ sự ổn định lâu dài nào cũng là một con đường tốt để tạo nên thay đổi tích cực. “Doanh số của cà phê và mối quan hệ sẽ tạo nên con đường vững chắc cho rất nhiều cộng đồng sản xuất cà phê,” anh ấy nói. “Việc thành lập những kết nối đó là cách những nhà sản xuất nhìn thấy cuộc sống của họ sẽ thay đổi trong cả tương lai xa.”
[Tại sao ủng hộ hoặc thúc đẩy một vùng nguyên liệu lại quan trọng?]
“Thúc đẩy là quan trọng với MỌI vùng nguyên liệu cà phê,” Jennifer nói. “Mỗi quốc gia, thậm chí mỗi vùng của một đất nước, có những đặc tính riêng và câu chuyện văn hóa của riêng họ xoay quanh cà phê.”
Cô ấy nhấn mạnh rằng nó quan trọng bởi vì nó cho những nhà sản xuất được trình diện trước cộng đồng cà phê. “They become real, tangible, demonstrable personalities,” cô ấy nói. “Đích đến này có nghĩa là cà phê càng ngày càng được nhìn nhận không chỉ là một hàng hóa thông thường.”
Sự thúc đẩy còn giúp đánh dấu sự hòa nhập của một vùng. Ví dụ như Congo, vài thập kỉ trước đất nước này là nhà sản xuất cà phê số lượng lớn nhất Châu Phi. Tuy nhiên, sau vài năm xung đột, bất ổn chính trị và chiến tranh, cà phê xuất khẩu tụt dốc.
Tuy nhiên, ngày nay, cà phê trở lại như một biểu tượng của hi vọng và tiến trình kinh tế ở Congo. Saveur du Kivu là một sáng kiến, nó là một hội thảo và đấu giá cà phê thường niên tại Bukavu, Nam Kivu. Nó cho Congo sự nhận diện rõ ràng hơn trên khu vực cà phê quốc tế.
“Điều này tăng lượng xuất khẩu cà phê của Congo, được nhận diện rộng hơn và trở thành vùng nguyên liệu quen thuộc hơn trên mức độ quốc tế,” Jennifer giải thích.
“Chúng tôi muốn giữ vững đà tiến này và tiếp tục thúc đẩy và chia sẻ sự tuyệt vởi của cà phê Congo. Từ đó thêm nhiều và nhiều hơn những bên nhập khẩu và nhà rang sẽ mua cà phê ở đây. Chúng tôi tin rằng cà phê là một nguyên tố thiết yếu trên con đường tiến lên ổn định kinh tế và xã hội của Congo.”
[Làm cách nào các nhà rang có tác động điều hướng trên quy mô lớn?]
Cả Jennifer và Ed đều đồng ý rằng mối quan hệ lâu dài là chìa khóa. “Nếu bạn muốn đầu tư vào cộng đồng, bạn cần ở đấy.” Ed nói với tôi.
Khi nhà rang xây dựng mối quan hệ lâu dài với vùng nguyên liệu, nhà sản xuất có thể đảm bảo doanh số và trông cậy vào ổn định kinh tế trong tương lại. Đây là thời điểm quang trọng, Ed nói thêm rằng trả một cái giá tốt cho cà phê là điểm cốt yếu trong phương trình này. Bằng cách này, nhà sản xuất có thể tái đầu tư vào farm của họ và phát triển bền vững.
Thêm vào đó, cô ấy nói rằng họ trả giá cao hơn cho những sản phẩm chất lượng cao, được chứng nhận hữu cơ và những cà phê tạo nên tác động tới cộng đồng tại vùng nguyên liệu.
Sự minh bạch trong chuỗi cung ứng ngày càng quan trọng. Ed giải thích rằng việc tra được nguồn gốc giúp vùng nguyên liệu tăng tính nhận diện, nó không nhất thiết đảm bảo bất kì lợi ích bào cho nhà sản xuất.
“ Với sự minh bạch, bạn sẽ thấy được giá sản phẩm là tốt hay không tốt cho nhà sản xuất đó và liệu họ có đạt được chất lượng mục tiêu,’’ anh ấy nói.
Thêm vào đó, anh ấy nói với tôi sử dụng giấy chứng nhận giúp các hợp tác xã chuẩn hóa kết cấu công việc và “đảm bảo sự tương xứng với giá trị”.
Cân bằng lợi nhận và mục tiêu không phải lúc nào cũng đơn giản nhưng với sự tập trung đúng đắn, các nhà rang có thể tạo nên tác động tại vùng nguyên liệu trong khi duy trì kinh doanh thành công.
Wishing you a very Merly time!