BẠN CÓ TỪNG NGHE CÁC TIN DƯỚI ĐÂY CHƯA ?
- Nhóm dân số 1% giàu nhất của thế giới hiện đang chiếm hơn một nửa tài sản của nhân loại
- Với phương pháp tính mới của Tổng cục Thống kê, thu nhập trung bình trên đầu người mỗi năm của Việt Nam hiện nay khoảng 3.000 USD. Với mức tăng tài sản hiện nay, ông Vượng chỉ cần chưa tới 24 giây đã đạt mức thu nhập trung bình này. 
- Mỗi một giây, Bill Gates kiếm được thêm 380 USD và nếu chia cho mỗi người trên hành tinh 10 USD thì ông vẫn còn lại 30 tỷ USD.
- CEO Amazon tăng thêm 8 tỉ USD chỉ trong vài phút
Và nhiều người rất ngưỡng mộ những con số đó, vì chưa đầy 1 phút những tỷ phú đó đã kiếm được số tiền bằng họ làm cật lực một năm, thậm chí cả đời còn chưa có nổi luôn cơ mà ? Và bài này, sẽ giải thích cho các bạn biết rằng:" Các tỷ phú Thế Giới có giàu như bạn nghĩ không nha"

Sự giàu có không đồng nhất

Để bắt đầu, trước tiên chúng ta cần hiểu sự giàu có được định nghĩa như thế nào. 

Sự giàu có, về mặt đầu tư, được định nghĩa là giá trị của tất cả các tài sản có giá trị thuộc sở hữu của một người, cộng đồng, công ty hoặc quốc gia .Vấn đề cơ bản của định nghĩa về sự giàu có nằm trong khái niệm giá trị. Giá trị không phải là một khái niệm khách quan; mỗi cá nhân sẽ đánh giá mọi hàng hóa hoặc dịch vụ trên hành tinh khác nhau dựa trên lợi ích cá nhân. Điều này được xác định trong Nghịch lý giá trị.
Đây là nghịch lý về giá trị của kim cương và nước; mặc dù nước hứu ích hơn rất nhiều vì nó giúp duy trì sự sống nhưng kim cương lại có giá trị cao hơn trên thị trường.Một người sống bên bờ sông sẽ đổi những xe tải chở nước lấy một bao kim cương trong khi một người mắc kẹt ở Sahara sẽ háo hức đổi một bao kim cương lấy một bình CamelBak đầy nước.Nhà kinh tế học Adam Smith thường được coi là người đầu tiên đưa ra nghịch lý này. Các nhà kinh tế học khác như Nicolaus Copernicus, John Locke, John Law, và nhiều nhà kinh tế học khác đã cố gắng giải thích sự bất cân xứng này.
Học thuyết giá trị lao động
Adam Smith đã giải thích nghịch lý này bằng cách nói rằng giá trị có 2 mặt: Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Những thứ có giá trị sử dụng lớn thường có rất ít hoặc không có giá trị trao đổi; và ngược lại, những thứ có giá trị trao đổi lớn thường có ít hoặc không có giá trị sử dụng. Chi tiết hơn, ông giải thích giá trị trao đổi được quyết định bởi lao động.
Giá cả thật của mọi thứ, là sự lao động vất vả và những khó khăn để có được hàng hóa ấy. Vì vậy, Smith phủ nhận mối quan hệ giữa giá và tính hữu dụng. Giá cả theo quan điểm của ông liên quan tới yếu tố sản xuất (cụ thể là lao động) và không phải trên quan điểm tiêu dùng. Những người ủng hộ học thuyết giá trị lao động coi đó là lời giải cho nghịch lý.
Vấn đề ở đây là việc định giá như vậy là chủ quan và phụ thuộc cao vào việc đáp ứng các điều kiện cụ thể. Nếu chúng ta nhìn vào các thành phần của sự giàu có, sự giàu có của 1% người giàu nhất được tạo thành chủ yếu từ các cổ phần sở hữu doanh nghiệp .

Quyền sở hữu doanh nghiệp thường được đại diện bởi cổ phiếu trong công ty. Sự giàu có của một người được định nghĩa ở đây là lấy giá thị trường niêm yết hiện tại của cổ phiếu và nhân nó với cổ phần sở hữu của cá nhân đó. Vấn đề với định nghĩa này là làm thế nào vốn chủ sở hữu được giao dịch. Giá trị của vốn chủ sở hữu bạn thấy trên Dow Jones không phải là giá trị của mỗi cổ phần tồn tại. 
Chỉ số Dow Jones là gì?
Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones (Dow Jones Industrial Average, viết tắt: DJIA) hay Dow Jones Index được cấu thành từ 30 cổ phiếu được yết trên NYSE (Sàn giao dịch chứng khoán New York) và NASDAQ do công ty Dow Jones quản lý.
Chỉ số này có vai trò như một thước đo cho toàn bộ thị trường tài chính của Mỹ. Bởi vì nó bao gồm 3 chỉ số thuộc 3 nhóm ngành khác nhau đó là: Công nghiệp DJIA (Dow Jones Industrial Average), Vận tải DJTA (Dow Jones Transportation Average) và Dịch vụ DJUA (Dow Jones Utilities Average).
Thay vào đó, nó thực sự là giao dịch cận biên cuối cùng cho công ty cụ thể đó.
Các nhà ủng hộ quan niệm giá trị cận biên giải thích rằng tổng giá trị của kim cương hay nước không phải là vấn đề, mà vấn đề nằm ở giá trị của mỗi đơn vị nước hoặc kim cương. Rõ ràng tổng giá trị của nước đối với con người là vô cùng lớn vì con người cần nước để tồn tại. Tuy nhiên, nguồn cung cấp nước trên thế giới là vô cùng lớn, nên giá trị cận biên của nước là nhỏ. Nói cách khác, mỗi đơn vị nước tăng thêm trở nên kém cần thiết hơn rất nhiều. Còn nguồn cung cấp kim cương rất ít vì vậy tính hữu ích của mỗi đơn vị kim cương tăng thêm cao hơn của mỗi đơn vị nước tăng thêm. Vì vậy, kim cương có giá trị cao hơn đối với con người và người ta phải trả giá cao hơn để có được kim cương.
Vì vậy, nếu Amazon niêm yết ở mức 1.800 đô la mỗi cổ phiếu, tất cả điều này có nghĩa là ai đó ở ngoài đó đã bán một hoặc nhiều cổ phiếu với giá 1.800 đô la cho người khác. Điều này không có nghĩa là nếu ai đó vẫy $920 tỷ trên thị trường, họ sẽ là chủ sở hữu duy nhất của Amazon.
Phần lớn trong số ~ 500 triệu cổ phiếu đang lưu hành của Amazon được định giá cao hơn giá thị trường niêm yết của người nắm giữ
Một người có tài sản 50.000 đô la có thể dễ dàng thanh lý tài sản của họ mà không gây ra một cú hích nào trong giá cả thị trường. Về mặt tài sản có thể được sử dụng mà không bị suy giảm giá trị, 1% người giàu nhất thực sự chỉ sở hữu khoảng 6% tài sản. Mặc dù điều này vẫn không đồng đều, nhưng nó không ở gần mức 50% thường xuyên được trình bày.

Cách định giá cổ phiếu bằng chỉ số P/E


Theo hình trên, ta có công thức:
P/E = Giá thị trường / EPS
Hay  P/E = Vốn hóa công ty / Lợi nhuận sau thuế
Trong đó:
P = Price = Market Price: Giá thị trường tại thời điểm giao dịch.
EPS =  Earning Per Share: Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu
Công thức EPS: = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành)
Ví dụ:
Nếu giá cổ phiếu của Vinamilk VNM bán trên thị trường chứng khoán là 150.000 đô và thu nhập của mỗi cổ phiếu là 7.500 đô thì chỉ số P/E sẽ là 20 ( =150.000 / 7.500), điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 20 đô cho mỗi 1 đô lợi nhuận của Vinamilk kiếm được trong 1 năm. Nếu Chỉ số P/E giảm xuống còn 10 có nghĩa là nhà đầu tư chỉ trả 10 đô cho mỗi 1 đô lợi nhuận.
Hiểu đơn giản: P/E = Số năm hòa vốn (Nếu lợi nhuận không đổi)
Điều gì xảy ra nếu năm tới doanh thu tăng và chi phí đi xuống? Điều đó có nghĩa là thu nhập ròng tăng lên, đồng nghĩa với thu nhập trên mỗi cổ phiếu cũng tăng lên .. Giả sử EPS cổ phiếu của tôi là 25 đô la và tỷ lệ P/E vẫn ở mức tương tự, điều đó có nghĩa là cổ phiếu của tôi hiện là $45
Ví dụ cho sự biến động của thị trường do cổ phiếu của một vài công ty lớn:

Khi tin tức về việc bán cổ phần đầu tiên xuất hiện vào tháng 8/2017, cổ phiếu Sabeco bắt đầu tăng và lên mức cao kỷ lục vào tháng 11/2017. Đà mua mạnh mẽ đã đưa Sabeco lên vị trí thứ 2 về vốn hóa trên HoSE, với tỷ trọng 8,6%.

Các nhà đầu tư giá trị đã phải đối mặt với một câu hỏi hóc búa. Rõ ràng Sabeco đã được định giá quá cao và mức giá cao là do ThaiBev sẵn sàng xuống tiền để giành quyền kiểm soát công ty. Tuy nhiên, nếu lực bán ra mạnh có thể khiến VN-Index bị hãm đà tăng.
Dòng tiền đầu cơ điên cuồng đang đẩy giá nhiều cổ phiếu lên cao một cách khó hiểu

Ông Boockvar nói với CNBC: "Trong lịch sử thị trường chứng khoán, luôn có những cái tên xuất hiện và trở thành ví dụ hoàn hảo của việc đầu cơ - những công ty quảng cáo có thể chữa được ung thư, đưa con người đến Mặt Trăng hoặc sao Hỏa. Đối với thị trường rộng hơn, điều này phản ánh sự liều lĩnh, và rằng mọi người đang đánh cược vào vận may".

