[Boardgames 101]: Tìm hiểu các bản in Boardgame đang có trên thị trường.
Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về các khái niệm bản in Boardgame hiện tại trên thị trường Việt Nam, tránh tình trang "múa rìu...
Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về các khái niệm bản in Boardgame hiện tại trên thị trường Việt Nam, tránh tình trang "múa rìu qua mắt thợ".
Lưu ý: Bài viết này không nhắc đến Dungeons and Dragons (DnD) do yếu tố phạm trù khá lớn và sẽ được nói đến ở một bài viết khác.
PHẦN 1: GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Tên thông dụng: Những cái tên thường được mọi người nhắc đến.
Khái niệm cơ bản: Không phải là khái niệm chính xác tuyệt đối, tuy nhiên mọi người vẫn sẽ hiểu được bản chất của khái niệm.
Khái niệm cơ bản: Không phải là khái niệm chính xác tuyệt đối, tuy nhiên mọi người vẫn sẽ hiểu được bản chất của khái niệm.
PHẦN 2: BOARDGAME CHÍNH HÃNG
Boardgame Chính hãng.
Tên thông dụng: Boardgame Real/US/Gốc/Quốc tế
Khái niệm cơ bản: Boardgame sở hữu yếu tố bản quyền tác giả được các hãng lớn trên thị trường mua lại quyền sản xuất và phân phối ra thị trường quốc tế hoặc trong nước.
Ngôn ngữ chủ yếu: Tiếng Anh
Ngôn ngữ chủ yếu: Tiếng Anh
Ngoài ra, còn có những Boardgame dành cho thị trường nội địa hoặc thị trường riêng biệt với sự tùy biến theo ngôn ngữ của mỗi nước.
Chúng ta sẽ xem đây là thước đo chuẩn dành cho các phiên bản Boardgame dưới đây
Boardgame Nhượng quyền sản xuất.
Khái niệm cơ bản: Boardgame được các hãng sở hữu bản quyền thương mại nhượng lại cho các đối tác thị trường quyền sản xuất.
Ngôn ngữ: Tùy thuộc vào thị trường sản xuất.
Giá cả: Thấp hơn Boardgame gốc từ 5% -10%
Chất lượng: Không có sự chênh lệch quá lớn so với Phiên bản quốc tế.
Đánh giá: Luôn là sự ưu tiên hàng đầu do giá thành thấp và chất lương không có sự khác biệt so với Phiên bản Quốc tế.
Boardgame Kickstarter
Tên thông dụng: Boardgame Kick.
Khái niệm cơ bản: Boardgame được các nhà sáng tạo kêu gọi vốn cộng đồng trên trang Kickstarter.com. Ngoài ra, một số hãng lớn như CMON, ASMODEE hay Fantasy Flight Games cũng sự dụng Kickstrater.com như một công cụ quản bá sản phẩm hoăc đưa ra các phiên bản giới hạn của tựa Boardgame mình.
Thông thường, sẽ có 2 phiên bản trên nền tàng này là: Retail và Kickstarter
Điểm khác biệt của phiên bản Kickstarter chính là giới hạn sản xuất và các phần quà Goal dành cho các Backer( Lưu ý là Retail sẽ không có các quà Goal nhé).
Chất lượng: Khó đoán, TÙY THUỘC VÀO TÂM NHÀ SẢN XUẤT.
Giá cả: Thấp hơn phiên bản quốc tế khoảng từ 1% - 10%.
Chất lượng: Khó đoán, TÙY THUỘC VÀO TÂM NHÀ SẢN XUẤT.
Giá cả: Thấp hơn phiên bản quốc tế khoảng từ 1% - 10%.
Đánh giá: Nếu bạn đang tìm kiếm một tựa Boardgame độc và lạ, giá thành thấp, thời gian vận chuyển lâu, rủi ro cao (Nếu không thuộc nhà sản xuất lớn hoặc tên tuổi), đây là một sự lựa chọn không thể bỏ qua
Boardgame Second print/Second Edition.
Tên thông dụng: Boardgame tái bản
Khái niệm cơ bản: Boardgame được tái bản với những chỉnh sửa, cải tiến so với phiên bản đầu tiên.
Chất lượng: Chất lượng cao hơn phiên bản đầu tiên, ngoài ra còn bổ sung và chỉnh sửa các yếu tố, luật chơi,...
Chất lượng: Chất lượng cao hơn phiên bản đầu tiên, ngoài ra còn bổ sung và chỉnh sửa các yếu tố, luật chơi,...
Giá thành: Thường cao hơn 1%-5% so với phiên bản ban đầu.
Đánh giá: Nên mua nếu bạn chưa bản in một và cân nhắc mua khi đã có bản in hai.
PHẦN 3: CÁC BẢN MỞ RỘNG CỦA BOARDGAME.
Boardgame Expansion.
Tên thông dụng: Bản mở rộng.
Khái niệm cơ bản: Là các bản mở rộng của các tựa Boardgame, thường được yêu cầu bắt buộc phải có core/base (Bản gốc) mới chơi được. Nội dung mở rộng chủ yếu là thêm vào bản đồ, quái, nhân vật, luật,...nhằm mục đích tăng thêm trải nghiệm, số giờ chơi và người chơi.
Giá cả: Thường thấp hơn bản gốc 1%- 10%
Chất lượng: Như bản gốc
Chất lượng: Như bản gốc
Đánh giá: Chỉ mua khi bạn có Bản gốc và bạn biết chắc chắn đây là sự bổ sung cần thiết.
Boardgame expansion: Stand Alone.
Tên thông dụng: Bản mở rộng độc lập.
Khái niệm cơ bản: Là các bản mở rộng độc lập của các tựa Boardgame. Tuy nhiên, bản mở rộng này sẽ không yêu cầu bắt buộc phải có bản gốc mà hoàn toàn có thể chơi như một tựa game riêng.
Giá cả: Thấp hơn Bản gốc từ 1% - 10%
Chất lượng: Như bản gốc.
Chất lượng: Như bản gốc.
Đánh giá: Chỉ mua khi bạn có Bản gốc và bạn biết chắc chắn đây là sự bổ sung cần thiết.
PHẦN 4: BOARDGAME LẬU
Boardgame Lậu.
Tên thông dụng: Boardgame TQ, boardgame EN, Boardgame Fake, Boardgame Lậu.
Khái niệm cơ bản: Là những Boardgame sản xuất chủ yếu tại Trung Quốc không được sự cho phép của các bên sở hữu trí tuệ.
Ngôn ngữ: Tiếng Anh - Tiếng Trung
Giá cả: Thấp hơn bản gốc từ 40% -80%
Giá cả: Thấp hơn bản gốc từ 40% -80%
Chất lượng: Khá kém hoặc cực kém.
(Tuy nhiên, có một vài trường hợp: Boardgame TM chính hãng lại có chất lượng in kém hơn TQ.)
(Tuy nhiên, có một vài trường hợp: Boardgame TM chính hãng lại có chất lượng in kém hơn TQ.)
Đánh giá: Nếu bạn lần đầu chơi Boardgame hoặc có kinh phí eo hẹp, mua Boardgame Lậu là một sự lựa tương đối là phù hợp. Tuy nhiên, vì chất xám của tác giả và để có đủ kinh phí tiếp tục duy trì sản xuất các tựa Boargame tiếp theo, hãy mua Bản gốc ngay khi có thể.
Boardgame Việt Hoá.
Boardgames được Việt hoá luật chơi để thân thiện hơn với người Việt.
Chất lương và giá cả :
Giống với boardgame lậu nhưng mà là tiếng Việt.
Đánh giá: Dành cho các bạn không muốn bỏ thời gian ra dịch game và điều kiện kinh tế không cho phép.
Giống với boardgame lậu nhưng mà là tiếng Việt.
Đánh giá: Dành cho các bạn không muốn bỏ thời gian ra dịch game và điều kiện kinh tế không cho phép.
Boardgame Retheme.
Giá: Thấp hơn bản gốc 50% -80%.
Chất lượng: Kém, Trung bình hoặc gần bằng bản gốc.
Đánh giá: Đừng bao giờ mua.
PHẦN 5: BOARDGAME VIỆT NAM
Boardgame do Việt Nam sáng tạo và sản xuất.
Tên gọi khác: Boardgame thuần Việt, Boardgame Việt.
Khái niệm: Là những Boardgame người Việt Nam sáng tạo và sản xuất ra thị trường Việt Nam ( Một số đã ra nước ngoài như Lên Mâm 2.0). Tuy nhiên, do Boardgame thuần Việt hiện tại chỉ mới đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, nên chưa được phổ biến với mọi người và chỉ được biết bởi những người quan tâm.
Chất lượng sản xuất khá: Khá cho tới cao.
Giá cả: Phù hợp với túi tiền người Việt
VD: Xóm chim, Lên mâm, Đồng Hành,...
Đánh giá: Nên mua để ủng hộ sản phẩm nước nhà như ủng hộ U22 Việt Nam vô địch SEA GAMES
Clip do mình làm.
PHẦN 6: BOARDGAME PRINT AND PLAY (PnP)
Boardgame Print and Play (PnP).
Tên thông dụng: Mì ăn liển.
Khái niệm cơ bản: Là những Boardgame được in tại gia( hoặc xưởng in), sáng tạo tại nhà với mục đích chính là trải nghiệm. Bên cạnh đó là phải tuân thủ quy tắc cộng đồng PnP:
Không được in hoặc sự dụng dưới mọi hình thức thương mại.
Nếu có thể, hãy mua bản gốc để ủng hộ tác giả.
Giá cả: Thấp hơn Bản gốc từ 50% -90%
Giá cả: Thấp hơn Bản gốc từ 50% -90%
Chất lượng: Tùy thuộc vào người in là chính.
Đánh giá: Một số tựa game PnP được cho phép người chơi có thể tải về để trải nghiệm. Tuy nhiên bên cạnh đó là những file bản quyền của nhà sản xuất, chỉ nên in khi Bản gốc không còn sản xuất hoặc mất đi vài thành phần quan trọng tới lối chơi.
Nguồn bài viết: Night 2 Morning
CẢM ƠN BẠN ĐÃ ĐỌC ĐẾN DÒNG NÀY
Phần Donnate:
Game
/game
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất