Bố mẹ có bao giờ hiểu con cái không?
Khi mọi người mình trò chuyện kể về gia đình của họ bằng những ngôn từ có cánh và tràn đầy tình cảm, rằng bố mẹ luôn là người họ có...
Khi mọi người mình trò chuyện kể về gia đình của họ bằng những ngôn từ có cánh và tràn đầy tình cảm, rằng bố mẹ luôn là người họ có thể dựa vào khi cảm thấy buồn hay tiêu cực, thì mình chỉ nhớ tới một chi tiết.
---
Đó là một hôm mình đi trò chuyện với anh bạn thân về. Và ngay khi về đến nhà, mẹ mình chờ sẵn ngoài cửa với nụ cười tươi tắn, và bảo:
"Có uống bia rượu gì không đấy. Đưa miệng đây mẹ ngửi nào."
---
Sự kiện đó mãi mãi in vào trí nhớ như một dấu chỉ. Rằng mãi mãi mẹ sẽ không bao giờ nghe mình giải thích. Rằng, cho dù mình bảo bao nhiêu lần rằng những kiến thức, những giá trị của mẹ là từ 30 năm trước.
Và người lớn có bao giờ hiểu điều đó không nhỉ?
Bố mẹ mình không phải là những người vô học hay kém tiếp thu thông tin. Bố mẹ mình, mỗi người một cái smartphone, đọc báo xem hài xem kịch từ sáng tới tối. Mẹ mình trồng lan đầy lan can nhà, đến nỗi không có chỗ phơi đồ; hoa nào bạn trồng mẹ cũng có thể kể vanh vách về nó.
Và một hôm mình về nhà thấy cái lò vi sóng trong nhà bị rút phích cắm, nằm tít sâu trong góc. Mình hỏi máy bị sao thế, mẹ trả lời. "Xài nó độc lắm." Mình gặng hỏi độc gì thì mẹ lảng luôn. Mất một tháng và chục ngày mè nheo mệt mỏi để giải thích rằng cái nhãn hiệu "Cẩn thận bức xạ vi sóng" ở trên vỏ máy là để người dùng đừng tháo vỏ máy ra - chuyện mà chẳng ai điên làm.
Bố mình một thời gian không muốn mình ra khỏi nhà. Khi mình từ ký túc xá về, bố ngạc nhiên về sự đổi khác trong tâm tính thằng con thứ. Rằng nó đi suốt, rằng nó thích đi networking và đi giao du với mấy người bạn thân thiết. Rằng cái thế giới của thằng con không phải thế giới của ông. Mình lớn lên trong lúc anh trai mình, trong cố gắng để thoát ra, đã vấp ngã với số lần nhiều không thể đếm được. Trong mắt hai anh em, bố không hề trách mắng đánh đập hai đứa vì chúng nó thất bại, mà vì chúng nó dám cố thoát ra khỏi cái khuôn khổ mà ông đã vạch ra.
Khi mình lên 14 tuổi, mình bị học sinh khá. Mình cảm thấy sợ hãi môn Toán, môn mà bố mình giỏi nhất. Và dĩ nhiên nếu Toán bị điểm khá thì không thể nào mà được học sinh giỏi được. Mình cầm sổ liên lạc về, lòng nặng trĩu.
---
---
Đó là một hôm mình đi trò chuyện với anh bạn thân về. Và ngay khi về đến nhà, mẹ mình chờ sẵn ngoài cửa với nụ cười tươi tắn, và bảo:
"Có uống bia rượu gì không đấy. Đưa miệng đây mẹ ngửi nào."
---
Sự kiện đó mãi mãi in vào trí nhớ như một dấu chỉ. Rằng mãi mãi mẹ sẽ không bao giờ nghe mình giải thích. Rằng, cho dù mình bảo bao nhiêu lần rằng những kiến thức, những giá trị của mẹ là từ 30 năm trước.
Và người lớn có bao giờ hiểu điều đó không nhỉ?
Bố mẹ mình không phải là những người vô học hay kém tiếp thu thông tin. Bố mẹ mình, mỗi người một cái smartphone, đọc báo xem hài xem kịch từ sáng tới tối. Mẹ mình trồng lan đầy lan can nhà, đến nỗi không có chỗ phơi đồ; hoa nào bạn trồng mẹ cũng có thể kể vanh vách về nó.
Và một hôm mình về nhà thấy cái lò vi sóng trong nhà bị rút phích cắm, nằm tít sâu trong góc. Mình hỏi máy bị sao thế, mẹ trả lời. "Xài nó độc lắm." Mình gặng hỏi độc gì thì mẹ lảng luôn. Mất một tháng và chục ngày mè nheo mệt mỏi để giải thích rằng cái nhãn hiệu "Cẩn thận bức xạ vi sóng" ở trên vỏ máy là để người dùng đừng tháo vỏ máy ra - chuyện mà chẳng ai điên làm.
Bố mình một thời gian không muốn mình ra khỏi nhà. Khi mình từ ký túc xá về, bố ngạc nhiên về sự đổi khác trong tâm tính thằng con thứ. Rằng nó đi suốt, rằng nó thích đi networking và đi giao du với mấy người bạn thân thiết. Rằng cái thế giới của thằng con không phải thế giới của ông. Mình lớn lên trong lúc anh trai mình, trong cố gắng để thoát ra, đã vấp ngã với số lần nhiều không thể đếm được. Trong mắt hai anh em, bố không hề trách mắng đánh đập hai đứa vì chúng nó thất bại, mà vì chúng nó dám cố thoát ra khỏi cái khuôn khổ mà ông đã vạch ra.
Khi mình lên 14 tuổi, mình bị học sinh khá. Mình cảm thấy sợ hãi môn Toán, môn mà bố mình giỏi nhất. Và dĩ nhiên nếu Toán bị điểm khá thì không thể nào mà được học sinh giỏi được. Mình cầm sổ liên lạc về, lòng nặng trĩu.
---
Bố đang ủi đồ. Hai bố con hay ủi đồ với nhau, để tiết kiệm điện. Mình hỏi bố, rằng bố có buồn không khi con chỉ được học sinh khá thôi. Bố trả lời:
"Dĩ nhiên là bố buồn rồi."
Tối hôm đó bố xé một nửa số sách của mình, còn mình thì ăn một trận đòn.
---
Mình vẫn dở Toán. Nhưng mình thích Vật Lý. Mình học Lý rất giỏi. Mình đi thi học sinh chuyên, rớt, nhưng điều đó không làm mình nản. Mình cũng giỏi tiếng Anh, dù chẳng qua trường lớp nào tốt. Nhưng ông đâu để ý. Mãi đến khi học đại học, khi ra khỏi cái vòng kềm tỏa phải đạt điểm tốt, thì mình mới nhận ra không hẳn mình dở toán, chỉ là mình bị áp lực khi phải chiều lòng bố. Phải đến khi mình đậu một trường nước ngoài, thì bố mình mới thú nhận với họ hàng rằng mình giỏi.
Bố hay cằn nhằn anh mình rằng sao nó không bao giờ nghe lời ông, rằng nó chẳng chịu nói gì. Lớn lên mình mới hiểu. Nếu những gì mình làm chắc chắn nhà sẽ phản đối, mà khi giải thích không phải vì nó sai, mà vì bố mẹ thấy không được, hoặc giải thích theo một thước đo của 30 năm trước, thì tại sao phải nói ra? Im lặng mà làm, tự làm tự chịu, không hơn sao?
Bố mẹ thường hay đánh giá mình và anh mình. Trong mắt họ, bọn mình toàn làm những điều vô tích sự. Có bao giờ họ tự hỏi, liệu có phải mình đang đánh gía hai đứa con trai theo chuẩn mực sai không nhỉ?
Chắc là không đâu.
"Dĩ nhiên là bố buồn rồi."
Tối hôm đó bố xé một nửa số sách của mình, còn mình thì ăn một trận đòn.
---
Mình vẫn dở Toán. Nhưng mình thích Vật Lý. Mình học Lý rất giỏi. Mình đi thi học sinh chuyên, rớt, nhưng điều đó không làm mình nản. Mình cũng giỏi tiếng Anh, dù chẳng qua trường lớp nào tốt. Nhưng ông đâu để ý. Mãi đến khi học đại học, khi ra khỏi cái vòng kềm tỏa phải đạt điểm tốt, thì mình mới nhận ra không hẳn mình dở toán, chỉ là mình bị áp lực khi phải chiều lòng bố. Phải đến khi mình đậu một trường nước ngoài, thì bố mình mới thú nhận với họ hàng rằng mình giỏi.
Bố hay cằn nhằn anh mình rằng sao nó không bao giờ nghe lời ông, rằng nó chẳng chịu nói gì. Lớn lên mình mới hiểu. Nếu những gì mình làm chắc chắn nhà sẽ phản đối, mà khi giải thích không phải vì nó sai, mà vì bố mẹ thấy không được, hoặc giải thích theo một thước đo của 30 năm trước, thì tại sao phải nói ra? Im lặng mà làm, tự làm tự chịu, không hơn sao?
Bố mẹ thường hay đánh giá mình và anh mình. Trong mắt họ, bọn mình toàn làm những điều vô tích sự. Có bao giờ họ tự hỏi, liệu có phải mình đang đánh gía hai đứa con trai theo chuẩn mực sai không nhỉ?
Chắc là không đâu.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất