Bút ký Tây Nam biên viễn
Trong một lần nọ ,thầy tôi, nhà văn Trương Chí Hùng đi đến vùng phía biên giới Tây Nam của tổ quốc để viết bút ký về cuộc chiến đẫm...
Lời ngỏ
Trong một lần nọ ,thầy tôi, nhà văn Trương Chí Hùng đi đến vùng phía biên giới Tây Nam của tổ quốc để viết bút ký về cuộc chiến đẫm máu năm 1975 và kéo dài suốt 3 năm. Thầy đã có những cuộc gặp gỡ những nhân chứng lịch sử và ghi chép lại những kí ức không bao giờ quên của họ, có những lúc, những chi tiết tuy chỉ được kể lại nhưng lại mang đến thứ cảm giác như được trở lại thời điểm địa ngục trần gian ấy. Và tình cờ trong một lần dạy học thầy đã cho chúng tôi xem tác phẩm bút ký Tây Nam viễn biên này, khi đọc xong chúng tôi như trải qua cái thứ cảm xúc mà khi thầy viết nên những trang bút ký này, một thứ cảm giác thật ghê rợn, nhưng cũng toát nên vẻ mong chờ vào một ánh dương tươi sáng sau cơn bão dữ dội. Xin mời các bạn đọc tác phẩm bút ký.
Bút ký
Nhà văn Belarus Alexievich
kể rằng, khi bà gặp gỡ các nữ cựu binh Nga từng tham gia thế chiến thứ II để phỏng vấn và viết cuốn sách về họ, ban đầu chẳng ai muốn trả lời bà. Họ không muốn nói về chiến tranh. Dù cuộc chiến ấy Tổ quốc họ đã giành chiến thắng vinh quang, nhưng thẳm sâu trong từng thân phận, có những mất mát không thể nào bù đắp được. Và họ muốn quên nó đi, không khơi lại những đớn đau trong quá khứ. Nhưng rồi, bằng sự kiên trì và động cơ chân chính, Alexievich đã khiến họ sẻ chia những câu chuyện đớn lòng của quá khứ. Đó là chất liệu để bà viết cuốn sách “Chiến tranh không có một khuôn mặt của phụ nữ”, đạt giải Nobel văn học năm 2015. Có điều, tác phẩm ấy khác với những cuốn sách viết về chiến tranh. Nó không hát lại khúc tráng ca, không đào xới hận thù, không thọc ngoáy vào những vết thương đang lành miệng. Nhà văn chỉ âm thầm kể lại những câu chuyện gắn với bao phận người, để rồi qua đó, hậu thế thấy được sự khủng khiếp của chiến tranh, đến nỗi chỉ những kẻ bệnh hoạn mới có ý nghĩ khơi mào cho một cuộc chiến
Không hiểu sao, đầu óc tôi cứ lởn vởn những câu chuyện của nhà văn Alexievich, khi ngược về biên giới Tây Nam. Mùa này nắng như đổ lửa, con đường bụi cuốn mù mịt làm bạc trắng những khóm cây hai bên. Lác đác vài mái nhà chen lẫn giữa vườn cây và ruộng lúa. Lâu lâu, bật lên một tiếng gà trưa xao xác, rồi chìm vào thinh lặng. Thị trấn Ba Chúc lọt thỏm giữa những ngọn núi trầm mặc. Những phố lô nhô đổ theo bóng nắng và bóng người chậm chậm trôi ngược xuôi.
Yên bình!
Đó là cảm giác khi tôi đặt chân đến cái thị trấn nhỏ bé này, lần nào cũng vậy. Đến nỗi, tôi không thể hình dung ra thảm cảnh giết chóc rùng rợn, tiếng la hét thất thanh của người dân xen lẫn tiếng súng, tiếng lựu đạn vang động đất trời khi bọn Pôn Pốt tràn đến cái xóm nghèo này, vào bốn mươi lăm năm trước. Người dân Ba Chúc khi ấy cũng không ngờ. Ngày 18 tháng 4 năm 1978 họ vẫn nghĩ như một ngày bình thường trong cuộc đời họ. Chợ vẫn nhóm họp, cán bộ vẫn đến cơ quan, nông dân ra đồng, lên rẫy. Họ thấy có những người lạ mặt xuất hiện, nhưng nghĩ đó chỉ là đồng bào Khmer ở các Phum, Sóc gần đó. Chợ Ba Chúc cách biên giới Việt Nam – Campuchia có bảy cây số. Quanh đấy có nhiều hộ gia đình Khmer cộng cư. Người Kinh và người Khmer miệt này sống với nhau như anh em, mấy trăm năm rồi vẫn thế.
Nhưng rồi, tiếng súng bắt đầu vang lên, dân thường ngã xuống. Lúc này, bà con mới biết những kẻ lạ mặt không phải là người Khmer anh em, mà lạ bọn giặc hung ác từ bên kia biên giới tràn sang. Bọn chúng bắn giết không chừa một ai, kể cả dân lành.
