Bài này mình viết đã 5 năm trước.
1. Xếp loại học sinh tiên tiến.
2. Đi thầy, chốt câu hỏi trước kì thi.
3. Hội, đoàn thể (gần như cưỡng bức gia nhập) từ măng non.
4. Phải hơn 8 điểm môn Văn và Toán (điều kiện cần) và 8 điểm trung bình (điều kiện đủ) để có danh hiệu học sinh giỏi.
5. Học sinh chém về tâm trạng cụ Tứ, vợ Nhặt và vợ chồng A Phủ như thần thánh trong khi không viết nổi một đơn xin nghỉ học, thư mời cô giáo dự tiệc cuối khóa.
-----
THỰC RA
Ảnh minh họa: Internet


1. Không có danh hiệu nào là tiên tiến. Từ điển tiếng Hán và tiếng Anh, Nga, Pháp đều không có từ này. Có thể dịch là advanced students chăng? Viết thế thì chó phốc nó cũng không ngửi được.
2. Tham nhũng trong ra đề thi là sự quái đản. Ngay cả hai xứ lầy lội như Lào - Căm còn không có phổ biến.
3. Bắt trẻ em vào hội đoàn thì chắc ngoài Việt Nam, chỉ còn Triều Tiên, Trung Quốc đại lục.
4. Nhà trường ở Châu Âu và thế giới đều xem nhẹ môn Toán. Duy mấy thím giáo dục Việt Nam đề cao. Lạ thật. Đề nghị tra google để thấy Bắc Âu chỉ cho trẻ học toán bắt buộc đến lớp 5, nghĩa là đủ để làm tính sơ đẳng. Sau đó là cho vào môn tự chọn.
5. Phải học cái CẦN trước, nghĩa là phục vụ MƯU SINH trước. Học văn, cần phải học viết đơn từ, thư ngắn, tin nhắn, câu cú cho RÕ - NGẮN - ĐỦ. Tuy nhiên, cũng phải nói rõ, ở đất nước nào mà dân chúng chỉ chăm chăm vào mưu sinh thì đất nước đó đang gặp thảm họa đen tối nhất. Sau mưu sinh đủ thì nên nâng cao tinh thần thẩm mỹ cao cấp. Đó là con đường sáng.
GIÁO DỤC Ở TA
Nếu phải mô tả nền giáo dục chính thống ở Việt Nam bằng một vài từ thì bạn sẽ dùng từ gì?
Gần đây, chúng ta nghe nhiều về những nhận xét tổng quan nền giáo dục nước ta. Một số người táo tợn và phản động đưa ra nhận định không hẳn là không có cơ sở. Rằng, ngoài dạy kỹ năng, ở Việt Nam không hề có giáo dục thực sự. Mà đó là một nền tuyên truyền, nhồi sọ.
Đạo đức, lối sống và lý tưởng đều không có tự do suy luận và đúc kết. Theo những chuyên gia nước ngoài liều mồm khốn kiếp này, tuyên truyền và nhồi sọ là hai từ căn bản để định nghĩa toàn cảnh giáo dục Việt Nam.
Do đâu mà sinh viên ta, đến 25 tuổi vẫn không có mục đích và lý tưởng sống? Theo tôi, không phải chúng không có mà lý tưởng của chúng đã bị bóp chết từ hồi học mẫu giáo.
Các cháu bé đã bị đâm chết (về mặt tinh thần) từ khi mới chập chững khoác ba lô in hình Người Nhện đến gặp cô bảo mẫu. Ước mơ người nhện của các cháu bị thối mầm, gãy cánh. Chú Spiderman lủng lẳng đằng lưng dật dờ, vô cảm. Ước mơ làm Spiderman đã chết lâm sàng như chính cuộc đời tương lai của các cháu vậy. Đương nhiên, không phải là tất cả.
Một số nhà giáo dục khác thì ôn hòa hơn, khẳng định nền giáo dục Việt Nam có thể mô tả bằng hai từ HỌC THUỘC. Theo họ, ở đâu cũng thượng tôn đọc chép và học thuộc. Học thuộc để thi, học thuộc để lấy giải quốc gia, học thuộc để tốt nghiệp nên chỉ có VĂN chứ không có TƯ và TU, nói theo cách nói của nhà Phật về tiến trình phát triển nhận thức văn – tư – tu.
Nhưng tôi thấy ý kiến này chưa chuẩn lắm. Nếu trẻ em và sinh viên Việt Nam thuộc được cái gì đó thì đã là phúc tổ dân tộc Việt này rồi. Thực ra họ chỉ thuộc để đối phó. Đối phó xong là quên sạch. Như vậy, bản chất của nền giáo dục Việt Nam phải dùng từ ĐỐI PHÓ mới mô tả được tương đối bức tranh toàn cảnh.
Từ mẫu giáo đến Đại học đều là đối phó và man trá. Cô giáo mầm non phải đối phó với lãnh đạo trường và phụ huynh. Lên đến cấp cao hơn, nhà trường chịu áp lực từ cấp trên, xã hội và cha mẹ học sinh nên cũng phải đối phó. Học trò đối phó để đạt điểm cao trong thi cử. Cảnh ấy diễn mãi đến hết cả đại học.
Ra trường, nhân viên đối phó với sếp. Cấp dưới đối phó với cấp trên. Cấp cao hay thấp đều  phải đối phó như nhau cả. Cao hơn hết là chính quyền đối phó với nhân dân. Nhân dân đối phó với chính quyền.
Tôi phủ nhận rằng dân tộc Việt thuộc lòng nhiều thứ. Thực ra thuộc lòng là phẩm chất hiếm có và ít thấy xuất hiện ở đời thường. Bạn có thể tự kiểm chứng xem dân mình đang thuộc được những gì. Vâng, không có gì cả hoặc rất ít. Vậy nhé, từ nay đừng nói dân ta là dân học thuộc nữa. Cũng đừng nói giáo dục Việt Nam là giáo dục học thuộc.
Chính xác thì phải nói giáo dục của ta là kiểu du kích, đối phó và man trá.
EM CHỌN LỐI NÀY
Chúng ta đang sống trong mới thế giới phẳng. Nghĩa là thông tin và sự lựa chọn được rộng mở hơn nhiều so với cách đây 30 năm.
Cách đây chỉ chục năm, người dân không thể nào không ăn cái bánh giáo dục ẩm mốc và phản khoa học được nhét vào miệng ta một cách đầy cưỡng bức.
Nhưng bây giờ thì khác.
Trẻ em hoàn toàn không cần bằng cấp III của bộ giáo dục vẫn có thể đi học đại học ngay trên đất nước của mình. Trường Fulbright của Mỹ ở quận 9 và trường Đại học VinUniversity của Vingroup đã không cần xét bằng cấp III.
Thay vào đó, họ thi bằng một hệ thống khảo thí giống của nước ngoài (SAT, GMAT) và viết tiểu luận, phỏng vấn trực tiếp.
Gia đình tự học, đón gia sư, học online, học theo homeschooling với giáo trình của Mỹ đang dần dần trỗi dậy ở vài nơi.
Hãy tưởng tượng, với một tấm giấy chứng nhận của Mỹ, bạn có thể xin nhập học ở hơn 3000 trường đại học trên khắp thế giới và một tấm bằng tốt nghiệp cấp III ở Việt Nam chỉ có giá trị ở bán đảo Đông Dương thì bạn chọn cái nào.
NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ HOMESCHOOLING
1. Hiện tại homeschooling rất phổ biến trên thế giới và ở Sài Gòn. Nó là một trường học từ xa từ nhỏ tới lớn. Có giáo viên, có tài liệu, có bài tập, có trả bài, có bằng cấp chứng chỉ như một trường phổ thông ở Mỹ bình thường. Nó không xa vời như người ta tưởng.
2. Cần giỏi tiếng Anh? Không hẳn vậy. Homeschooling không cần người học quá giỏi tiếng Anh. Nó là hệ giáo dục linh động đáp ứng mọi thứ mà bạn cần, chấp nhận mọi loại học viên. Bạn order môn học giống như tiệm ăn buffet Sen Tây Hồ với hơn 500 món ăn một lúc. Bạn có thể học lịch sử và địa lý Việt Nam theo kiểu mới. Khách quan, trung thực và trong sáng.
3. Tôi không hề kinh doanh homeschooling, chỉ thấy nó có lợi nên chia sẻ. Trước sau như một, tôi luôn cảm thấy tự học, tự nghiên cứu thì tuyệt vời hơn nhiều học tập trung (institutional education). Trẻ em chỉ nên gặp bạn để vui chơi thể thao văn nghệ thì tốt hơn là học hàn lâm một cách máy móc. Và homeschooling thì đáp ứng rất tốt cho nhu cầu tự học và khuyến khích tự học.
Chẳng những phong trào homeschooling tăng cao, đi học Đại học đã không còn hấp dẫn giới trẻ. Họ chứng kiến quá nhiều tình trạng thất nghiệp của những sinh viên tốt nghiệp, những giáo sư giả, tiến sỹ giả. Các gia đình nông dân bắt đầu tỉnh ngộ. Họ đi theo hai hướng chính: Nếu con gái thì quyết tâm gả chồng ngoại quốc nếu điều kiện cho phép. Còn lại là học nghề. Nghề gì cũng được, miễn là có tiền.
Đến lúc nào đó, giáo dục lại trở về đúng trật tự cần có của nó. Tuy nhiên, dân tộc đã phải trả giá quá đắt cho những trò chơi phiêu lưu mạo hiểm của những người làm quan vô trách nhiệm.
...............

MỜI BẠN GHÉ THĂM FACEBOOK ĐỖ CAO SANG ĐỂ ĐỌC THÊM NHIỀU BÀI VIẾT HẤP DẪN! XIN CẢM ƠN!
Link FB: https://www.facebook.com/docaosangpta