Tranh vẽ quý tộc Moscow sá.t hại cả gia đình sa hoàng Fedor II của nhà Godunov năm 1605.
 Tranh vẽ quý tộc Moscow sá.t hại cả gia đình sa hoàng Fedor II của nhà Godunov năm 1605.
Trong cách học lịch sử phổ thông cho học sinh hay người thường ở Nga, người ta thường chỉ coi Nga có 2 triều đại là Rurik và Romanov. Tuy nhiên, với sử gia, nhà nghiên cứu chuyên sâu hơn, họ coi giai đoạn chuyển tiếp giữa 2 triều đại này là "Kỷ nguyên rắc rối". Trong kỷ nguyên Rắc rối đó, có 1 gia tộc cầm quyền ngắn, nhưng được sử gia Nga coi như một triều đại hoàn chỉnh - đó là nhà Godunov.
Bài hôm nay, mình sẽ viết tóm gọn lại theo cách thức cá nhân, tổng hợp những gì căn bản về nhà Godunov. Tuy nhiên, sẽ nhấn mạnh hơn vào những cải cách và bi kịch cuối cùng của gia tộc này, các phần khác sẽ ít hơn. Cùng với đó ở cuối bài, sẽ là một câu chuyện lịch sử vừa bi kịch vừa hài hước, tương tự như chuyện "xử tội hòn đá" trong Thần đồng đất Việt.
Dưới đây là tóm tắt những gì sẽ viết:
Boris Godunov khởi nguồn từ một anh lính bình thường. Trải qua sự nghiệp, anh lính vươn lên chức cao trong các triều vua Sa quốc Nga và đạt đến chức cao nhất - nhiếp chính triều đại.
Một biến cố lịch sử cuối cùng đưa đẩy Boris Godunov lên ngôi Sa hoàng. Biến cố đó sẽ để lại trong lịch sử Nga những tranh cãi lớn chưa bao giờ kết thúc. Biến cố đó là sự kiện "thái tử" (tạm gọi vậy cho gần gũi chứ đúng ra gọi là Tsarevich) Nga - Dmitry Ivanovich bị sát hại trong một vụ án bí ẩn không thể giải đáp (như vụ Lệ Chi Viên). Người đời quy kết tội cho Boris Godunov, dẫn đến những tranh cãi suốt hàng trăm năm giữa phái "quy tội" và phái "minh oan".
Boris Godunov, nếu chiếu theo những gì đọc được và cảm nhận cá nhân tôi, là một vua tốt, thương dân, có những cải cách mong muốn thay đổi nước Nga,... Nhưng người tốt không gặp thời sẽ là bi kịch. Bi kịch ập tới nước Nga trong những năm 1601-1603 đã khiến cho những cải cách của Godunov không những không có tác dụng, mà còn gây tác dụng ngược, cuối cùng mang lại tai họa cho Boris, cho cả nhà Godunov và cho cả nước Nga! Bi kịch đó chính là nạn đói kinh hoàng 1601-1603 và cuộc nổi dậy của những kẻ mạo danh "thái tử" Dmitry - với kết quả cuối cùng là người Nga bị mất nước trong một thời gian ngắn!

1/ Boris Godunov và hành trình lên quyền lực

Thân thế gia tộc Godunov không rõ ràng, sử gia cho rằng họ là hậu duệ của quý tộc người Tatar thời Hãn quốc Kim Trướng. Sau khi Nga chinh phục Hãn quốc Kazan, gia tộc suy tàn và chàng trai Boris Godunov đi lính Nga năm 18 tuổi để kiếm sống (sinh năm 1552, đi lính năm 1570).
Nhưng Boris nhanh chóng chứng tỏ năng lực của mình, và trở thành một người được đích thân Sa hoàng Ivan IV (Ivan Bạo chúa) yêu thích. Ivan Bạo chúa đã phong cho Boris Godunov từ anh lính bình thường trở thành một boyar (quý tộc Nga) và tham gia triều chính. Cả nhà Godunov cũng được hưởng lộc theo: em gái của ông đã được gả cho con trai - Thái tử Fedor của Ivan Bạo chúa - nhờ đó gia tộc càng có cơ hội xâm nhập triều chính Nga.
Thậm chí, Boris Godunov là một trong những người ở cạnh Ivan IV trong những giờ phút cuối cùng của Sa Hoàng, dù điều này về sau bị những người căm ghét Boris truyền bá rằng: Boris ám hại vua!
Cây phả hệ gia tộc Godunov (chỉ cần lưu ý năm kết thúc là 1605)
Cây phả hệ gia tộc Godunov (chỉ cần lưu ý năm kết thúc là 1605)
Sa hoàng Ivan IV Bạo chúa.
Sa hoàng Ivan IV Bạo chúa.
Boris Godunov
Boris Godunov
Thái tử Fedor - sau trở thành Sa hoàng Fedor I.
Thái tử Fedor - sau trở thành Sa hoàng Fedor I.
Ivan Bạo chúa mất, nhưng để lại rắc rối về kế vị (sẽ kể kỹ hơn trong phần sau hoặc bài sau). Con trai sẽ kế vị ông là Fedor Ivanovich (Fedor I) còn nhỏ và nhiều bệnh tật, chưa đủ sức cai trị. Một con trai khác theo thứ tự sẽ kế vị sau Fedor I là Dmitry Ivanovich có minh mẫn hơn, thì lại là con của một người vợ không được yêu quý, do đó bị đẩy đi xa Moscow. Hãy cố gắng nhớ chi tiết này!
Trước tình cảnh đó, triều đình Nga dùng một cách được khá nhiều nước dùng: chọn nhiếp chính phò trợ vua! Người nhiếp chính đó không ai khác chính là Boris Godunov.
Năm 1584, Fedor I lên ngôi Sa hoàng Nga. Em trai Dmitry Ivanovich trở thành "thái tử" (tsarevich), còn Boris Godunov trên thực tế nắm quyền cai quản nước Nga. Những việc làm của Boris Godunov trong triều đình Nga thì xin không cần nói nhiều ở đây, vì không quá quan trọng với bài viết. Chỉ cần biết là quyền lực của ông rất lớn, lấn át của vua Fedor I.
Hoàng tử nhỏ Dmitry - con của Ivan Bạo chúa và em của Fedor I
Hoàng tử nhỏ Dmitry - con của Ivan Bạo chúa và em của Fedor I
Sa hoàng Fedor I đeo dây chuyền vàng cho Boris Godunov - thừa nhận quyền nhiếp chính của ông.
Sa hoàng Fedor I đeo dây chuyền vàng cho Boris Godunov - thừa nhận quyền nhiếp chính của ông.

2/ Boris Godunov cải cách giúp dân

Đoạn này sẽ cố gắng kể ngắn gọn nhất có thể một vài cải cách của Boris Godunov quan trọng trong giai đoạn này.
-Dưới thời Boris Godunov, giáo hội Moscow trở thành một giáo hội độc lập, tách khỏi giáo hội Constantinople.
-Boris Godunov có xu hướng về phía Tây rõ rệt, đi trước Peter Đại đế hơn 100 năm. Dưới thời Boris, có nhiều người châu Âu được tuyển tới làm việc và cũng có nhiều người Nga được gửi đi học châu Âu (chỉ có điều họ ít khi về lại nước Nga). Những thứ người ta biết về Boris Godunov, hay những thứ đọc được trong bài viết này, kỳ thực hầu hết được chép lại từ những cố vấn châu Âu thân cận của Boris Godunov, như Isaac Massa người Hà Lan.
-Boris Godunov xây rất nhiều công trình thủy lợi, cấp nước cho thành phố Moscow và trị thủy cho sông Volga. Một loạt các thành phố nổi tiếng dọc sông Volga ngày nay như Samara, Saratov,... được xây dựng từ thời Boris. Nhiều công trình lớn nhất nước Nga thời đó cũng được xây dựng, nhưng một phần nó liên quan đến thảm họa năm 1601-1603, đọc tiếp sẽ rõ!
-Boris Godunov xây một hệ thống phòng tuyến lớn trên vùng thảo nguyên phương Nam, che chở cho nước Nga khỏi cuộc tấn công của các hãn quốc du mục như Crimea, Nogai và người Cossack.
-Boris Godunov chỉ huy 2 cuộc chiến tranh nhỏ với Thụy Điển và Crimea, thu được một số thành tựu.
-Trong thời đại của Boris Godunov có một luật quan trọng liên quan tới chế độ nông nô. Theo ghi chép còn lại nó được gọi là "урочные лета" - về đại khái là quy định thời hiệu trong 5 năm các chủ nô có thể đòi lại các nông nô bỏ trốn. Có thể hiểu là nếu nông nô chạy trốn được hơn 6 năm thì họ sẽ thoát khỏi chủ đất đó.
Isaac Massa - cố vấn người Hà Lan của Boris Godunov
Isaac Massa - cố vấn người Hà Lan của Boris Godunov
Boris Godunov giám sát con trai học địa lý
Boris Godunov giám sát con trai học địa lý

3/ Biến cố Uglich - Boris Godunov thành Sa hoàng

Hãy nhớ lại ở trên đã nói, Sa hoàng Fedor I có em trai Dmitri Ivanovich làm "thái tử", ngoài ra chuỗi kế vị tiếp theo chưa được xác định. Dmitri Ivanovich lúc đó còn nhỏ, được gửi tới thành phố Uglich sinh sống. Vào ngày 15/5/1591, một biến cố khủng khiếp xảy ra - thái tử Dmitri Ivanovich được phát hiện đã mất mạng với một vết cắt trên cổ!
Hoàng tử Dmitry bị sát hại - tranh vẽ trong biên niên sử Nga
Hoàng tử Dmitry bị sát hại - tranh vẽ trong biên niên sử Nga
Hoàng tử Dmitry bí sát hại - tượng phục dựng trong bảo tàng.
Hoàng tử Dmitry bí sát hại - tượng phục dựng trong bảo tàng.
Điều này có nghĩa là: nếu Fedor I băng hà, thì triều đại Rurik cai trị nước Nga sẽ "tuyệt giống", và ngai vàng sẽ bị bỏ trống. Và điều này quả nhiên đúng - 7 năm sau Sa hoàng Fedor I vốn dĩ ốm yếu đã băng hà, không có kế vị và tới đây, trên thực tế dòng họ Rurik cai trị nước Nga đã kết thúc sau 736 năm (từ năm 862 tới năm 1598 - đấy là trên thực tế, còn về danh nghĩa thì phải đọc tiếp bài sau)
Trong bối cảnh như thế, Boris Godunov đang làm nhiếp chính, dĩ nhiên được chọn trở thành Sa hoàng. Trên thực tế, đa phần quý tộc và người dân Nga đã thỉnh xin Boris Godunov ngồi lên ngai Sa hoàng để ổn định tình hình.
Từ đây, trên danh nghĩa là nhà Godunov kế tục nhà Rurik. Tuy nhiên, với tình hình mù mờ như thế, dĩ nhiên sẽ có những nghi ngờ quy tội cho Boris Godunov đã âm mưu ám hại thái tử nhỏ Dmitri Ivanovich để ông có thể chiếm lấy ngôi Sa hoàng. Mà một trong những thế lực quy tội cho Godunov dữ dội nhất chính là nhà Romanov - dòng họ sẽ cai trị Đế quốc Nga sau này. Bất kể ít hay nhiều, Boris Godunov sẽ mãi mãi mang danh tiếng của một "kẻ cướp ngôi".
Đây chính là thứ mà sử học Nga sẽ tranh cãi từ đó cho đến bây giờ và mãi về sau, cũng như vụ Lệ Chi Viên vậy!
Trang văn bản của Hội đồng Quý tộc Nga kêu gọi Boris Godunov lên ngôi năm 1598 - hiện lưu trữ tại bảo tàng ở Moscow.
Trang văn bản của Hội đồng Quý tộc Nga kêu gọi Boris Godunov lên ngôi năm 1598 - hiện lưu trữ tại bảo tàng ở Moscow.
Người dân và quý tộc Moscow thỉnh xin Boris Godunov lên ngôi.
Người dân và quý tộc Moscow thỉnh xin Boris Godunov lên ngôi.
Boris Godunov lên ngôi Sa hoàng.
Boris Godunov lên ngôi Sa hoàng.

4/ Đại họa 1601-1603 và việc tốt phản tác dụng.

