Ảnh được lấy từ trên mạng
Ảnh được lấy từ trên mạng
Có nhiều người rất thích tận hưởng cảm giác ở một mình, họ thích sự tĩnh lặng, không phải đối diện với sự tấp nập và phiền phức của thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, đối với những người khác, những người yêu thích sự năng động, những người có thói quen thích vận động, đi lại và họ đã quen cuộc sống sôi nổi, thì việc bị buộc phải ở một không gian kín, hay không được phép ra đường trong thời gian dài sẽ gây cho họ những vấn đề về tinh thần khá lớn.
Thuật ngữ "CABIN FEVER" mô tả các triệu chứng tâm lý mà một người có thể gặp phải khi họ bị giam giữ trong nhà trong thời gian dài. Các triệu chứng có thể bao gồm cảm giác bồn chồn, khó chịu và cô đơn.
Trong thời điểm trước dịch bệnh, "Cabin Fever" thường xuất hiện với những người sống ở môi trường thời tiết khắc nghiệt như mưa bão, tuyết rơi nặng hạt hay việc các phương tiện giao thông gặp vấn đề buộc họ phải ở nhà trong một khoảng thời gian. "Cabin Fever" cũng thường xảy ra với các phi hành gia du hành vũ trụ, khi mà thời gian họ bị giam hãm trong không gian kín khá dài.
Tuy nhiên, đối với thời điểm hiện nay, đại dịch Covid - 19 đang bùng nổ mạnh mẽ. Con người hầu hết phải buộc dừng các hoạt động hàng ngày, họ buộc phải thực hiện giãn cách và "đóng cửa" để phòng chống dịch bệnh. Có những người bị mắc kẹt tại các phòng trọ, không thể về nhà, không thể ra đường, hầu như họ không thể giao tiếp và tương tác trực tiếp với thế giới xung quanh. Do đó, cơn sốt "Cabin Fever" phổ biến và lan rộng hơn bao giờ hết. Nó gây ảnh hưởng đáng kể đến tâm trạng và tâm lý của con người.
Con người là những cá thể của một xã hội bao gồm các hoạt động tương tác qua lại lẫn nhau. Khi dịch bệnh bùng nổ, nó gây kìm hãm sự vận động tự nhiên vốn có của con người, sự thay đổi từ một môi trường xã hội có sự tương tác sang một môi trường cô lập và điều kiện hạn chế có thể là nguyên nhân khiến "Cabin Fever" xuất hiện.
Những dấu hiệu của "Cabin Fever"
"Cabin Fever" là một trạng thái tâm lý có thể bao gồm các cảm giác như:
- Cảm thấy buồn chán
- Cáu gắt- Tâm trạng bồn chồn
- Xuất hiện cảm giác thiếu kiên nhẫn với các vấn đề (mất kiên nhẫn hơn bình thường)
- Sự lo âu, sợ hãi
- Thiếu hoặc mất đi động lực (những việc mà bình thường muốn làm, hiện tại bỗng dưng mất hứng thú và không thấy muốn thực hiện)
- Cảm thấy cô đơn
- Cảm nhận được sự vô vọng, như rằng không ai có thể cứu rỗi được cảm giác hiện tại
- Cảm thấy phiền muộn.
(Các dấu hiệu có thể xảy ra dưới các hình thức khác nhau và tuỳ vào mỗi cá nhân, sẽ không có một nhóm dấu hiệu cụ thể nào cho mỗi người.)
Mặc dù "Cabin Fever" không phải là một căn bệnh tâm lý được công nhận, nhưng những tác động về cảm xúc, thể chất và hành vi của nó là có thật và nó có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của một người.
Các tác động của "Cabin Fever" có thể bao gồm:
- Cảm thấy không thể theo kịp thói quen hàng ngày hoặc hàng tuần.
- Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Khó tập trung
- Thay đổi thói quen chăm sóc bản thân
- Thay đổi thói quen ăn uống
- Lạm dụng chất kích thích
Một số yếu tố có thể góp phần gây ra hiện tượng "Cabin Fever" là:
- Cảm thấy không thể kết nối với bạn bè và gia đình
- Không thể tham gia vào các hoạt động mà người đó thấy thú vị hoặc có ý nghĩa.
- Trở nên kiệt sức vì công việc
- Cảm thấy không có động lực và mệt mỏi do có quá ít hoặc không có việc làm
- Ngày càng trở nên lo lắng về tài chính do thiếu thu nhập....
Vậy khi gặp phải tình trạng này, chúng ta có thể làm gì để thoát khỏi?
Một vài ý kiến có thể giúp mọi người kiểm soát và hạn chế các tác động tâm lý, thể chất và hành vi của "Cabin Fever"
- Xây dựng các thói quen và cố gắng tuân thủ chúng: Xây dựng và tuân theo một thói quen có thể giúp mọi người cảm thấy kiểm soát được tình hình của mình. Cảm giác kiểm soát này có thể giúp bạn ngăn chặn cảm giác tuyệt vọng và trầm cảm.
