Có lẽ cảnh tượng đập vào mắt bạn một cách ấn tượng nhất là hình ảnh, bàn của “chiến tranh” được lập đầy những “món ăn” như tiền giấy, vàng. Những người phục vụ thậm chí còn rất niềm nở cống nạp thêm tiền, vàng vào mặc dù bàn của “chiến tranh” quá dư thừa đến nỗi có lẽ sắp tràn ra ngoài điều này cho thấy điều gì?
Vào những năm 50 thế chiến thứ 2 chỉ vừa mới kết thúc nhân loại đang trong quá trình phục hồi, quả thực chiến tranh để lại hậu quả vô cùng lớn đem lại bao nhiêu mất mát, tổn thất nặng nề cho nhiều mặt như y tế, khoa học, giáo dục, nghệ thuật và không kể đến đó là con người.
Dẫu vậy tại sao các nước đế quốc dù thắng hay thua vẫn phải đầu tư thật nhiều vào chiến tranh, vào quân đội, vào vũ khí? Theo mình thấy nước thắng phải củng cố quân sự, tăng cường sức mạnh để mở rộng bờ cõi, tạo cái uy lực còn những nước thua cuộc dù không muốn cũng phải không ngừng xây dựng quân đội để bảo vệ hoà bình, bảo vệ những thứ còn xót lại của đất nước họ đồng thời sẵn sàng trước nguy cơ cá lớn nuốt cá bé.
“Chiến tranh” thì giàu có, dư thừa còn những mặt khác thì túng thiếu. Chẳng hạn như bạn nhìn vào góc của “giáo dục” đi trên quả địa cầu đó là một cái màng nhện theo mình thấy nó cho thấy sự đóng băng về giáo dục, nhân tài không được phát triển, mọi người lơ là, chính phủ không thèm đếm xỉa hay quan tâm đến nó. Giáo dục của trẻ em bị ảnh hưởng trong chiến tranh. 1/5 trường học của các nước trên thế giới đều bị hư hại do đánh bom và nhiều trường khác bị chính phủ trưng dụng. Trẻ em bị nhồi nhét trong các lớp học đông đúc, văn phòng phẩm và sách thường thiếu hụt. Các giáo viên trẻ được bắt đi nhập ngũ và các giáo viên lớn tuổi mặc dù đã được về hưu những vẫn phải lên dạy thay thế. Sau chiến tranh, một số lượng đáng kể trẻ em không đạt được trình độ yêu cầu về đọc viết và làm toán.
Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bắt tham gia vào chiến tranh. Các bé trai và bé gái lớn dù cho mới vào độ tuổi thanh thiếu niên đã phải tham gia vào quân đội. Những đứa bé ấy dù không muốn nhưng vẫn phải làm những công việc mạo hiểm như đưa tin xuyên chiến trường, mật thám,….. Những đứa trẻ nhỏ hơn thì bị bắt đi  giúp trục vớt vật liệu chiến tranh, canh gác kho bom, đạn hoặc đồ dùng cho quân đội.
Còn khoa học thì sao? Theo mình để ý cái bàn của khoa học phải lấy một cuốn sách chống lên điều đó khiến mình có cảm tưởng khoa học thời đó phát triển khập khiễng. Không phủ nhận chiến tranh một phần giúp cho khoa học tiến bộ lên, nhiều phát minh mới ra đời như máy bay, bóng đèn điện, ô dù….. nhưng điều đó cũng khiến cho những cuộc chiến tranh thiệt hại trở nên nặng nề hơn, sức sát thương từ những quả bom, viên đạn trở nên mạnh mẽ hơn khiến nhiều người trở nên tàn phế suốt đời.
Các bạn có để ý góc dưới bên trái bức hình có một bàn tay chìa ra đón tài nguyên không? Theo mình thấy đó là vị trí của kinh tế. Tại sao tác giả lại che dấu đi vậy? Có thể hiểu được rằng sau thế chiến có những nước phất lên, giàu ụ như Mỹ cũng có nước sụp đổ hết tất cả, kinh tế trì trệ, giá thành tiền tệ giảm. Cho nên cái bàn “kinh tế” ấy có thể phù hợp với nước này nhưng lại sai với nước khác.
Quả thực chiến tranh thế giới thứ hai như một cuộc thanh trừng vậy khiến dân số xấp xỉ vượt ngưỡng 7 tỷ người chỉ còn 1 tỷ người sống sót, chưa kể những người bị thương và tàn phế suốt đời.
Đây là những quan điểm mình về bức tranh đó, còn bạn thấy được điều gì? Cho mình biết nhé.