Ảnh bởi
Jongsun Lee
trên
Unsplash
Đó vẫn là một giai đoạn sôi nổi của Krishnamurti, Krishnamurti đã có cơ hội được gặp gỡ những con người tri thức trong xã hội, những con người tôn giáo đang tìm kiếm chân lý, một cách thức sống vượt qua những đau khổ trong đời. Người giao tiếp với Krishna lúc này là Bernard Levin - một tác giả, một broadcaster người Anh.. Ở dưới đây không ghi nhớ hết toàn bộ cuộc nói chuyện nhưng may thay vẫn có những khúc suy tưởng rất đỗi sâu sắc và bình dị....
Krishnamurti rất nghiêm túc khi được hỏi về những vấn đề liên quan đến sự xung đột.
BL : Krishna, bí mật lớn nhất của đời người là gì ? Có lẽ ông có biết những điều mà con người ta không biết.. K : Ồ, tôi không biết điều đó.
BL : Nhưng ông phải biết điều gì đó chứ. Tôi thấy ông là người uyên bác, trầm tư, có nhiều suy nghĩ... mà không có sự xung đột nào.
K : Không. BL : Làm thế nào ông kiểm soát được ? Nó là gì vậy ? K: Tôi chưa bao giờ có xung đột trong đời. BL : Không xung đột nào ư, chắc hẳn phải là một cá nhân xuất chúng đặc biệt, nếu mọi sự là như vậy !
K : Nó không phải là vấn đề hoàn cảnh, cũng không phải là tôi được bảo vệ một cách tuyệt đối, cũng không phải do những tác động bên ngoài làm xáo trộn hay an ổn nhưng tôi cho rằng đó là một sự hiểu rõ ràng. Nó xung đột với sự hủy hoại không chỉ về mặt tâm mà còn là cả sự nhạy cảm với tâm hồn. Vậy đó, tôi chưa bao giờ xung đột, cái điều mà được xem xét khá tự nhiên đối với chính tôi. Và đó cũng không phải là nỗ lực để không xung đột. BL : Nhưng đối với phần đông chúng ta, đó là sự nỗ lực. Vậy làm thế nào để thống lĩnh nó ? K : Tôi nghĩ là nó sẽ xảy ra nếu như bạn có sự trực ngộ vào một thứ gì đó, nơi mà sự xung đột hủy hoại sự nhạy cảm của con người và phần còn lại của nó. Nếu bạn quán chiếu tâm hồn bạn thật sâu rộng, xung đột sẽ chấm dứt ngay lập tức, với tôi là như vậy. BL : Thế còn với tất cả mọi người
K : À, đúng với tất cả mọi người. BL : Sau đó, làm thế nào để chạm tới sự đốn ngộ đó ? Nó cũng giống như việc tìm kiếm Niết Bàn hay một mục tiêu tối thượng nào đó trong đời.. K : Không,không.. mục tiêu tối thượng, nói theo cách đó là để tìm ra thứ gì đó hoàn toàn thiêng liêng, hoàn toàn ra khỏi mọi suy nghĩ. BL : Suy nghĩ có bao gồm sự ô nhiễm ? K : Đúng vậy. BL : Chà, nó là một ý tưởng gây khó hiểu với phần đông chúng ta ! K : Không, nó không phải là quan điểm, nó là điều rất thực tế. Ồ, tại sao bạn lại nghĩ nó là ý tưởng ? BL : đó là điều chúng tôi nghĩ. Chúng ta coi trọng ý tưởng như là một thứ gì đó rất mạnh mẽ và hoàn thiện, há chẳng phải có điều gì sai chăng ? K : Nhưng suy nghĩ thì luôn giới hạn. BL : Xin ông hãy tiếp tục.... K : Tại vì chúng được tạo thành bởi kiến thức.. Được vun bồi bởi kinh nghiệm mà kiến thức thì không thể đủ và hoàn thiện được. BL : Vậy thì cái gì hoàn thiện hơn nữa ? Như Ngài nói, việc hình thành của ý tưởng xuất phát từ chỗ kiến thức, kinh nghiệm, và chúng ta có thể vượt qua nó nữa hay không ? K : Tôi cho rằng có thể nếu như một ý nghĩ được đặt ở đúng chỗ, bạn luôn cần phát sinh 1 ý tưởng, bạn cần 1 ý tưởng để phát triển mọi thứ như thiết kế ra bóng đèn điện hay camera .Bạn cũng cần ý nghĩ để sáng tạo một thứ kiểu như bom nguyên tử hay là một chiếc thuyền và tiếp tục rồi tiếp tục, etc... Nhưng ý nghĩ thì luôn giới hạn vì luôn bị điều kiện bởi kiến thức và nó sẽ không bao giờ hoàn thiện dù trong bất cứ hoàn cảnh nào... Krisha chậm lại một chút, từ tốn giảng giải. K : Và khi một cá thể tự nhận thức rằng khi một ý tưởng có sự thiện lành ở đúng chỗ, về tâm lý, hắn ta sẽ không tạo ra một hình ảnh, về một "ngã", về bất cứ thứ gì,.. Bạn có thể thấy mọi thứ như nó đang là ("như nó đang là" : thực tánh Pháp).
BL : Chúng ta luôn thích tạo ra một cái ngã, lúc nào cũng vậy.. K : Mọi tôn giáo, kể cả Thiên Chúa Giáo, Hindu Giáo, Phật Giáo,... đều được xây dựng trên một ý tưởng... Vì vậy, khi ý tưởng được tạo thành, nó chưa chắc đã là một điều thiêng liêng. Mọi nghi thức, mọi sự để nhân danh những ý niệm về Chúa, và phần còn lại của nó đều chưa hoàn toàn thiêng liêng. BL : Nhưng ông đang nói về các nghi thức, các cơ cấu của một tôn giáo, hệ thống phân cấp,.. và phần còn lại... Thế đâu mới là những lời giảng nguyên thủy ? Ông có muốn chia sẻ một chút về lời dạy của Chúa Jesus, của Đức Phật ? K : Tôi khẳng định là có, bởi những lời dạy nguyên thủy của các Ngài đã bị tam sao thất bản, được thêm thắt bởi những người khác để làm giàu chính tự ngã của người đó. Và họ gọi đó là sự thăng tiến, trong Thiên Chúa Giáo và cả trong Phật Giáo, có những lời dạy được bàn giao từ Đức Phật, từ những vị đệ tử của Ngài nhưng đó vẫn chưa phải là sự nhận thức một cách trực tiếp, sự đốn ngộ, một cái nhìn trực tiếp vào những giá trị trở nên vĩnh cửu. BL : Nhưng bằng cách nào khác lời dạy đó có thể được truyền tải ? Sau tất cả, ông đã từng viết sách, có những lời thảo luận.. rồi ông cũng xuất hiện trên tivi nữa. K : Dĩ nhiên là có rồi. BL : Và đó chính là cách mọi thứ được truyền tải..
K : Nếu chúng ta quán sát, giả sử rằng ngôn từ không phải là vật thể, phải không ? Ngôn từ, sách vở, bất cứ cái gì được in ra đều không phải là thực tánh Pháp (Dharma). Chúng là công cụ để truyền thông khi hắn ta đã quan sát một vật thể và hắn muốn nói với người về thứ đó. Trong một cuộc nói chuyện, mọi thứ bị rối tung lên, bị mổ xẻ, nhưng con người mới là tối quan trọng, không phải là ngôn từ nữa. BL : Đó chính là ý của tôi về tôn giáo, họ thể chế hóa một người thầy vĩ đại, một vị linh hướng, một người hằng biết,.., bóp méo ngôn từ như ông nói nhưng nó không ảnh hưởng đến lời dạy nguyên thủy. Hãy đến với một thứ gì đó gần gũi với chúng ta, như The Sermon on the mount*. Chúa Jesus đang giảng dạy, những tín đồ đang ghi chép và chúng ta đọc lại cho những người khác. Họ vẫn sống trong lời dạy của Chúa Jesus, phải không ? K : Vâng, đúng là thế. Liệu chúng ta có thể đặt vấn đề khác đi một chút, được không ? Một cá thể phải là ánh sáng cho chính mình. BL : Xin ông hãy tiếp tục.. K : Bạn không thể phụ thuộc vào người khác và bạn không thể đón nhận "ánh sáng" từ người khác. Trí tuệ không thể được rót đầy bởi bất kì ai, bởi Chúa, bởi đấng cứu rỗi, bởi Đức Phật,.. Trí tuệ không thể bị trao truyền bởi người khác. Một cá nhân phải được trở nên toàn thể, hoàn toàn ánh sáng thiện lành trong tâm mỗi người. Nó không có nghĩa là sự ích kỷ, sự tự cao tự đại, sự tự hào mãnh liệt. Ngược lại, để trở nên ánh sáng trí tuệ, sự thấu triệt của một cá nhân phải trở nên toàn thể. Và trong sự hiểu biết đó không có sự méo mó nào cả. BL : Ý ông là một cá nhân không cần phải nghe dạy bảo từ một ai khác, chúng ta có thể tự nhận thức lấy cho chính bản thân anh ta ? K : Có một điều chắc chắn là mỗi một cá nhân là câu chuyện của cả nhân loại. Và nếu như ai đó đọc được câu chuyện đó, hiểu ra cốt lõi của câu chuyện này, nó rất phức tạp, nó đòi hỏi một sự chú tâm, một tâm trí không có sự xáo trộn, xảo trá thì có thể thấy mọi thứ như vốn là, một cách nhạy cảm mà không tồn tại sự vô minh... -------------------------------------------------------------------------------------------
Vậy, cuộc nói chuyện tạm dừng lại... Xin cảm ơn vì đã đọc hết bài. reference : *Bài giảng trên núi, theo Phúc âm Matthew, là bài thuyết giáo được Chúa Giêsu giảng cho các môn đệ và đám đông lớn trên một ngọn núi vào khoảng năm 30 CN (Mt 5:1; 7:28). Nơi diễn ra bài giảng được cho là một ngọn núi ở bờ bắc của biển Galilee, gần Capernaum mà ngày nay gọi là núi Bát Phúc. Chi tiết của bài giảng được đúc kết từ Tin mừng Matthew 5-7. Source :
video gốc.