Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ
Trích dẫn từ Wikipedia
Đây là định nghĩa được sao y bản chính từ Wikipedia. Định nghĩa này khiến ta cảm thấy triết học là một cái gì đó cao siêu ở tầm vũ trụ và chẳng liên quan chút nào đến cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản, triết học là cách ta nhận thức thế giới và phản ứng lại với những tác động của thế giới. Nó là một hoạt động tinh thần, hình thành lên tư tưởng và biểu hiện bên ngoài qua các hành động. Vì vậy, trong triết học, con người chính là chủ thể trung tâm.
Có thể nói từ lúc loài người có nhận thức về bản thân và thế giới, triết học đã xuất hiện và phát triển với nhiều trường phái khác nhau từ thuyết vật linh sơ khai đến chủ nghĩa duy vật. Mà xét mỗi cá nhân sẽ có tư tưởng của riêng mình. Tư tưởng ấy phức tạp, biến hoá theo không gian, thời gian và tuỳ từng phạm trù trong cuộc sống. Ví dụ, một người trong công việc theo đuổi chủ nghĩa lạc quan, luôn phấn khích mà tiến tới. Nhưng cùng con người đó cũng theo đuổi những khoái lạc, từ chối những gánh nặng gia đình, con cái. Hoặc một người khi tuổi trẻ là người luôn hoài nghi, khi trung niên lại trở nên khắc kỷ. Tất nhiên khắc kỷ đích thực hay pha-ke thì còn phải xem xét. Cho nên mỗi người mang đặc tính hỗn hợp của các trường phái triết học. Thậm chí có thể nói mỗi người là một trường phái cá biệt.
Tư tưởng của mỗi người chịu ảnh hưởng từ tính cách, giáo dục và những trải nghiệm trong cuộc đời. Nó không vĩnh hằng bất biến. Lý do để ta học và thực hành triết học trước nhất là để hiểu bản thân. Hãy trả lời những câu hỏi như:
- Tại sao ta lại phản ứng và hành động như vậy? - Điều đó tác động đến bản thân và xung quanh như thế nào? - Hậu quả ra sao?
Từ bước hiểu bản thân, ta hướng đến xây dựng phương pháp tư duy phù hợp nhất với bản thân. Bạn không thể tuyên bố mình thuộc trường phái này hay trường phái kia. Mọi thứ phân loại dựa vào tư tưởng và hành động cụ thể. Tuy vậy, dù là trường phái nào cũng có lối tư duy triết học mang tính tích cực. Cụ thể ta lấy tình hình khi phải đối mặt với đại dịch Covid, bị giãn cách kéo dài, thu nhập giảm sút. Một người theo chủ nghĩa hư vô nghĩ rằng mọi thứ đều không có ý nghĩa, vậy đi làm hay không cũng cũng chẳng phải vấn đề. Một người theo thuyết khoái cảm sẽ nói: nay có rượu nay say, còn lại để mai tính. Còn ông khắc kỷ hiển nhiên chấp nhận đau thương, tìm cách sống chung với dịch. Cả ba kiểu người trên dù không tán đồng với biện pháp giãn cách kéo dài nhưng đều biểu hiện chấp nhận hiện thực.

Cái chúng ta thực hành không phải bản thân triết học. Bởi triết học không phải là một lối sống cụ thể. Ta chỉ tìm kiếm con đường minh triết cho tư tưởng cá nhân. Triết học không làm cho cuộc sống tốt hơn, không giúp bạn trở lên đạo đức hơn mà chỉ cho bạn con đường tư duy. Ở đó bạn hiểu rõ suy nghĩ và hành động của mình, khiến bạn tận hưởng từng giây của cuộc sống và không bao giờ hối tiếc quá khứ hay trông mong vào tương lai xa vời.
Đọc thêm: