Bong bóng chứng khoán Hoa Kỳ: Ngòi nổ thứ tư cho Cuộc Khủng Hoảng 2017-2019 (Kỳ cuối)
Xem các kỳ trước tại đây: Kỳ 1 , Kỳ 2 , Kỳ 3 . Nguồn: Bong bóng chứng khoán Hoa Kỳ: Ngòi nổ thứ hai cho Cuộc Khủng Hoảng...
Dịch giả: Trương Huy Minh
Mặc dù Hoa Kỳ không phải là trung tâm của cuộc khủng hoảng thế giới 2017-2019 xét trên yếu tố nội tại của nền kinh tế so với các khu vực khác. Ba ngòi nổ lớn nhất là: Bong bóng bất động sản ở Trung Quốc; Cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Châu Âu và Itailia và cuối cùng là khủng hoảng dầu mỏ.
Hoa Kỳ vẫn đang giữ vai trò động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhưng vấn đề của Hoa Kỳ là nợ công đã ở mức quá cao và bong bóng chứng khoán tại đây là lớn nhất thế giới vì sự lệch lạc của dòng vốn đầu cơ. Áp lực giảm phát của Hoa Kỳ và cú đổ vỡ bong bóng chứng khoán do đó sẽ góp phần làm cho cuộc khủng hoảng 2017-2019 trở nên tồi tệ.
Nợ công đã lên mức nguy hiểm
Tổng nợ của Hoa Kỳ vào cuối năm 2015 là 67,500 tỷ USD, cao hơn 15.8% so với đầu năm 2009. Con số này chỉ ở mức quanh 5,000 tỷ USD vào thời điểm bắt đầu bong bóng năm 1983. Cho đến đỉnh điểm bong bóng năm 2008, con số nợ đã tăng gấp 11 lần, đạt 56,000 tỷ USD. Để đạt tới mức nợ này, tăng trưởng nợ đã gấp 2.54 lần tăng trưởng GDP trong 26 năm.
Năm 2008 có thể được xem là thời điểm kết thúc bong bóng nợ. Thật không may, chính sách in tiền khổng lồ và chính sách tài khóa không cho phép điều đó. Thay vào đó, họ bắt đầu tăng thêm lượng cocain để chấm dứt cơn nghiện.
Mức nợ tăng thêm lớn nhất từ năm 2009 là do chính phủ tạo ra, với tỷ lệ tăng trưởng 48% (hiện vẫn tiếp tục tăng mặc dù tốc độ chậm hơn)! Nợ doanh nghiệp tăng 10.4% khi các doanh nghiệp vay hơn 3,000 tỷ USD kể từ năm 2009 nhằm mua lại cổ phiếu của họ và tạo ra bong bóng EPS giả tạo bằng dòng tiền miễn phí từ Fed.
Hình 1: Tổng nợ của Hoa Kỳ
Hiện đang cao hơn 9,200 tỷ USD so với đỉnh bong bóng đầu tiên (2008)
Nguồn: Báo cáo nguồn vốn của Dòng Chảy Dự Trữ Liên Bang, Bộ Tài Chính
(Lưu ý: $ T là viết tắt của Trillion USD- nghìn tỷ đôla)
Giảm phát luôn theo sau quá trình giảm đòn bẩy
Bong bóng nợ tạo ra giảm phát khi mọi người phải giảm đòn bẩy. Đó là lý do tại sao chúng ta không đạt được tỷ lệ lạm phát 2% từ năm 2009 mặc dù Fed đã in ra hàng nghìn tỷ USD. Biểu đồ dưới cho thấy quy mô in tiền của 4 ngân hàng trung ương lớn trên thế giới. Mặc dù Fed đã ngừng in tiền từ năm 2015 nhưng ECB và BOJ lại đẩy mạnh. Mỗi tháng, 4 ngân hàng trung ương này lại bơm ra 200 tỷ USD vào hệ thống tài chính. Nhưng lạm phát vẫn thấp một cách bí ẩn.
Hình tiếp theo cho thấy giảm phát diễn ra như thế nào từ năm 2009 đến đầu năm 2010, trước khi được chặn lại bởi chương trình nới lỏng định lượng (QE). Định nghĩa rộng nhất về cung tiền là M3 đã giảm 6% trước khi tăng trở lại. Tăng trưởng cung tiền M3 đạt mức đáy thấp nhất chưa từng có vào năm 2010-2011 sau khi đạt đỉnh 17% tại đỉnh bong bóng.
Nguyên nhân bởi giảm phát là xu hướng tự nhiên khi xuất hiện giảm đòn bẩy nợ và các tài sản tài chính, trừ khi chính phủ có một sức mạnh cực lớn để chống lại nó, điều chúng ta khó có được ở thời điểm hiện tại.
Sau Fed, BOJ và ECB cũng đang phát ra thông điệp tiến hành thu hẹp các gói QE trong năm tới. Khi các ngân hàng trung ương buộc phải thu lại các gói QE, giảm phát sẽ ngay lập tức được bộc lộ bởi quá trình giảm đòn bẩy tài chính của các nhà đầu tư khi mà dòng vốn giá rẻ không còn nữa.
Hình 2: Một giai đoạn giảm phát ngắn hạn trước khi các chương trình QE khôi phục lại lạm phát. Thể hiện qua phần trăm thay đổi cung tiền M3 (y-o-y).
Thật khó để hiểu và cảm nhận giảm phát vì đến thời điểm này, giảm phát đang nằm tận sâu bên trong nền kinh tế. Chúng ta cảm thấy đau đớn mỗi ngày nhưng vẫn chưa hiểu nguyên nhân tại sao. Bạn có thể nghĩ giảm phát giống như căn bệnh ung thư của nền kinh tế. Nó gặm nhấm hệ thống và cơ sở hạ tầng một cách từ từ, giết chết nền kinh tế từ bên trong. Thông thường, bệnh nhân ung thư không biết sự tồn tại của căn bệnh đáng sợ này cho đến khi nó bắt đầu bộc phát.
Sự lệch lạc của dòng vốn đầu tư, đầu cơ quá mức và bong bóng chứng khoán
Các nỗ lực của Fed nhằm ngăn chặn cuộc sụp đổ không thể tránh khỏi càng tạo ra kịch bản tồi tệ hơn. Khi cố giữ bong bóng càng lâu, sự mất cân bằng giữa các tài sản tài chính và đầu tư lệch hướng sẽ càng lớn, do đó tình trạng mất cân bằng thu nhập sẽ tạo ra đợt giảm đòn bẩy tài chính còn tồi tệ hơn.
Lý do mà các ngân hàng trung ương khởi đầu là Fed, sau đó là ECB và BOJ đang buộc phải rút lại các gói nới lỏng định lượng là họ đang mất kiểm soát định hướng dòng vốn. Tiền in ra không được chảy vào những người thực sự cần nó là người tiêu dùng và các doanh nghiệp muốn đầu tư dài hạn. Thay vào đó, tiền được chảy vào những nhà đầu cơ và họ dùng nguồn tiền này để tăng vị thế mua trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu.
Sự lệch lạc dòng vốn đầu tư cũng thể hiện ở các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ không sử dụng nguồn vốn giá rẻ để thực hiện các dự án đầu tư dài hạn nhằm tạo dựng giá trị cho doanh nghiệp, thay vào đó, họ sẽ tăng vay nợ để mua lại cổ phiếu nhằm hỗ trợ giá cổ phiếu. Theo tính toán của Harry Dent, 40% tăng lên trong EPS của các công ty trong chỉ số S&P 500 từ 2009-2016 là do tác động của việc mua lại cổ phiếu (buyback) chứ không phải do sự phát triển của hoạt động kinh doanh chính.
Hình dưới cho thấy tác đông của việc mua lại cổ phiếu ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số S&P500. Chú ý sự phân kỳ bắt đầu diễn ra từ giữa quý 2.2016 đến nay. Trong khi các doanh nghiệp đang giảm mua lại cổ phiếu thì giá cổ phiếu vẫn tăng. Đây là sự phân kỳ xảy ra do các hành vi lực quán tính đầu cơ ở giai đoạn cuối xu hướng tăng.
Các hành vi phi lý trí có thể kéo dài lâu hơn dự đoán. Biểu đồ sau đây là lợi nhuận biên được điều chỉnh lạm phát so với GDP (chúng tôi sử dụng lợi nhuận biên để không bị ảnh hưởng bởi các thủ thuật tài chính) đã đạt đỉnh và đi xuống. Mỗi lần tỷ lệ này đạt đỉnh đều tương ứng với một cuộc khủng hoảng nào đó.
Trong khi lợi nhuận biên thực đã đạt đỉnh thì việc chỉ số S&P 500 tăng điểm chỉ là một hành động vô nghĩa. Nó được kéo dài bởi làn sóng đầu cơ.
Hậu quả của việc mua lại cổ phiếu quá mức và vay mượn nhiều là sự cạn kiệt về dòng tiền của các doanh nghiệp. Điều này đã từng diễn ra tại đỉnh năm 2000 và đỉnh năm 2007. Từ quý 1.2016 đến quý 1.2017, các doanh nghiệp Mỹ đã chi 2,200 tỷ USD cho chi tiêu vốn và mua lại cổ phiếu trong khi dòng tiền và vay nợ mới chỉ 1,900 tỷ USD. Điều này khiến mức thâm hụt dòng tiền lên đến mức cao kỷ lục 300 tỷ USD. Thiếu hụt tiền, đồng nghĩa doanh nghiệp khó có thể hỗ trợ đà tăng giá cổ phiếu bằng hoạt động mua lại cổ phiếu.
Các bạn có thể tham khảo thêm thực trạng thị trường chứng khoán Hoa Kỳ tại đây:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất