Những gì chúng ta ăn, uống, thở, bôi lên da và những gì chúng ta suy nghĩ và cảm nhận đều ảnh hưởng đến năng lượng và sức khỏe của chúng ta. 
Bạn có biết, chỉ mất 30 giây để da hấp thu vào máu bất cứ thứ gì chúng được bôi lên. Việc thoa lên mặt hay uống nước dưỡng da cũng không khác nhau gì mấy đâu. Nhưng uống vào thì ít nguy hiểm hơn vì hệ tiêu hóa sẽ phản ứng và nỗ lực làm việc để tống chất độc ra ngoài. Còn da thì không có lối đi nào khác ngoài việc hấp thụ những hóa chất này vào hệ tuần hoàn, đi thẳng vào tim, gan, thận, não và thấm trực tiếp vào máu. Nên nếu bạn cho vào miệng được thì hẵng cho da “ăn”.
Cơ quan bài tiết (đầu ra) của cơ thể gồm đường ruột, hai quả thận, hai lá phổi và làn da (quả thận thứ ba). Nên các chất độc thường được thải qua những con đường này. 
Ví dụ, khi bạn phơi nắng và bạn thấy trên vùng bàn tay có vết nám xuất hiện đầu tiên, thì đó là cơ thể đang thải độc qua da. Vì càng nhiều chất độc đi ra da thì càng dễ cháy nắng và nám sạm. Bạn cũng có thể bị nổi mụn, các vết đốm đỏ như phát ban, ngứa,... Những người ăn nhiều thịt cá trứng sữa hoặc các thực phẩm tạo axit khác thì sẽ càng nhạy cảm hơn với ánh nắng, cơ thể sẽ bốc mùi hôi hơn và thải độc dữ dội hơn. Vì da là nơi dễ hấp thu chất độc, dễ thải độc nhất và chúng ta cũng dễ nhận thấy nhất. 
Vậy nên với các loại mỹ phẩm có thành phần không tự nhiên mà bạn không thể đọc tên thì đừng bôi nó lên da nha. 
Bên cạnh các mỹ phẩm, hãy học cách đọc thành phần bất cứ loại thực phẩm nào trước khi mua. Ví dụ ở một chai tương ớt, bạn sẽ đọc thấy một vài thành phần được ký hiệu dạng dãy số. Ví dụ chất điều vị 621. Bạn biết 621 là chất gì không? Chỉ cần một chút tra cứu, thì đó là siêu bột ngọt hoặc mì chính. Nhìn chung, những chất không thể gọi tên đều là chất hóa học và được mã hóa như một cách để qua mặt người dùng. Mặc dù chúng được phê chuẩn là chất an toàn dùng trong thực phẩm, nhưng hãy cẩn thận. Thế nên, hãy cân nhắc khi chọn mua các loại thực phẩm đóng gói bán sẵn ở siêu thị. 
Thêm nữa, nước sinh hoạt hằng ngày chứa nhiều clo, flo cũng có tác động tới da của bạn. Thực tế bạn tiếp xúc với nguồn nước này nhiều nhất trong ngày (ví dụ như rửa tay, tắm rửa, giặt giũ, nấu ăn,...).
Việc cho da “ăn” nhiều đến mức “bội thực” các loại hóa chất từ mỹ phẩm khiến da bị “ngợp thở” và tắc nghẽn. Khi không còn chỗ thải thì chúng phải tìm chỗ khác để thoát thân. Tưởng tượng nếu cống thải chính nhà bạn bị tắc nghẽn, thì những ống thải nhỏ khác như bồn vệ sinh, bồn rửa, bồn tắm cũng sẽ tắc và “trào ngược”. 
Thế nên, nhớ để da được thở và chỉ thoa lên da những gì ăn được bạn mình nhen!
Lê Diễm Diễm