Tesla, Virgin Galactic và thậm chí cả nhà sản xuất động cơ khí hydro Plug Power đều đã được hưởng lợi lớn từ hiện tượng này. Giá cổ phiếu mỗi công ty trên đều đã tăng gấp đôi hoặc gấp ba kể từ đầu năm

Virgin Galactic mới chỉ được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York từ ngày 28/10/2019. Đây là công ty hàng không vũ trụ thương mại đầu tiên và duy nhất được niêm yết công khai.

Theo Bloomberg, giá cổ phiếu của Virgin Galactic đã tăng 400% kể từ mức thấp nhất hồi tháng 12/2019. Hiện vốn hóa thị trường của công ty này là 8 tỉ USD, gấp gần 2.000 lần doanh thu dự kiến năm 2019.

Công ty này không có phát triển lớn nào có thể lí giải cho cho sự hưng phấn lớn đến vậy của thị trường. Thậm chí mức tăng này còn gần gấp đôi so với cổ phiếu của Tesla.

Hoạt động kinh doanh chính mà Virgin Glactic nhắm đến - đưa hành khách lên không gian - có thể sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề, chưa kể đến rất nhiều qui định phức tạp. Nhưng những người hâm mộ của Virgin Galactic có vẻ không để ý đến những thách thức ngắn hạn này.

Cổ phiếu xe điện Tesla chạy nhanh như gió

Tính đến phiên 19/2, giá cổ phiếu Tesla đã tăng hơn 113% so với đầu năm 2020. Những người lạc quan thì cho rằng tiềm năng của công ty là vô hạn. Nhưng một số nhà đầu tư khác thì cho rằng giá trị thị trường hiện tại của hãng xe điện này đã vượt quá giá trị thực. Thậm chí Tesla chưa từng đạt được lợi nhuận sau thuế dương trong cả năm (hãng mới chỉ có lãi trong hai quí gần đây).

Các cổ phiếu trên đều thuộc loại đầu cơ. Nhà đầu tư định giá các công ty này dựa trên những gì chúng có thể kiếm được trong tương lai - chứ không phải những gì kiếm được ở hiện tại. Hầu hết những biến động giá lớn xảy ra mà không có bất kì tin tức lớn nào được công bố.
Thông thường, chỉ số P/E cao thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai.
Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sẵn sàng trả một mức “premium” cho những doanh nghiệp hàng đầu. Vì thế mà những doanh nghiệp này có chỉ số P/E rất cao.
Chỉ số P/E cao
Ví dụ tiêu biểu nhất có lẽ phải nói đến cổ phiếu Amazon của vị tỷ phú giàu nhất hành tinh Jeff Bezos. Công ty này chưa từng trả 1 đồng cổ tức cho cổ đông từ khi niêm yết và mức P/E hiện tại là 91,42, trong khi sàn Nasdaq nơi công ty này niêm yết chỉ có mức P/E xấp xỉ 19.
Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng…
Chỉ số P/E cao đôi khi là biểu hiện việc doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả (các chỉ số tài chính sẽ chỉ ra điều này rõ ràng hơn), khiến EPS thấp (thậm chí = 0) nên chỉ số P/E mới cao.
Chỉ số P/E thấp
Có rất nhiều lý do để doanh nghiệp có chỉ số P/E thấp ở một thời điểm.
Có thể doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian trước. Vì thế, lợi nhuận trên 1 cổ phần (EPS) tăng lên, khiến cho P/E thấp. Trong trường hợp này có thể nói cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để chúng ta mua vào.
Tuy nhiên, P/E thấp có thể do doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường (từ thanh lý tài sản, hay bán công ty con,…). Nhưng khoản lợi nhuận này sẽ không bền vững. Chúng không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi và không lặp lại trong tương lai.
Hoặc do các cổ đông hiện hữu, họ không còn thấy khả năng phát triển của doanh nghiệp, nên quyết định bán chốt lời. Khiến giá cổ phiếu giảm. Dẫn tới P/E thấp.
Với những trường hợp này, chỉ số P/E ở mức thấp có thể sẽ duy trì trong một khoảng thời gian, nhưng có lẽ cổ phiếu đó không được coi là rẻ, bởi triển vọng phát triển của doanh nghiệp không còn tươi sáng.
Chỉ số P/E tốt là…
Như đã phân tích ở trên
Thật khó để nói rằng chỉ số P/E nào đó là tốt và tốt như thế nào…
Chỉ số P/E hiện tại cao hay thấp không có nhiều ý nghĩa nếu đứng một mình. Nó cần được đem ra so sánh với P/E toàn ngành cũng như với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của công ty.
Giá trị ròng của Jeff Bezos dựa trên giá trị cổ phiếu của ông ấy.Đó là lý do tại sao nếu giá trị cổ phiếu Amazon tăng lên thì giá trị ròng của ông ta sẽ tăng. Khi bạn đọc tin tức rằng một số tỷ phú tài sản ròng đột nhiên giảm, đó là vì cổ phiếu mà ông sở hữu cũng đã giảm giá trị.Nó thậm chí không phải là tiền thật. Nó chỉ trên giấy. Vì vậy, ông ta cực kỳ giàu có, nhưng hầu hết là trên giấy tờ. Nếu điều gì đó xảy ra và thị trường chứng khoán thực sự sụp đổ và chứng khoán Amazon đi cùng với nó, giá trị ròng của ông ta cũng sẽ sụp đổ với tỷ lệ tương đương. Giá trị ròng của ông gắn liền với giá trị giấy của cổ phiếu Amazon
Giá trị ròng là thước đo sự giàu có của một thực thể, người hoặc công ty, cũng như các ngành và các quốc gia. 
Có thể hiểu đơn giản, giá trị ròng được định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả. Đây là số liệu quan trọng để đánh giá sức khỏe tài chính của một công ty và nó cung cấp một bức tranh khái quát về tình hình tài chính hiện tại của công ty đó.
Giá trị ròng được tính bằng cách lấy tài sản trừ đi tất cả các khoản nợ. Tài sản là bất cứ thứ gì thuộc sở hữu và có giá trị tiền tệ, còn nợ phải trả là những nghĩa vụ làm suy yếu nguồn lực. 

