Nhu cầu nhập lạc đà từ các nước Vùng – Vịnh đã khiến thị trường buôn bán lạc đà trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

Buôn lạc đà: ngành kinh doanh đang phát đạt ở Đông Phi

Ngồi trên lưng các chú lạc đà, nhiều cậu bé hét lên vui vẻ “ALLAHU akbar!”. Tay các cậu nắm chắc dây cương và lưng hướng về phía mặt trời mọc. Vào lúc bình minh và hoàng hôn, các chú lạc đà được huấn luyện chạy trên đồng bằng bên ngoài Kassala, một thành phố ở miền đông Sudan. Người chủ hy vọng rằng, các chú lạc đà sẽ lọt vào mắt xanh của những người giàu ở Các tiểu vương quốc Ả-rập. Hàng năm, họ thường đến vùng này hai đến ba lần để mua các chiến mã phục vụ cho cuộc đua có giải thưởng lên tới hàng triệu đô-la Mỹ. Nhu cầu nhập lạc đà từ Vùng – Vịnh khiến thị trường xuất khẩu loài động vật này trở nên nhộn nhịp đáng kể.

Buôn lạc đà: ngành kinh doanh đang phát đạt ở Đông Phi

Bộ tộc Rashaida di cư từ Ả-rập Xê-út đến Sudan và Eritrea vào giữa thế kỷ 19, vẫn mang tiếng là những người chuyên bắt cóc và buôn bán người Eritrea vượt biên sang châu Âu trong phạm vi cách Kassala 20 km (tương đương 12 dặm).

Tuy nhiên, họ cũng được biết đến là những người nuôi lạc đà chạy nhanh nhất thế giới. Tổng trường Hamed Hamid cho biết, những người ở các tiểu vương quốc Ả- rập mua từ 100 đến 300 chú lạc đà 1 năm tuổi từ làng Abu Talha với giá lên tới 80 ngàn đô-la Mỹ. Ông ước tính, 800 con lạc đà chạy nhanh đang được nuôi ở một khu dân cư (có 1200 người sinh sống) và hơn 800 con lạc đà khác đã bị giết mổ. Trong khi, vợ ông đang pha trà và cà-phê trên than nóng dưới bầu trời đầy sao, ông Hamid cho biết thêm rằng, “các con lạc đà là tất cả. Chúng không chỉ cho chúng tôi sữa, thịt mà chúng tôi còn có thể bán chúng.”

Buôn lạc đà: ngành kinh doanh đang phát đạt ở Đông Phi

Mặc dù người Rashaida có truyền thống sống du mục nhưng nhiều người trong số đó từng định cư ở các làng như Abu Talha, một khu vực lộn xộn với các nhà xây bằng đất nung và nhà bê-tông sơn tường màu sáng. Họ cũng tuân thủ luật cấm sử dụng người hầu là trẻ em của Liên đoàn các quốc gia Ả-rập sau khi nước này bị Liên Hợp Quốc chỉ trích vào năm 2005. Tuy vậy, nhiều bé trai vẫn đang huấn luyện một vài con lạc đà, những bé trai khác lại bị những con rô-bốt mặc bộ đồ người hầu chỉ huy và trở thành món hàng được đưa lên các xe bán tải Toyota để tới những vùng xa xôi khác.

Mỗi tháng, người dân trong làng này cũng bán khoảng 200 con lạc đà bé sang Ả-rập Xê-út và 120 con lạc đà trưởng thành đến Ai Cập để phục vụ cho nhu cầu ăn uống ở các quốc gia đó, ông Hamid nói khi ông phát hiện ra rằng, nhiều phụ nữ sẽ kiếm được 25.000 pound Sudan (tương đương 1.525 đô-la theo tỷ lệ đổi tiền tại chợ đen).

Buôn lạc đà: ngành kinh doanh đang phát đạt ở Đông Phi

Chăn nuôi là nghề kinh doanh lớn và đang phát đạt ở Đông Phi do nhu cầu thịt tăng cao ở Vùng – Vịnh. Doanh thu từ xuất khẩu động vật sống ở Sudan đã tăng lên gấp ba lần, đạt 670 triệu đô-la Mỹ trong khoảng thời gian từ giữa năm 2010 đến 2013 (theo số liệu thống kê gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới). Hơn 70% số động vật sống xuất đi là cừu, nhu cầu đối với loài động vật này tăng mạnh trong lễ hội Eid al-Adha của người theo đạo Hồi khi họ dùng những con vật này để cúng tế. Somali đã bán 5,3 triệu con, trị giá 384 triệu đô-la Mỹ vào năm 2015; nghề chăn nuôi chiếm 40% GDP của nước này.

Những người Sudan khác có thể nhạo báng rằng, ô tô và nhà cửa mới của người Rashaida đều là tiền buôn lậu. Nhưng nhiều đồng tiền đã được làm ra bằng nghề chăn nuôi hợp pháp.

Nguồn: Tìm hiểu thế giới