Khi những cải cách của nhiếp chính-Sa hoàng Boris Godunov chưa kịp thu được kết quả, thì một đại họa khủng khiếp ập xuống nước Nga vào năm 1601. Nguyên nhân mãi sau này mới được người ta chỉ ra, là năm 1600 một núi lửa ở Peru phun trào.
Do đó năm 1601, thời tiết ở châu Âu vô cùng xấu và nước Nga bị mất mùa nặng. Năm 1602 và 1603 cũng tương tự, hậu quả là nước Nga rơi vào Đại nạn đói (Великий голод) từ 1601-1603. Trong tình thế như vậy, Boris Godunov có lẽ suy nghĩ đơn giản giống rất nhiều người, đã mở kho lương ở Moscow phát cho dân chúng.
Nghĩ đơn giản vậy, nhưng đến khi làm thực tế phức tạp đã làm phản tác dụng. Nông dân khắp nơi nhìn thấy ở Moscow phát lương thực, và họ cũng không có niềm tin rằng thời tiết sẽ tốt lên trong những năm tiếp theo. Do vậy, thay vì lên Moscow lấy lương thực và trở về, họ quyết định từ bỏ toàn bộ nhà cửa ở quê nhà, mang toàn bộ gia đình, tài sản kéo lên Moscow nhận lương thực và ở lại luôn.
Hậu quả là dân số Moscow tăng đột biến, lương thực không đủ phát thậm chí dòng người còn mang theo dịch bệnh nguy hiểm vào thành phố. Kết quả cuối cùng, là không những lương thực ở Moscow không thể cứu đói, mà còn biến Moscow thành vùng đói nặng nhất cả nước.
Trong khi đó, ở các nơi khác ruộng đất, nhà cửa bị bỏ hoang do người dân bỏ đi. Chủ đất không có nông nô để làm ruộng, trở nên căm ghét Boris Godunov. Và nên nhớ rằng, Boris Godunov vẫn luôn mang tiếng "kẻ cướp ngôi". Vì thế, khi Boris Godunov lệnh cho quý tộc Nga mở kho lương phát cho dân hay bán giá rẻ, chẳng mấy ai nghe theo.
Boris Godunov phát lương thực cho dân đói.
Boris Godunov phát lương thực cho dân đói.
Nạn đói ở Moscow năm 1601-1603
Nạn đói ở Moscow năm 1601-1603

5/ Kẻ mạo danh Dmitri I và cái ch.ết của Boris Godunov

Vào năm 1604, cả nước Nga bàng hoàng khi có một người tự xung "mình là thái tử Dmitri Ivanovich ngày trước, được cứu thoát thần kỳ và đã quay lại để trả thù, giành lại ngai vàng". Không cần biết đúng hay sai, nhưng có những quý tộc Nga vốn đã căm ghét Boris Godunov, ngay lập tức quay sang suy tôn "thái tử Dmitri" và trở thành "Sa hoàng Dmitri I" - dĩ nhiên là giả danh.
Chân dung 'Sa hoàng" Dmitry Giả 1 - kẻ lật đổ Boris Godunov
Chân dung 'Sa hoàng" Dmitry Giả 1 - kẻ lật đổ Boris Godunov
Quân nổi dậy Dmitry I tiến vào Moscow - tranh vẽ của K. F. Lebedev
Quân nổi dậy Dmitry I tiến vào Moscow - tranh vẽ của K. F. Lebedev
Boris Godunov đã phải rất vất vả chiến đấu với kẻ mạo danh Dmitri I trong điều kiện đất nước đang chán nản và nghi ngờ ông. Vào tháng 4/1605, sa hoàng Boris Godunov bất ngờ đổ bệnh và qua đời, để lại nhiều nghi ngờ về việc bị ám hại hay tự xử?
Boris Godunov trong giây phút cuối đời - cùng con trai Fedor (sau là vua Fedor II)
Boris Godunov trong giây phút cuối đời - cùng con trai Fedor (sau là vua Fedor II)
Mộ của Boris Godunov hiện nay
Mộ của Boris Godunov hiện nay

6/ Cái kết buồn của nhà Godunov.