Vậy nếu Jeff Bezos bán phần lớn cổ phiếu, thì điều gì sẽ xảy ra ?

Jeff Bezos sở hữu khoảng 12% tại Amazon với mức vốn hóa thị trường khoảng hơn 1000 tỷ đô la, vì vậy giá trị cổ phiếu của ông là khoảng 115 tỷ đô la.

Có ba vấn đề ông sẽ gặp phải khi bán những cổ phiếu đó:
+ Đầu tiên, bất cứ khi nào chủ sở hữu / người trong cuộc bán cổ phần của họ, thông tin sẽ được công khai - vì vậy tất cả chúng ta sẽ biết ông ấy đang làm điều đó. Nếu số tiền quá lớn thì đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với Amazon khi nó đặt ra câu hỏi tại sao? Trừ khi ông ta có nhu cầu ngay lập tức và đó là một khoản rất nhỏ, hành động thanh lý đơn giản có thể khiến nhà đầu tư lo ngại và nó có thể khiến cổ phiếu giảm giá.Rõ ràng nó phụ thuộc vào giá mà ông ta bán cổ phiếu của mình ở mức nào. Ông ta có thể bán tất cả các cổ phiếu của mình với giá thị trường hiện tại, sẽ có rất nhiều cổ phiếu để mua, nhưng khi mọi người bắt đầu mua chúng,sẽ nhanh chóng bị mất giá (vì có rất nhiều trong số đó và vì thực tế là Jeff Bezos chỉ cố bán hết cổ phiếu của mình). Điều này sẽ dẫn đến một sự cố (nếu đủ người mua cổ phiếu của Jeff Bezos).Nhưng giá cổ phiếu thấp hơn có thể gây tổn hại cho công ty và hàng chục ngàn nhân viên. Chủ sở hữu thường không muốn làm điều đó.

Vì vậy, trong khi ông ta không thể bán tất cả các cổ phiếu của mình cùng một lúc mà không làm giảm giá cổ phiếu của mình, ông ta vẫn có thể bán một phần cổ phiếu của mình.
+ Mối quan tâm thứ hai chỉ đơn giản là khối lượng. Nếu ông ta cố gắng bán một phần đáng kể cổ phiếu của mình, ông ta cần người khác mua nó. 12% là số lượng rất nhiều, vì vậy ông ta sẽ bắt đầu xem xét các công ty cổ phần tư nhân hoặc các công ty đại chúng lớn, đơn giản là sẽ mua lại 12% cổ phần của Amazon để đổi lấy 115 tỷ đô la.Điều đó có nghĩa là ông ta sẽ cần bán nó trong một vài tuần, tháng và năm.

+ Cuối cùng, có thuế. Các quy tắc về thuế đang thay đổi mọi lúc ở Mỹ nhưng có một điều không phải - đó là hiệu quả về mặt thuế để quyên góp cổ phần công khai cho một nền tảng hơn là quyên góp tiền mặt. Không có vấn đề gì nếu Jeff Bezos có khuynh hướng từ thiện hay không, thực tế đơn giản của vấn đề là ông ta không thể tiêu hết tiền của mình và ông ta sẽ giữ lại nhiều hơn (mặc dù không sử dụng cho mục đích cá nhân) nếu ông ta chuyển nó sang một quỹ từ thiện.
Giả sử ông ta có 100 cổ phiếu trị giá khoảng 200.000 đô la. Nếu ông ta bán những thứ đó, ông ta sẽ phải chịu thuế lãi vốn trên toàn bộ số tiền và còn lại với số tiền 150.000 đô la.
Nếu ông ấy quyên góp 200.000 đô la cho một tổ chức từ thiện, ông ấy sẽ nhận được một biên lai từ thiện 200.000 đô la - tiết kiệm cho anh ấy khoảng 80.000 đô la trong tổng số thuế.
Do đó, bằng cách quyên góp 200.000 đô la, ông đã biến số tiền đó thành ra khoảng 280.000 đô la.
Nói tóm lại, Jeff Bezos thực sự chỉ bán được phần lớn cổ phần của mình một cách chậm chạp trong 40 năm tới bằng cách tặng chúng.
Tôi nghĩ rằng 99% tài sản của các tỷ phú hoàn toàn dựa vào chứng khoán.Tiền này không thể lấy ngay lập tức bởi vì thời điểm họ cố gắng bán một phần lớn cổ phiếu của mình, nó gây ra "hiệu ứng gợn" khi bán và khiến giá cổ phiếu giảm. Mình xin nhắc lại một chút về "hiệu ứng gợn" trong quá khứ

"Hiệu ứng gợn" của vụ sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929

Trong những năm 1920, thị trường chứng khoán Mỹ đã trải qua giai đoạn mở rộng nhanh chóng, đạt đến đỉnh cao vào tháng 8/1929, thời kì đầu cơ điên cuồng. Sau đó, sản xuất giảm và thất nghiệp tăng lên, khiến cổ phiếu vượt quá giá trị thực của chúng. Một số những nguyên nhân khác dẫn đến sự sụp đổ thị trường là tiền lương thấp, nợ nần tăng, nông nghiệp yếu kém và quá tải các khoản vay ngân hàng lớn không thể thanh lí.

Giá cổ phiếu bắt đầu giảm vào tháng 9 vào đầu tháng 10/1929, và vào ngày 18/10, cú ngã xảy ra. Sự hoảng loạn kéo đến khiến số cổ phiếu bị bán tháo lên đến 12.894.650 trong ngày 24/10 (Ngày thứ Năm đen tối). Các công ty đầu tư và các ngân hàng hàng đầu đã cố gắng ổn định thị trường bằng cách mua các khối cổ phiếu lớn, tạo ra một sự phục hồi nhẹ vào thứ Sáu. Tuy nhiên, vào ngày thứ Hai, cơn bão lại ập đến một lần nữa khiến thị trường rơi tự do. Sau Ngày thứ Hai đen tối là Ngày thứ Ba đen tối, khi đó giá cổ phiếu đã hoàn toàn sụp đổ.

Sau ngày 29/10/1929, giá cổ phiếu đã chạm đáy, do đó đã có sự phục hồi đáng kể trong những tuần tiếp theo. Tuy nhiên, nhìn chung giá vẫn tiếp tục giảm khi Mỹ rơi vào cuộc Đại Khủng hoảng. Đến năm 1932, cổ phiếu chỉ có giá trị 20% so giá trị vào mùa hè năm 1929.

Các chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones chạm đáy vào ngày 8/7/1932, giảm 89% so với mức đỉnh vào tháng 9/1929, khiến nó trở thành thị trường giá xuống lớn nhất trong lịch sử Phố Wall. Chỉ số Dow Jones mãi đến tháng 11/1954 mới trở lại mức cao nhất hồi 1929.

Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra Đại khủng hoảng, nhưng nó đã góp phần đẩy nhanh sự sụp đổ kinh tế toàn cầu mà bản thân nó cũng là một triệu chứng.

Đến năm 1933, gần một nửa các ngân hàng của Mỹ đã phá sản và tình trạng thất nghiệp xảy ra với 15 triệu người, tương đương 30% lực lượng lao động. Chỉ đến khi Thế chiến II nổ ra, Mỹ được lợi từ việc đảm nhận sản xuất một lượng vũ khí khổng lồ, mới đưa nước này thoát khỏi khủng hoảng sau một thập kỉ thất bại.

Vào ngày 29/10/1929, "Ngày thứ Ba đen tối" này đã ập xuống Phố Wall khi các nhà đầu tư bán tháo ồ ạt 16.410.030 cổ phiếu trên Sàn chứng khoán New York trong một ngày. Hàng tỉ đô la đã không cánh mà bay khiến hàng ngàn nhà đầu tư gặp khó khăn. Các máy điện báo giá thị trường cổ phiếu chạy chậm trong nhiều giờ vì máy móc không thể xử lí khối lượng giao dịch khổng lồ như vậy

Hậu quả mà "Ngày thứ Ba đen tối" để lại, đã khiến nước Mỹ và phần còn lại của thế giới công nghiệp rơi vào vòng xoáy của cuộc Đại khủng hoảng.



Nhưng họ vẫn có thể vay các khoản vay thay cho giá trị của cổ phiếu bằng tiền thật.Những gì họ CÓ THỂ làm chẳng hạn là mua các công ty khác hoặc thậm chí thực hiện với cổ phiếu của họ là "tiền" mà không gây ra "hiệu ứng gợn sóng" đó.Đây là những gì bạn "mua" khi bạn giàu có ...
Hầu hết giá trị của họ chỉ có giá trị tiềm năng vì nó được giữ trong chứng khoán. Họ không có gần như số tiền mặt đó và nếu thị trường tài chính suy thoái thì giá trị ròng của họ cũng sẽ như vậy
Tài sản giấy giả không thực sự tồn tại theo bất kỳ ý nghĩa thực tế nào. Tất cả mọi người là một tỷ phú thực sự đều biết điều này và đó là lý do hầu hết họ không chịu thua lỗ về giấy tờ khi thị trường sụp đổ đáng kể miễn là nó không phá hủy niềm tin vào hệ thống thị trường như năm 1929.

