Ở phần trước mình đã đề cập tới 2 chuẩn kết nối không dây có tính cách mạng đó là Bluetooth và Wi-Fi. Và trong thời điểm đó, hệ thống kết nối mạng di động cũng có nhiều bước tiến triển.
Đầu tiên là 1 chuẩn kết nối tên là CELLPAC được phát triển vào năm 1991-1993, trở thành bước ngoặt để các thông số chuẩn cho mạng GPRS ra đời bởi công ti ETSI SMG. Đặc biệt là các tính năng thoại và dữ liệu của CELLPAC giới thiệu trong 1 bài viết của ETSI Workshop xác định các yếu tố gốc rễ tạo nên hệ thống mạng GPRS. Những hệ thống kế nhiệm GSM/GPRS như W-CDMA (UMTS) và LTE cũng dựa trên những tính năng căn bản của GPRS cho việc truy cập Internet trên thiết bị di động do CELLPAC giới thiệu.
Theo 1 nghiên cứu về lịch sử của mạng GPRS, những người được cho là đã phát minh ra GPRS gồm Bernhard Walke và học trò của ông Peter Decker. Năm 2000, GPRS mở ra cho công chúng, cho phép sử dụng và chuyển đổi gói dữ liệu di động trên hệ thống mạng GSM.
Năm 2003, công nghệ truyền dữ liệu di động EDGE ra mắt thị trường, bắt đầu từ nhà mạng Cingular (ngày nay AT&T). Hệ thống EDGE cũng được lắp đặt sử dụng trên nền tảng GSM. Bằng cách sử dụng phương pháp mã hoá và truyền tải dữ liệu hoàn chỉnh hơn, EDGE hỗ trợ tốc độ kết nối cao hơn so với GSM/GPRS, qua đó dung lượng thông tin truyền tải đã tăng gấp 3. Và hơn nữa là khả năng vận hành của hệ thống cũng tăng 3 lần so với hệ thống tiền nhiệm.
Bảng so sánh các thông số giữa GPRS và EDGE.
Bảng so sánh các thông số giữa GPRS và EDGE.
Ngoài ra điện thoại di động thời cuối những năm 90 của thế kỉ 20 cũng có nhiều bước đột phá về phần cứng.
Năm 1997, Siemens ra mắt mẫu điện thoại Siemens S10, điện thoại đầu tiên trên thế giới sở hữu màn hình màu.
Siemens S10 - điện thoại đầu tiên trên thế giới tích hợp màn hình màu với 4 màu: đỏ, xanh lá, xanh dương, trắng.
Siemens S10 - điện thoại đầu tiên trên thế giới tích hợp màn hình màu với 4 màu: đỏ, xanh lá, xanh dương, trắng.
Tuy Siemens S10 không được phổ biến ở thời đại bấy giờ, cũng như màn hình chỉ có thể hiển thị với 4 màu: đỏ, xanh lá cây, xanh dương (3 màu cơ bản RGB - red, green, blue) và trắng (sản phẩm do 3 màu cơ bản cộng lại), màn hình màu thời bấy giờ đã là bước đột phá rồi.
Và vào năm 2000, Nokia cải tiến màn hình màu để nó trở nên hiệu quả trong quá trình sử dụng thực tiễn bằng mẫu điện thoại Nokia 9210 Communicator.
Nokia 9210 Communicator.
Nokia 9210 Communicator.
Máy sử dụng màn hình LCD có 4096 màu và độ phân giải 640 x 200 pixel. Đồng thời giao diện người dùng cũng được thiết kế để khai thác lợi thế đó, giúp người dùng có thể phát huy lợi thế của màn hình màu trong những việc như lướt web, chơi game, xem ảnh màu.
Giao diện Nokia 9210 được thiết kế để khai thác, phát huy lợi thế của màn hình màu.
Giao diện Nokia 9210 được thiết kế để khai thác, phát huy lợi thế của màn hình màu.
Mẫu Nokia 9210i ra mắt năm 2002 cải tiến so với mẫu 9210 ở chỗ thay đèn nền màn hình từ đèn ống cao áp CCFL sang đèn nền LED.
Nokia 9210i.
Nokia 9210i.
Cùng năm đó Nokia 3510i ra mắt, sử dụng màn hình màu 12bit công nghệ CSTN, độ phân giải 96 x 65 pixel. Công nghệ màn hình màu này tiếp tục trở thành bước tiến thời bấy giờ, và Nokia sẽ còn tiếp tục trang bị công nghệ này vào màn hình của những mẫu điện thoại cơ bản sau này của họ, như Nokia 1208.
Nokia 3510i.
Nokia 3510i.
Cùng với sự phát triển của điện thoại di động, người ta bắt đầu nghĩ đến việc sử dụng nó, không chỉ với vai trò của 1 thiết bị nghe gọi, mà còn tích hợp thêm vai trò của nhiều thiết bị khác vào, biến điện thoại trở thành thiết bị tích hợp nhiều tính năng cùng 1 lúc (all-in-one).
Tôi đã kể về việc Nokia cài sẵn game Snake vào những máy điện thoại của họ bắt đầu từ Nokia 6110 cuối 1997 - đầu 1998 (các bạn xem lại bài Quá trình phát triển của điện thoại di động (phần 2)).
Tháng 5 năm 1999, Kyocera giới thiệu mẫu điện thoại Kyocera VP210 (VP là viết tắt của Visual Phone). Máy có ống kính 0.11MP và cho phép chụp 20 bức ảnh trước khi hết dung lượng. Ngoài ra máy còn được lắp sẵn giá kê ở mặt sau, để tiện lợi hơn cho người dùng trong việc chụp lại bức ảnh của chính họ. Ở Nhật Bản máy bán với giá 40000 yên (325$ năm 1999, tương đương với 521$ hiện nay).
Kyocera VP210 - điện thoại đầu tiên tích hợp máy ảnh - và giá đỡ để chụp ảnh người dùng.
Kyocera VP210 - điện thoại đầu tiên tích hợp máy ảnh - và giá đỡ để chụp ảnh người dùng.
Tháng 6 năm 2000, Samsung cho ra mắt mẫu điện thoại SCH-V200 tích hợp tính năng chụp ảnh với ống kính 0.35MP, và bạn có thể xem ảnh sau khi chụp bằng màn hình TFT LCD 1.5 inch. Tuy nhiên phần máy ảnh và phần điện thoại của máy là 2 bộ phận tách rời, và để gửi ảnh cho những người khác, bạn phải chuyển ảnh từ phần máy ảnh sang máy tính và sử dụng máy tính để làm việc đó.
Samsung SCH-V200.
Samsung SCH-V200.
Tháng 11 năm 2000, Sharp cho ra mắt thị trường mẫu J-SH04 - phổ biến hơn với tên gọi Sharp J-Phone. Máy đã khắc phục nhược điểm của Samsung SCH-V200 bằng cách tích hợp phần máy ảnh và phần điện thoại vào trong cùng 1 phần cứng, giúp người dùng chuyển ảnh đi dễ dàng chỉ với 1 chiếc điện thoại qua email. Máy trang bị máy ảnh sau với độ phân giải 0.11MP. Nhưng có 1 điều bất cập là máy chỉ bán cho thị trường nội địa.
Sharp J-SH04 (J-Phone) - camera phone đúng nghĩa đầu tiên trong lịch sử.
Sharp J-SH04 (J-Phone) - camera phone đúng nghĩa đầu tiên trong lịch sử.
Như vậy chúng ta đã thấy các bước lột xác của điện thoại di động diễn ra nhanh chóng như thế nào vào cuối những năm 90 của thế kỉ 20. Để có thể khai thác sử dụng hết tất cả những tính năng đó, các hãng đã tính đến chuyện phát triển 1 hệ điều hành chuyên dụng. Và hệ điều hành được lựa chọn là Symbian. Nokia đã khai thác triệt để hệ điều hành đó như thế nào, các bạn hãy chờ sang phần sau.