Sa hoàng Boris Godunov được chôn cất vội vã trong bối cảnh kẻ mạo danh Dmitri I đã mang quân tiến sát Moscow. Con trai của Boris Godunov là Fedor Godunov lên ngôi, trở thành Sa hoàng Fedor II. Cuộc lên ngôi vội vã đến mức, Fedor II đi vào lịch sử với tư cách Sa hoàng duy nhất không kịp tổ chức lễ đăng cơ.
Sa hoàng Fedor II chỉ kịp ở ngôi 2 tháng. Tháng 6 năm 1605, quân nổi dậy của Dmitri I mạo danh đánh vào Moscow. Các quý tộc Moscow, phần vì sợ hãi quân nổi dậy, phần vì căm ghét nhà Godunov, đã tự tay sát hại cả nhà Sa hoàng Fedor II cùng mẹ và em gái ông rồi dâng thành cho quân nổi dậy. Mộ của vua cha Boris Godunov cũng bị đào lên và cướp bóc. Người ta nói rằng sau này thời Liên Xô, khi đào lại mộ của Boris Godunov, người ta thấy ông bị chôn trong tư thế ngồi, có thể do đã bị quật lên để nhục mạ trước đó.
Sa hoàng Fedor II - con trai của Boris Godunov
Sa hoàng Fedor II - con trai của Boris Godunov
Cả nhà Godunov bị sát hại
Cả nhà Godunov bị sát hại
Một cái kết buồn cho gia tộc Godunov, 2 sa hoàng yểu mệnh của một triều đại yểu mệnh. Nước Nga sau đó cũng rơi vào một thời kỳ hỗn loạn nhưng không dài, bị quân Ba Lan chiếm đóng. Chỉ mất vài năm để người Nga đánh đuổi quân Ba Lan, dựng nên triều đại mới - nhà Romanov.
Nhưng trong suốt phần lớn thời gian nhà Romanov nắm quyền, các sử gia đa phần giành những lời cay nghiệt nhất nhắm vào nhà Godunov, quy cho các sa hoàng Godunov các tội từ ám hại Ivan Bạo chúa, ám hại thái tử Dmitri, gây nên nạn đói năm 1601 dù việc nhà Godunov làm là mở kho lương phân phát,... Mãi tới thế kỷ 19, mới có những sử gia đi ngược dòng, tìm cách chứng minh điều ngược lại, rằng nhà Godunov thực ra là người tốt không gặp thời, và minh oan cho nhà Godunov trong hầu hết các vụ bị cáo buộc! Từ đó tới giờ, sử gia Nga vẫn tranh cãi mãi không thôi!

7/ Bi hài vụ án xử tội cái chuông

Như đã nói ở trên, phần này là nói về Biến cố Uglich với vụ sát hại bí ẩn Thái tử Dmitry.
Khởi nguồn từ câu chuyện này bản thân đã là một dấu hỏi lớn khác trong lịch sử Nga: rốt cuộc Ivan Bạo chúa có bao nhiêu bà vợ? Chắc hẳn là không ít. Do vậy, ngoài con trai chính được kế vị Sa hoàng của ông là Fedor Ivanovich (vua Fedor I), thì còn một con trai khác là Dmitri Ivanovich - con của Ivan IV với người vợ thứ 6 hoặc 7 gì đó, mà cuộc hôn nhân này bị nhà thờ phản đối.
Maria  Nagaya - mẹ của Thái tử Dmitry
Maria Nagaya - mẹ của Thái tử Dmitry
Theo chuỗi kế vị được xác lập, Dmitri đứng sau anh trai Fedor trong chuỗi kế vị. Nghĩa là khi Fedor I lên ngôi, Dmitri thành thái tử. Nhưng để tránh những rắc rối không cần thiết với Nhà thờ, Dmitri và mẹ được tạm chuyển tới một công quốc nhỏ tên Uglich, cách Moscow chừng 200 cây số
Lúc bấy giờ, ngay cả Fedor I cũng còn rất trẻ tuổi, nên quyền điều hành đất nước được giao cho nhiếp chính Boris Godunov. Không rõ mối quan hệ của thái tử nhỏ Dmitri với những người ở Moscow thế nào, nhưng vào ngày 15/5/1591 (lịch cũ), Dmtri 8 tuổi bất ngờ được tìm thấy nằm bất động ngoài sân chơi với cổ họng bị cắt đứt. Hoàn toàn không có nhân chứng nào nhìn thấy chuyện gì xảy ra.
Một bức tranh năm 1909 miêu tả thái tử Dmitry bị sát hại
Một bức tranh năm 1909 miêu tả thái tử Dmitry bị sát hại
Cả công quốc Uglich chấn động vì việc đó. Trong một hành động tức thời, quả chuông chính của nhà thờ trong công quốc được gióng lên, tập hợp đông đảo dân cư của Uglich vào một cuộc họp mặt thông báo về sự việc kinh hoàng trên. Lúc này ở Uglich có một phái viên của triều đình Moscow tên là Mikhail Bityagovsky được phái tới giám sát thái tử, đã cố gắng trấn an người dân Uglich nhưng vô ích, cuối cùng Mikhail Bityagovsky cùng với người nhà và cấp dưới bị đám đông người Uglich giận dữ xúm lại hành hình tập thể.
Người dân đánh chuông báo động vụ sát hại - tranh vẽ trong biên niên sử Nga
Người dân đánh chuông báo động vụ sát hại - tranh vẽ trong biên niên sử Nga
Chính vì vụ hành quyết tập thể này đã đẩy mọi chuyện đi xa. Triều đình ở Moscow giận dữ, cử người xuống đàn áp cuộc bạo động và điều tra vụ việc ở Uglich. Mà người đứng đầu cuộc điều tra này là Vasily Shuisky - sau này trở thành Sa hoàng Vasily IV (sẽ biết trong bài khác)
Trong khi cái ch.ết của Thái tử Dmitri không thể được làm rõ và mãi mãi trở thành bí ẩn lịch sử, thì với vụ bạo động của dân chúng Uglich, triều đình Moscow xử phạt nặng. Chính quyền đã tra khảo và hành quyết hàng trăm người Uglich bị cáo buộc tham gia phản loạn, rất nhiều người khác bị bỏ tù hoặc đi đày Siberia viễn xứ.
Nhưng cái bi hài nó ở chỗ này. Như đã nói ở trên, khi phát hiện Thái tử Dmitri qua đời, cư dân Uglich đã đánh mạnh vào chuông chính của nhà thờ, kêu gọi cư dân Công quốc tập trung. Điều này nghe có vẻ rất bình thường.
Thế nhưng, khi tới Uglich điều tra vụ việc, phái đoàn của triều đình Moscow không biết nghĩ kiểu gì, đã kết luận: CÁI CHUÔNG LÀ THỦ PHẠM GÂY RA BẠO LOẠN VÌ ĐÃ TẬP HỢP DÂN CHÚNG! (excuse me wtf??????)
Vậy là, họ quyết định XỬ TỘI CÁI CHUÔNG bằng cách cắt quả lắc của nó, đánh 12 roi và ném từ trên nóc nhà thờ xuống. Cuối cùng, nó bị xử phạt "đi đày" tới Siberia cùng nhiều gia đình người dân Uglich khác trong vụ này.
Quân triều đình Nga kéo cái chuông "đi đày" - tranh vẽ trong biên niên sử
Quân triều đình Nga kéo cái chuông "đi đày" - tranh vẽ trong biên niên sử
Cái chuông còn tồn tại tới ngày nay (sau khi thoát kiếp "đi đày" ở Siberia)
Cái chuông còn tồn tại tới ngày nay (sau khi thoát kiếp "đi đày" ở Siberia)
Vào thời điểm năm 1591, cái chuông đó đã có tuổi đời hơn 300 năm và là một báu vật tinh thần quý giá của người dân công quốc Uglich. Việc cái chuông bị "đi đày" là một vết thương tinh thần lớn với họ. Do vậy trong suốt hàng thế kỷ tiếp theo người dân Uglich đã cố gắng xin triều đình các Sa hoàng mang chiếc chuông trở lại.
Phải tới năm 1849, tức là sau 258 năm bị "lưu đày", tên tội phạm mang tên "cái chuông Uglich" mới được trở về quê hương. Nó được người dân Uglich tôn kính và ngày nay vẫn nằm trong bảo tàng thành phố.
*****************************************************************
Tới đây là hết bài. Các bạn đọc xong có thể hình dung cơ bản triều đại Romanov ngắn ngủi và một câu chuyện tưởng như đùa nhưng có thật trong thời kỳ này.
Để hiểu sâu hơn về giai đoạn được gọi là "Kỷ nguyên rắc rối" này, hãy đón chờ những bài khác trong cùng Serie - để biết được thêm các sự kiện sau sự sụp đổ của nhà Romanov, việc nhà Rurik trung hưng, việc những kẻ giả danh nối nhau làm loạn, việc quân Ba Lan xâm lược Nga,... và đặc biệt là ván bài chính trị kinh điển của nhà Romanov!