Việc bán một lượng lớn cổ phiếu đột ngột sẽ khiến giá cổ phiếu lao dốc và gây ra sự sụp đổ kinh tế trên toàn thế giới là một dấu hiệu cho thấy giá cổ phiếu bị định giá ồ ạt ... Điều này không thể xảy ra nếu không thì sẽ có nhiều người muốn sở hữu cổ phiếu có giá trị này. Bezos không thực sự có nhiều của cải như quảng cáo bởi vì theo nhiều cách, thị trường chứng khoán hiện hoạt động như một mô hình Ponzi được tôn vinh ...
Mô hình Ponzi là trò vay tiền của người này để trả nợ người khác. Kẻ đi vay đưa ra cam kết trả lợi tức cao cho người cho vay và quảng cáo với họ về những tấm gương đã từng nhận được lợi tức cao trước đây để hấp dẫn người cho vay. Người cho vay bị hấp dẫn bởi lợi tức cao lại thậm chí giới thiệu những người cho vay mới hơn. Bằng hình thức này, kẻ đi vay càng ngày càng vay được những khoản tiền lớn hơn từ nhiều người cho vay mới hơn.
Người chủ của các mô hình Ponzi thường lôi kéo các nhà đầu tư mới bằng cách cung cấp lợi nhuận cao hơn so với các khoản đầu tư khác, với lợi nhuận ngắn hạn hoặc là cao bất thường hoặc kéo dài một cách bất thường.

Ví dụ, có một du thuyền rất đẹp và xịn xò chỉ có một chiếc duy nhất trên toàn Thế Giới với giá 1 tỷ đô, thì các tỷ phú có sẵn sàng bỏ ra số tiền đó để mua du thuyền không ?


Khi bạn giàu có, bạn sẽ có cách nghĩ về tiền khác nhau.:
+Nguyên tắc đầu tiên là luôn bảo toàn vốn (tiền), đặc biệt là tiền có thể được đầu tư để kiếm thêm tiền
+ Quy tắc thứ hai là luôn sử dụng đòn bẩy (tiền của người khác) khi bạn có thể
+ Nguyên tắc thứ ba là tìm kiếm những lợi thế về thuế trong mọi giao dịch

Điều quan trọng là luôn nhắc nhở bản thân rằng để tích lũy sự giàu có như vậy, người đó sẽ phải liên tục chống lại sự thôi thúc muốn chi tiêu quá mức. Anh ấy/cô ấy cũng sẽ phải đầu tư thành công để làm cho tất cả số tiền tích lũy tạo ra nhiều tiền hơn.

Quan trọng hơn, một người quản lý để xây dựng một tài sản ròng trị giá vài tỷ USD sẽ không bao giờ cho phép 1 tỷ USD trong tài khoản ngân hàng của mình, khi họ có thể đầu tư vào đó để tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, không ai có số tiền này trong tay.

Tỷ phú sẽ không bán cổ phiếu vì những lý do cơ bản giống nhau. Chứng khoán tạo ra lợi nhuận, trong khi sở hữu một du thuyền thì không.

Những gì anh ấy hoặc cô ấy sẽ làm là vay một khoản tiền và sau đó trả dần dần, sử dụng lợi nhuận được tạo ra bởi các khoản đầu tư của họ. Bằng cách này, họ không mất giá trị ròng hoặc lợi nhuận, trong khi vẫn có được du thuyền. Lãi suất không đáng kể khi so sánh với chi phí thay thế của việc bán cổ phiếu.

Các tỷ phú có tin tưởng tiền mặt không ?

Tỉ phú Ray Dalio - Chủ tịch quỹ đầu tư Bridgewater Associates cho rằng tiền mặt là một lựa chọn tồi khi so sánh với các tài sản khác khi chính phủ và ngân hàng trung ương tung ra nhiều biện pháp kích thích kinh tế.
Theo Bloomberg, vị tỉ phú này chia sẻ trên Reddit hôm 7/4: "Hãy nhớ rằng dù giá trị của tiền mặt không biến động nhiều như các tài sản khác, nắm giữ tiền mặt chỉ mang về lợi suất âm".

"Do đó, tôi nghĩ tiền mặt là rác khi so sánh với các lựa chọn khác, đặc biệt là những tài sản giữ giá hoặc tăng giá trong giai đoạn chính phủ và ngân hàng trung ương ban hành các chính sách nhằm kích thích sản lượng trong nền kinh tế và thúc đẩy tiêu dùng (ví dụ như vàng và một số cổ phiếu)"
Điều mang lại giá trị tiền giấy là "niềm tin" và "niềm tin" vào nó.Nhưng các loại tiền tệ khác nhau thường xuyên bị các ngân hàng trung ương thao túng, vì vậy hầu hết những người có hàng tỷ đô la và nhận thức được thực tế này không thực sự tin tưởng hầu hết các loại tiền tệ.  Tất nhiên những người rất giàu mua nghệ thuật và kim loại quý bằng "tài sản giấy"

Công ty "nghìn tỷ USD" có thật là giá trị nghìn tỷ USD ?

Cách đây không lâu, đã có thông tin rằng Apple trở thành công ty "nghìn tỷ USD" đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Các nhà đầu tư mua cổ phiếu Apple sẽ cảm thấy đó là một thông tin vô cùng tuyệt vời.
Bởi vì việc đạt đến giá trị hàng nghìn tỷ USD cũng sẽ chẳng khiến cho công ty này tăng gấp đôi được sản lượng trong một đêm hay điều gì đó đại loại thế. Cái bạn quan tâm là sau khi đạt giá trị đó, công ty này đã cho ra mắt một chiếc iPhone bị cho là "gây thất vọng nhất" từ trước tới nay.
Hãy quay trở lại ngày 26/7/2015. Nếu bạn chỉ đơn giản là người dùng Facebook, bạn sẽ chẳng có ấn tượng gì về ngày này. Facebook trông vẫn thế, nhưng thực ra nó đã mất 120 tỷ USD, chỉ trong ngày hôm đó. Số tiền này còn nhiều hơn cả GDP của Ukraine, quốc gia lớn thứ hai châu Âu với dân số 45 triệu người.
Vậy tại sao các công ty này lại có thể đột nhiên mất nhiều tiền như thế?
Vấn đề là ở giá trị vốn hóa thị trường - tổng giá trị của số cổ phần của một công ty niêm yết. Hãy quay lại câu chuyện "nghìn tỷ" của Apple, điều đó có đồng nghĩa với việc muốn mua Apple bạn phải dùng số tiền tương đương với ngân sách của chính phủ Anh hay không?
Để xác định giá trị vốn hóa thị trường của một công ty, họ lấy giá trị của một cổ phiếu nhân với tổng lượng cổ phiếu. Tuy nhiên, giá trị cổ phiếu không đại diện cho giá trị thực của công ty. Chúng thay đổi hàng ngày, hàng giờ.
Giả sử rằng cổ phiếu Apple đang là 230 USD, mức giá khi Apple trở thành công ty "nghìn tỷ". Bất cứ ai học về kinh tế cơ bản cũng đều biết, giá sẽ phụ thuộc vào cung và cầu. Chỉ có một phần nhỏ các nhà đầu tư sẵn sàng mua cổ phiếu Apple với giá 230 USD, một số người khác chỉ sẵn sàng trả 200 USD, và chủ yếu sẽ mua khi giá khoảng 80-100 USD. Vậy rõ ràng về mặt lý thuyết, nó không thể đạt được giá trị "nghìn tỷ" đó.
Nhưng đó chỉ là lý thuyết, trên thực tế, nếu những người ở đáy của tháp nhu cầu (những người sẵn sàng mua cổ phiếu Apple với mức giá thấp nhất) đột nhiên bán cổ phiếu ra, giá tối thiểu có thể sẽ giảm thậm chí chỉ xuống còn khoảng 60 USD. Ngược lại, nếu họ đột nhiên muốn mua vào, giá có thể tăng thậm chí gấp đôi hoặc gấp ba lần
Rõ rằng giá trị vốn hóa thị trường không phải là cách chính xác nhất để định giá một công ty, nhưng đó là cách phổ biến nhất.

Hầu hết tài sản của các tỷ phú hiện nay đều đến từ cổ phần của họ trong các công ty lớn. Jeff Bezos là người giàu nhất hành tinh vì ông sở hữu 12% của Amazon. Hay như Mark Zuckerberg, anh đã mất 15 tỷ USD chỉ trong một ngày vì cổ phiếu Facebook giảm giá, nhưng điều đó cũng chẳng làm ông ta để tâm quá nhiều.

Chơi cổ phiếu sẽ không biến bạn thành một tỷ phú

Nhìn xuống danh sách 400 người giàu nhất của Forbes và bạn sẽ thấy rằng không ai trong số họ kiếm được tiền nhờ việc kiếm cổ phiếu một mình. Không ai trong số họ là nhân viên toàn bộ sự nghiệp của họ. Tất cả đều là doanh nhân hoặc là nhà tài chính của doanh nhân. Hầu hết các doanh nghiệp sở hữu hoặc là đối tác trong liên doanh nhiều tỷ đô la.

Hãy nhìn vào toán học

S&P 500 trở lại với tỷ lệ trung bình hàng năm là 9,6% từ năm 1928 đến 2014. Ngay cả khi mức tăng lên tới 10%, sẽ cần một nhà đầu tư hơn 24 năm tăng trưởng để trở thành tỷ phú nếu họ bắt đầu với 100 đô la triệu cổ phiếu.
S&P 500 (viết đầy đủ trong tiếng Anh là Standard & Poor's 500 Stock Index - Chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & Poor) là 1 chỉ số chứng khoán dựa trên vốn hóa thị trường của 500 công ty giao dịch công khai trên thị trường chứng khoán Mỹ, nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin về sự chuyển động tổng thể của thị trường.

Chỉ số này được quản lý bởi Standard & Poor’s thuộc McGraw-Hill - công ty thành lập các chỉ số khác như S&P MidCap 400, S&P SmallCap 600 và S&P Composite 1500.

Điều này khiến chỉ số S&P 500 khác với các chỉ số thị trường chứng khoán khác của Mĩ như chỉ số công nghiệp Dow Jones hay chỉ số Nasdaq Composite.

Chỉ số S&P 500 là một trong những chỉ số khách quan và được quan tâm nhất, rất nhiều nhà đầu tư coi đây là thước đo tốt nhất của thị trường chứng khoán Mĩ cũng như là một chỉ số chủ đạo của nền kinh tế
Ủy ban nghiên cứu kinh tế quốc gia cũng xác nhận giá trị cổ phiếu phổ thông là nhân tố hàng đầu của mỗi chu kì kinh tế .
Hầu hết mọi người (thậm chí một số tỷ phú) không có 100 triệu đô la để đầu tư vào cổ phiếu. Bạn có thể sẽ cần tăng trưởng trung bình hàng năm hơn 10% để nhảy vào lớp tỷ phú.

Giả sử bạn thực hiện rất tốt và tiết kiệm tới 1 triệu đô la tài sản có thể đầu tư ở tuổi 30, đó là một chiến công không nhỏ. Sau đó, bạn áp dụng tất cả 1 triệu đô la vào các thị trường và bằng cách nào đó nhận ra lợi nhuận hàng năm 17,7% đáng kinh ngạc như công ty của Warren Buffett, Berkshire Hathaway. Cuối cùng, danh mục đầu tư của bạn sẽ tăng lên khoảng 300 triệu đô la ở tuổi 65. Đó là rất nhiều tiền, nhưng nó vẫn thiếu 700 triệu đô la so với vị thế tỷ phú.

Nếu bạn là một người 35 tuổi chỉ với 6.000 đô la để đầu tư, bạn sẽ cần trung bình khoảng 40% lợi nhuận cho đến khi bạn 70 tuổi để trở thành tỷ phú. Ngay cả khi bạn xây dựng một danh mục đầu tư tuyệt vời , điều đó không xảy ra.

Vậy tóm lại, nảy giờ mình muốn nói cái gì ? 

Thứ mình muốn nói là tỷ phú đô la không giàu như bạn nghĩ, ví dụ: Ở Việt Nam, một gia đình nọ có 100 tỷ đồng số tiền đó được chia đều dưới dạng: Vàng, tiền mặt và cất giữ trong ngân hàng, nên chúng ta có thể sử dụng toàn bộ số tiền đó theo ý thích. Còn tỷ phú đô la có hàng trăm tỷ USD - số tiền này lớn hơn khá nhiều GDP của 1 số quốc gia, nhưng số tiền họ có thể tùy ý sử dụng thấp hơn nhiều so với hàng trăm tỷ USD đó. Và nếu muốn chuyển toàn bộ số tiền đó về thành tiền mặt thì số tiền thực họ nhận được khó có thể đạt được con số hàng trăm tỷ USD đó và có thể gây ra một cuộc suy thoái cho công ty họ.
1% người giàu nhất thực sự chỉ sở hữu khoảng 6% tài sản chứ không phải 50% như báo thường đưa tin !!!

Bài viết này không phải để nói rằng các tỷ phú nghèo, mà là để bạn hiểu rõ hơn về tài sản của họ và thị trường cổ phiếu. Vậy lần sau nếu như bạn nhìn thấy thông tin đại loại như công ty nào đó đạt trị giá nghìn tỷ, hay tỷ phú nào đó mất hàng chục tỷ trong một đêm, đừng quá ngạc nhiên. Chuyện thường thôi!

Và thấy các tỷ phú chi tiêu tiết kiệm và đi làm từ thiện hàng chục tỷ USD thì cũng đừng ngạc nhiên. Chuyện cũng thường luôn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- MISES INSTITUTE: Billionaires Aren't Quite As Rich as We Think They Are
- INVESTOPEDIA: Stock Picking Won’t Make You a Billionaire
- QUORA.COM
- CAFEBIZ: Vì sao các tỷ phú thế giới không giàu như bạn vẫn thường nghĩ?
-GO VALUE: Chỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E như thế nào là tốt?
- BITCOIN VIETNAM NEWS: Chỉ số Dow Jones là gì ?
- MITRADE: Chỉ số S&P 500 là gì? Cách tính và cách chơi S&P 500 như thế nào?
- SAGA:NGHỊCH LÝ GIÁ TRỊ
- VIETNAMBIZ:Dòng tiền đầu cơ điên cuồng đang đẩy giá nhiều cổ phiếu lên cao một cách khó hiểu

THANK YOU FOR READING !!!