Kính thưa quý bậc trưởng thượng, cô bác, chú anh chị em gần xa,
Phù tiết thời Xuân Thu Chiến Quốc, tín vật chứng minh quyền lực và sứ mệnh của nhà vua.
Phù tiết thời Xuân Thu Chiến Quốc, tín vật chứng minh quyền lực và sứ mệnh của nhà vua.
Trong những bộ phim, tiểu thuyết, hay sách vở kể về kiếm hiệp, tu tiên, hẳn không ít lần các độc giả bắt gặp những từ như phù, đạo phù, phù chú, hay phù lục. Bản thân con, khi lần giở qua các trang kinh sách Đạo giáo về chế luyện phù chú và những phép thuật huyền bí, cũng thấy chữ “phù” (符) xuất hiện như một lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, ít ai biết rõ về nguồn gốc sâu xa của nó, cũng như thời điểm nó được ghi chép trong văn thư. Con đã bỏ chút công phu tìm hiểu, xin được trình bày đôi điều phát hiện.
Chữ “phù” xuất hiện sớm nhất vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, lúc bấy giờ, nó được gọi là phù tiết (符節), có giá trị tương đương với giấy thông hành ngày nay. Phù tiết không chỉ được dùng như giấy thông hành trong nước mà còn là tín vật của nhà vua giao cho sứ giả. Khi đến các vùng đất xa xôi, để chứng minh rằng lời nói của họ chính là ý chỉ của thiên tử, sứ giả sẽ trình phù tiết, làm vật chứng minh quyền uy của triều đình. Vậy nên, từ thuở ấy, phù không chỉ đơn thuần là tín vật mà còn là biểu tượng quyền lực tối cao.
2/ Từ phù tiết triều đình đến đạo phù linh thiêng
Theo thời gian, phù tiết dần được thần thánh hóa, trở thành một công cụ chuyển tải mệnh lệnh từ trời xuống nhân gian. Những phù tiết triều đình thường được chạm khắc các biểu tượng gắn với trời như sấm, mây, mặt trời, rồng, phượng... để minh chứng rằng mọi mệnh lệnh đều thuận theo thiên ý. Song song với phù tiết triều đình, các đạo sĩ cũng tạo ra phù để sử dụng trong các nghi lễ. Mặc dù mục đích có khác biệt, nhưng tất cả đều dựa trên niềm tin rằng phù là khế ước giữa trời và người.
Trong cuốn Vân Cấp Thất Thiêm quyển thứ 12 (雲笈七籤/十二部), có ghi: “符以符契為名,谓此靈迹神用無方,利益眾生,信若符契。” (Lược dịch: “Phù như phù khế, là dấu tích linh thiêng vô biên, đem lại lợi ích cho chúng sinh, đáng tin như khế ước (trời ban).”)
Phù khế là một dạng cam kết thiêng liêng giữa thần linh và con người. Điều này chứng minh rằng ngay từ xưa, phù đã mang ý nghĩa sâu xa trong tín ngưỡng, như một lời giao ước không thể phá vỡ.
Một phần trong Vân Cấp Thất Thiêm, ghi lại cách chế tạo và sử dụng phù
Một phần trong Vân Cấp Thất Thiêm, ghi lại cách chế tạo và sử dụng phù
3/ Truyền thuyết Tây Vương Mẫu và đạo phù Đạo giáo
Theo một số thuyết, phù chú xuất hiện lần đầu tiên từ Tây Vương Mẫu, được cho là mang quyền năng xua đuổi tà ma và bảo vệ con người. Một lá phù đặc biệt mang tên Tây Vương Mẫu Trù (西王母筹) được làm từ thẻ tre, được coi là khởi nguồn của đạo phù hiện đại. Về sau, Trương Đạo Lăng, người sáng lập Đạo giáo, đã hoàn thiện hệ thống phù chú. Phương pháp chế tạo đạo phù của ông có thể xuất phát từ các pháp sư vùng Ba Thục, tuy không phải hoàn toàn tự sáng tạo. Những đạo phù này dần dần định hình và phát triển thành hệ thống phức tạp, kết hợp giữa tín ngưỡng và phép thuật.
Trương Đạo Lăng
Trương Đạo Lăng
Đạo phù không phải là sản phẩm của một cá nhân hay một thời kỳ đơn lẻ. Nó là sự kết hợp và kế thừa từ nhiều tín ngưỡng: từ vu giáo thời Tây Chu, tín ngưỡng thần tiên, đến tri thức và kỹ thuật của các pháp sư cổ đại. Đạo phù bao gồm chức năng cầu phúc, dẫn dắt linh hồn, xua đuổi tà ma, cũng như kết nối con người với thần linh qua các hoa văn trên đồ đồng. Quá trình này diễn ra qua nhiều thế kỷ, từ thời phù tiết đến Trương Đạo Lăng, cuối cùng đạt đến đỉnh cao vào thời Đông Hán.
4/ Kết luận
Đạo phù là một di sản kết tinh từ những truyền thống tín ngưỡng và phép thuật lâu đời, trải qua sự phát triển và hoàn thiện trong dòng chảy lịch sử. Từ những ngày đầu giản đơn, đạo phù đã trưởng thành và trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống tín ngưỡng phương Đông.
(SẼ CÒN)
Kính xin đôi lời luận bàn.