- Tìm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Những người lần đầu tiên làm việc tại nhà có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Mặc dù, năng suất làm việc có thể giúp bạn ngăn chặn sự buồn chán, nhưng làm việc quá chăm chỉ có thể dẫn đến kiệt sức. Mọi người nên dành thời gian của bản thân cho các hoạt động ngoài công việc mà họ cảm thấy thú vị hoặc thư giãn.
- Thực hiện theo một chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần cũng như thể chất. Tuân thủ lịch ăn uống phù hợp có thể giúp một người thiết lập thói quen hàng ngày.
- Duy trì hoạt động thể chất: Bạn nên phát triển một thói quen tập thể dục mà bạn có thể thực hiện trong nhà hay sân vườn của mình. Thói quen tập thể dục thường xuyên giúp giữ cho cơ thể cân đối và nâng cao tinh thần, giải phóng được những năng lượng tích tụ độc hại.
- Ngủ đủ giấc: Mọi người nên cố gắng đi ngủ và thức dậy vào những giờ hợp lý để đảm bảo sức khỏe.
- Kết nối với người khác bằng các phương tiện công nghệ: Mặc dù mọi người có thể không thể gặp mặt trực tiếp, nhưng họ vẫn có thể kết nối thông qua các cuộc gọi điện thoại, cuộc gọi video và mạng xã hội. Kết nối với bạn bè và gia đình theo cách này sẽ giúp ngăn chặn cảm giác bị cô lập và cô đơn.
- Kiểm soát việc tiếp nhận tin tức: Cập nhật tin tức có thể hữu ích cho việc theo dõi tình hình COVID-19. Tuy nhiên, xem tin tức quá thường xuyên có thể gây ra cảm giác lo lắng.
- Cố gắng tập trung vào những mặt tích cực: Một cách để tập trung vào những mặt tích cực là nêu ra cảm nhận và bày tỏ lòng biết ơn mỗi ngày. Mọi người có thể muốn ghi lại những điều mà họ cảm thấy biết ơn để sau này có thể suy ngẫm về chúng.
- Thoải mái với bản thân: Có thể phải mất một khoảng thời gian để một người có thể thích nghi với cách sống mới. Mọi người không nên quá khắt khe với bản thân nếu cảm thấy rằng những gì bạn đang làm không tốt như bạn tưởng tượng. Thay vào đó, mọi người có thể cố gắng thư giãn và tập trung vào những gì bạn đã làm được và thành công.
- Làm việc nhà và hòa mình cùng thiên nhiên bằng các công việc đơn giản như:
+ Trồng cây xanh, rau xanh
+ Chăm sóc cây cối và rau củ quả
+ Chăm sóc thú cưng
+ Ngắm bình minh hoặc hoàng hôn từ cửa sổ hoặc ban công
+ Tận hưởng buổi sáng với không khí trong lành và món ăn tự chế biến....
Trong thế giới sự sống, con người là những sinh vật xã hội. Có những người mang tính xã hội cao hơn những người khác. Những người có tính xã hội cao hoặc năng động có thể dễ bị ảnh hưởng bởi "Cabin Fever" hơn những người quen dành thời gian ở một mình. Những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như lo lắng và trầm cảm, cũng có thể bị ảnh hưởng cao hơn. Họ có thể nhận thấy rằng sự lo lắng hoặc trầm cảm của họ trở nên tồi tệ hơn do bị giam giữ và cô lập về mặt xã hội. Hơn nữa họ cũng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận các liệu pháp hoặc phương pháp điều trị mà họ cần.
Những người cảm thấy sự cô lập có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần thì họ nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, thành viên gia đình hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Hiện nay có một vài dự án miễn phí đồng hành cùng mọi người trong mùa dịch đã và đang khởi động. Mọi người có thể tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc trò chuyện cùng đội ngũ chuyên gia, TNV để cùng nhau vượt qua đợt dịch này.
Ví dụ về một dự án: Dự án Vắc xin tinh thần được thực hiện bởi Trường Đại học KHXH & NV, ĐHQG TP HCM với sự tham gia của đội ngũ chuyên gia đa ngành.
-----------------------------
Nguồn tìm hiểu và dịch:Janet Brito, Ph.D., LCSW, CST. (2020). What to know about cabin fever. Medical News Today.
Cùng nhau giữ sức khỏe và một tinh thần tích cực
Hiện tại mình đang làm một dự án môn học. Mong mọi người ủng hộ. Ủng hộ dự án của mình tại trang facebook:
Cảm ơn các bạn đã hỗ trợ.