Ba Chúc hoảng loạn.
Ba Chúc kinh hoàng.
Chạy! Chạy! Chạy!...
Những tiếng hét thất thanh của bà con vang lên, chấp với. Nhưng chạy hướng nào khi bốn phương tám hướng đều là bọn ác ôn? Người dân Ba Chúc đa phần theo đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, một tôn giáo bản địa do đức bổn sư Ngô Lợi sáng lập vào cuối thế kỷ XIX. Có lẽ trước biến cố sinh tồn, niềm tin tôn giáo đã trỗi dậy trong tâm thức người dân, nên họ kéo nhau vào chùa rất đông, với mong muốn đức Phật sẽ chở che cho họ. Bà con đâu biết rằng, bọn ác quỷ nào có chùn chân trước
chánh điện từ bi. Chúng đã bao vây các ngôi chùa có hàng trăm dân thường đang ẩn náo, ném lựu đạn vào như mưa khiến xác người nằm la liệt, ngổn ngang. Máu ngập ngụa trên nền chùa. Những cánh tay khua lên trong tuyệt vọng, đau đớn bám vào bốn bức tường trong chùa, để lại những vết máu hình bàn tay đến bây giờ vẫn không
thể nào xóa được. Ở chùa Phi Lai, có những vết máu hình bàn tay như thế. Đau xót hơn, là có nhiều bàn tay của trẻ con. Ôi, những bàn tay nhỏ xíu in màu máu. Những bàn tay như đang bóp nghẹt trái tim ta. Có lẽ vì thế mà nhà thơ Trịnh Bửu Hoài sinh thời khi viếng chùa Phi Lai, đã không nén nổi nước mắt và viết bài thơ “Vệt máu hình bàn tay” đầy xúc động. Khi tôi đang quỳ giữa chánh điện, những câu thơ ấy lại vang lên, phảng phất trong làn khói mỏng:
“Trước mặt mình sao ngỡ trong mơ
Những vệt máu hình bàn tay trẻ nhỏ
Em đâu rồi mà bàn tay còn đó
Ôi bàn tay xinh xắn để nâng niu
Để vỗ reo vui, để thả cánh diều
Chợt giặc đến… bàn tay em ướt máu…”
Người ta gọi bọn giặc Pôn Pốt là một lũ diệt chủng, bởi chúng giết người một cách hết sức man rợ, kể cả người già, phụ nữ, trẻ em. Gặp bất cứ ai, chúng đều ra tay một cách tàn độc. Ném lựu đạn. Bắn. Dùng búa đập đầu hoặc nắm hai chân rồi đập đầu vào tường, vào đá núi. Xé xác trẻ con. Dùng cây đâm vào cửa mình phụ nữ lên tới bụng, sau khi hãm hiếp. Những chứng tích tội ác này hiện còn lưu giữ ở Ba Chúc, khiến ai đến xem cũng cảm thấy đau xót, khủng khiếp và căm phẫn. Có lần, tôi không giấu nổi suy nghĩ của mình, đành tự hỏi không biết bọn Pôn Pốt có phải là người hay không? Chúng có được sinh ra từ một người mẹ nào đó trên thế gian này? Ai trong chúng từng có những đứa con? Những câu hỏi ấy cứ quặn thắt lòng tôi, cuồn cuộn như giông
bão. Bỗng một hồi chuông dài ngân lên, khiến lòng tôi dần bình lặng. Tôi đến ngồi dưới mái hiên chùa, nhìn núi Tượng xa xa trước mặt. Một bà bán vé số trạc tám mươi tuổi đến ngồi cạnh tôi. Bà không mời tôi mua vé số, chỉ tháo chiếc nón lá xuống quạt cho bớt nóng. Chắc do nhìn thấy gương mặt đăm chiêu của tôi, bà biết tôi không phải một du khách, mà là kẻ đi tìm tàng tích của quá khứ, dù biết nó đầy rẫy những đớn đau. Im lặng một lúc, bà mời chậm rãi kể, chỗ chúng tôi đang ngồi, khi đó cũng có mất xác người. Chắc lúc trốn trong chùa bị phát hiện, họ liều mình chạy ra, liền bị bắn chết.
Sự yên tĩnh… đâu ai ngờ…
Cầm chai rượu lên từng hang núi Phú cường (những bi kịch trong hang núi)
Nhìn xuống chùa (nói về tôn giáo, sau đó đi xuống chùa, cảm nhận đau thương…)
Nhà mồ… Những sọ người trên cánh đồng theo lời kể ông Ba Lê
Đi bộ ra cánh đồng Lạc Quới, theo chân chị Thủy, cây thốt nốt bị thương…
Các tôn giáo bản địa ở An Giang, tôn giáo nào cũng hướng đến sự từ bi hỉ xả
Người dân hiền lành, dẹp bỏ hận thù để sống
Viết nên những trang tươi đẹp của cuộc đời
Ba Chúc ngày mới.
TRƯƠNG TRÍ HÙNG
Lịch sử
/lich-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất