Phần V: Storytelling

Để có thể tạo ra 1 câu chuyện thì cần trả lời 3 câu hỏi:
- Chuyện của ai (xunh quanh sản phẩm có những ai liên quan)
- Ai kể (ngôi kể chuyện)
- Bối cảnh ra sao.
Vd: Viết quảng cáo cho robot hút bụi
Những nhân vật, con người xung quanh sản phẩm: Chồng, vợ, con, giúp việc, ông bà nội ngoại, hàng xóm, bạn vợ bạn chồng, con chó, người giao hàng, nhân viên tư vấn, nhân viên chăm sóc tổng đài.
Những tổ hợp hình thành câu chuyện:
Chồng - Vợ
Chồng - Vợ - nhân viên tư vấn
Chồng - Chó - Vợ
Hàng Xóm - Vợ - Mẹ
Chồng - Giao hàng.
Làm sao câu chuyện tới được tay nhãn hàng?
Vd: 1 người vợ kể chuyện, đăng lên fb cả nhãn hàng đã xin phép copy về đăng tải lại lên fanpage >> Hợp lý hóa được ngôi kể.
Ngôi kể không nhất thiết phải là nhân vật trong truyện.
Vd: Chuyện giữa 2 vợ chồng nhưng nhân viên giao hàng nhìn thấy và kể lại.

Ví dụ cụ thể

Chuyện của ai: Người chồng, người vợ, nhân viên tư vấn trên shop
Chuyện ai kể: Nhân viên tư vấn kể.
Bối cảnh chung: Bài viết dưới giọng kể của nhân viên tư vấn của shop. Cô rất cảm động trước câu chuyện của anh chồng sau khi tư vấn cho anh và biết được câu chuyện.
Note: Câu chuyện kể dưới giọng của nhân viên shop, vì thế phải giản lược về tình tiết, đi mạnh về cảm xúc. Xen lẫn câu chuyện chính với câu chuyện và cảm xúc của nhân viên tư vấn. Mục tiêu là cảm nhận thương hiệu, nên phải viết làm sao để người ta tin, không bán hàng.
Triển khai như sau:
Đoạn 1: Tôi (nhân viên tư vấn) gặp anh chồng thế nào
Đoạn 2: Anh chồng chia sẻ câu chuyện (Vợ chồng cãi nhau nặng, vợ bỏ về nhà ngoại, chồng ở nhà xử lý công việc thấy mệt,...)
Đoạn 3: Tôi chi sẻ 1 số góc nhìn và câu chuyện của bản thân.
Đoạn 4: Chốt câu chuyện là a chồng thấy thương vợ, nên anh mua 1 chiếc robot hút bụi cho vợ. (Có thể phát triển câu chuyện, giao hàng nhưng không nhận, alo thì có vấn đề gì đó,...)
Đoạn cuối: Đưa ra 1 câu nói đúc kết về cuộc sống hôn nhân
Dạng thứ 2:
Vẫn giữ nguyên đoạn từ 1 đến 4 còn phần đoạn cuối sẽ thay đổi bằng kỹ thuật Plot twist.
Plot twist: là một kỹ thuật được áp dụng trong văn học và điện ảnh, kỹ thuật này được hiểu đơn giản là đưa ra một tình tiết thật sự bất ngờ ở đoạn cuối để bẻ cong toàn bộ suy đoán và cảm xúc của người đọc, người xem. Khiến cho người đọc, người xem có 1 cảm xúc vỡ òa, bất ngờ, xúc động.
Vd: 
Nói chung, kỹ thuật này là tạo 1 yếu tố bẻ cua bất ngờ, khiến người đọc không thể ngờ tới.
>>>Kể một câu chuyện hấp dẫn và thống nhất từ đầu > Tình tiết phá vỡ cảm xúc và suy đoán ở cuối.
4 kỹ thuật giúp bẻ cong câu chuyện:
- Câu hỏi bất ngờ
- Danh tính bất ngờ
- Kết quả bất ngờ
- Tình tiết ẩn giấu

Văn phong và ngôn từ

Một số văn phong: Tường thuật, báo chí, giận dữ, châm biếm, cảm xúc, lãng mạn, hội thoại, nói quá.
Một số lưu ý:
- Phải hấp dẫn ngay từ dòng đầu tiên.
- Cắt bỏ mọi chi tiết thừa.
- Không được gãy cảm xúc.
- Tăng tả và giảm kể.
vd: tăng tả giảm kể.
Hôm đó là một sáng mùa đông, trời rất lạnh >> Hôm đó là một sáng mùa đông, gió thổi phần phật, mấy người đi bộ ai nấy lùn mất 4 phân vì co rúm người.
Anh chồng gọi điện lên tổng đài, giọng có vẻ lo lắng >> Anh chồng gọi điện lên tổng đài, giọng anh thiếu dứt khoát, cứ đôi từ lại dừng lại 1 nhịp, chen lẫn những tiếng à ừ kéo dài. Lạ thật, có điều gì khiến anh phải lo lắng.
- Tạo nhịp độ cho bài viết
Tăng nhịp độ của nó lên và giảm nhịp độ của nó lại, cho nó những khoảng nghỉ
vd: "Tôi không biết tại sao tôi lại ngu ngốc đến vậy. Tôi không biết tại sao tôi lại đẩy bản thân mình vào con đường không chỗ quay đầu. Tôi không biết tại sao mình lại không nhìn ra cái điều mà mọi người đều thấy. Tôi không biết....cho đến hôm nay"

Bài tập

Bước 1: Chọn 1 sản phẩm > chọn đa dạng như ở phần trước
Bước 2: Chọn các tổ hợp nhân vật khác nhau > Mỗi tổ hợp chọn ra 1 đến 2 người kể chuyện.
Bước 3: Lập dàn ý > Với mỗi tổ hợp, nghĩ ra tối thiểu 10 bối cảnh và 10 dàn ý khác nhau. Nên thử với các mục tiêu khác nhau.
Bước 4: Viết > Chọn r 2/10 dàn ý để hoàn thiện thành câu truyện.
The end 12h17