Mà thôi, gọi là tìm Nhu cầu thôi, Insight nghe to tát quá, sợ.
Thứ gì quan trọng với người làm Marketing: là nhu cầu khách hàng, đúng không ạ?
Muốn có nhu cầu, thì cần có động cơ.
Theo lý thuyết game hóa Octaxyd, thì chia ra thành 8 loại động lực cơ, nhưng túm tụm chung thì thành 2 thứ cơ bản là:
- Lý trí (suy nghĩ)
- Và cảm xúc (cảm giác)
Cả 2 thứ này đều xoắn quyện với nhau, tác động vào quá trình mua hàng, chứ không tách riêng.

Vậy làm sao để hiểu “cái lý” của người tiêu dùng?

5s suy nghĩ bắt đầu
1
2
3
4
5
Suy nghĩ gì phức tạp thế, đơn giản là hỏi họ thôi.

Còn cảm xúc, thì mới phức tạp và tốn mana nè.

Khắc cốt ghi tâm 1 cái này nhé, cảm xúc không phải là cảm xúc chung chung, nó phải là cảm xúc gắn liền với hành động mua hàng.

Vậy thì làm sao để record được cảm xúc?

Không nên hỏi khách hàng, phải quan sát họ và trải nghiệm, dựa trên benchmark là những cái Suy nghĩ mà mình đã note ở trên.
OK, sau khi đã hỏi, note, quan sát, thì hãy đúc kết nó vào 1 ma trận ở trong ảnh.
Hmm, tạm gọi cái này là Ma trận nhu cầu đi. Nguồn ảnh của AIM Academy
Hmm, tạm gọi cái này là Ma trận nhu cầu đi. Nguồn ảnh của AIM Academy
Ma trận này có 2 trục:
- Trục hoành là “Tầm quan trọng của những yếu tố trong ý thức” và
- Trục tung là “Tầm quan trọng của những yếu tố theo vô thức”
Sở dĩ có cái ma trận này vì có những thứ khách hàng nói là quan trọng, nhưng thực ra lại không quan trọng như thế,
Bản tính con người là Hợp lý hóa vấn đề. Kiểu yêu em mấy sông cũng lội, mấy núi cũng trèo, thấy em nghèo mới thôi đấy.
Rồi, sau khi đã gom được thành 1 ma trận như thế, (tốn thời gian phết),
Ta sẽ cấu thành nên được brand của mình phải
(1) đáp ứng được nhu cầu thiết yếu gì,
(2) khác biệt là gì,
(3) nhu cầu gì không cần thiết.
Văn vở hơn nữa thì biến nó thành brand key, nhưng mình thích đơn giản hóa là 3 cái trên hơn.
Chứ không nên chỉ đặt lăng kính nhìn vào sự khác biệt thôi đâu nha.
Đại văn xàm Phylosloth said
Một số ví dụ:
- Coolmate: đồ thời trang cơ bản, vốn không màu mè thì cần đáp ứng được
nhu cầu thiết yếu là “chất liệu”,
nhu cầu không cần thiết là “thử đồ”, nên không cần store (ai đi thử mặc quần sịp bao giờ),
Coolmate phục vụ được nhu cầu “khác biệt” là “thời gian lựa mấy món đồ cơ bản” (như bản thân mình, đi siêu thị lựa mấy cái đồ này cũng rất tốn thời gian, mặc dù chúng nó chỉ là đồ cơ bản)
- Thịt mát Meat Life: đã là thịt, thì phải an toàn vệ sinh – nhu cầu thiết yếu, nên nhìn cái bao bì của Meat Life là thấy sạch rồi, nhu cầu khác biệt là để được lâu, nhưng ko phải do dùng hóa chất và cũng ko cần cấp đông, dễ chế biến hơn rất nhiều.
Những cái trên này là một số ví dụ mình tự phân tích, anh em trong nghề có hiểu biết hơn thì input giúp em nhé
Việc làm như trên các Brand lớn, có volume thị trường khủng, họ có đội để research, làm vs 1 số lượng mẫu lớn và thời gian dài, rồi mới phát triển Product / Brand.
Còn với các anh em start up, mình quan sát thấy vẫn là có Bước 1, vào Bước 2 thì dựa trên trực giác về ngành (dựa theo kinh nghiệm trong ngành để coi có lớn không, có đáng làm không) và đưa MVP (mini value product) để test luôn, vừa test vừa cải thiện dần.
Tổng kết:
"Làm marketing âu cũng là mấy trò sành đời ấy mà"
hình như ông Trốt nào đấy từng nói thế
Muốn sành đời thì cần trải nghiệm, để mà ngạc nhiên.
Trải nghiệm rồi thì chiêm nghiệm. Chiêm nghiệm bằng cách nghi ngờ. Khi đã có câu trả lời cho sự nghi ngờ, thì kiến thức bạn học từ người khác, thành của bạn.
Tái bút: Còn đây là blog IG viết về mấy chuyện ngạc nhiên và nghi ngờ của mình: https://www.instagram.com/iamnowhere00/