"Bớt dạy đời người khác lại" - cái trịch thượng trong từng lời nói
Tránh thể hiện mình là người tự cao khi giao tiếp, hạn chế bị coi là dạy đời
Chẳng biết tự bao giờ, con người ta luôn thể hiện cái tôi quá lớn trong mọi cuộc đối thoãi. Ta cứ vô tình, vô tình nói mãi về thứ bản thân rõ, luyên thuyên về cái hay ho của mình mà thậm chí còn chẳng màn đến người khác.
Chính tôi cũng đã từng như thế, tôi cứ thao thao trong mọi lần gặp gỡ, để rồi trong một khoảnh khắc nào đó khi tôi thấy mình thật giỏi giang, tôi cũng chợt nhận ra người nghe bắt đầu lờ đi bởi sự nhàm chán.
Và chính tôi cũng đã phải nghe những lời khuyên răng mà ai cũng biết, được người ta dạy bảo một điều mà tưởng chừng là hiển nhiên. Và khi nhìn thấy ánh mắt tràn đầy hứng thú khi kể về một chủ đề ai cũng quen mặt, tôi thấy họ thật gàn dở, ngu ngốc và trịch thượng. Phải chăng chính người xung quanh cũng thấy tôi là một kẻ tự cao như thế?
Chắc hẳn các bạn chẳng còn lạ lẫm gì với hiệu ứng Dunning-Kruger. Hiệu ứng mà ta bắt đầu tự tin thái quá vào lượng kiến thức nhỏ bé mà mình có được.
Đáng tiếc rằng, ta lại đem sự ảo tưởng ấy, tràn trề năng lượng để bàn về một chủ đề mà bản thân chưa hiểu rõ. Để rồi, người đã tìm hiểu kĩ về chủ đề này lại nhìn ta bằng con mắt khác, cho ta là một đứa tự cao.
Vậy ta phải làm sao ?
Tôi nghĩ rằng để bớt tạo cảm giác ác cảm rằng mình đang khoe mẻ về những kiến thức mình tiếp thu được, ta cần phải nói kĩ nguồn ta học được chúng. Bởi khi nói rõ trang báo hay bài viết nào ta đã đọc được để kết luận một vấn đề nào đó, ta dễ dàng tạo cảm giác gần gũi giữa hai người cùng học hỏi với nhau thì vì là giữa thầy và trò. Bởi vì những nguồn tài liệu mang đầy tính chủ quan, những người có chuyên môn sẽ luôn thông cảm và cởi mở hơn để chia sẻ những góc nhìn phản biện. Và chính ta cũng thoải mái để tiếp thu. Hãy để cuộc nói chuyện như cuộc tâm tình giữa những người bạn thay vì một bên thuyết giáo mặc bên còn lại ra sao.
Trong một cuộc trò chuyện, sẽ là rất tuyệt nếu ta dành thời gian để lắng nghe, chú tâm hoàn toàn để người kia đưa ra góc nhìn hay suy nghĩ của mình. Bởi sẽ có nhiều khi ta mãi say sưa nói về điều mình thích mà không màn đến người xung quanh nghĩ gì và chính ta khi nghe người khác nói cũng lúc bị sao nhãng. Bởi đó là cuộc trò chuyện một chiều, từ người nói đến người nghe. Và việc cho cuộc nói chuyện một chút khoảng lặng, chèn thêm đâu đó những câu hỏi để kéo sự tập trung của người nghe lại gần thì khi đó, có lẽ ta đã có được thiện cảm hơn. Bởi phương pháp này thể hiện thiện chí rằng bạn cũng muốn lắng nghe suy nghĩ, nỗi niềm của họ thay vì chỉ là một gã kiêu căng với đống kiến thức hắn vừa học được.
Hãy thôi thể hiện rằng mình hoàn hảo.
Ta biết rằng chẳng có ai là hoàn hảo trên đời. Nhưng có phải khi ta cố gắng kể về những trải nghiệm và đúc kết của mình, ta luôn có xu hướng hạn chế những giai đoạn buồn chán và tập trung vào những khoảnh khắc, những thành quả huy hoàng mà ta nhận được? Yếu tố để lay động được người khác chính là sự chân thành. Và phải chăng là ta đã đánh mất cái chân thành đáng quý ấy khi đã vô tình che đi những khoảng tối? Việc kể về những khó khăn ban đầu ta gặp phải thay vì nói về thành quả mà ai cũng đoán định được sẽ khiến cuộc nói chuyện trở nên chân thật hơn. Ta cũng gần hơn với họ chứ không phải trở nên cách xa như một người thầy, một hình mẫu quá tuyệt vời. Đó cũng là lý do ta cảm thấy thất khó chịu khi ai đó kể về thành tựu mà họ đạt được và trở nên đồng cảm với những người kể về những khó khăn, tổn thương. Bởi chữ "thật" trong mọi cuộc nói chuyện đều rất quan trọng.
Chú ý quan sát thái độ của người nghe.
Sẽ có nhiều khi ta chẳng muốn nhận lấy lời khuyên từ ai hay chẳng buồn nghe ai nói về thành công của họ. Và điều ngược lại cũng vậy, việc cố giải thích hay thể hiện cho một người vốn đã không quan tâm đến chủ đề ta đề cập là nước đi sai lầm. Cách tốt nhất là đổi chủ đề và tiếp tục trò chuyện một cách tự nhiên,
Cách để ta bớt bị nhìn như một kẻ trịch thượng khi giao tiếp đó là khi ta trao đổi với người giỏi hơn mình. Bởi phản ứng tự nhiên rằng ta sẽ kiềm chế bớt sự say sưa của mình và nhìn thẳng vào điểm thiếu xót của bản thân.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất