𝐔.𝐒. 𝐓𝐫𝐞𝐚𝐬𝐮𝐫𝐲 𝐥𝐚𝐛𝐞𝐥𝐬 𝐕𝐢𝐞𝐭𝐧𝐚𝐦, 𝐒𝐰𝐢𝐭𝐳𝐞𝐫𝐥𝐚𝐧𝐝 𝐚𝐬 𝐜𝐮𝐫𝐫𝐞𝐧𝐜𝐲 𝐦𝐚𝐧𝐢𝐩𝐮𝐥𝐚𝐭𝐨𝐫𝐬
𝓑ộ 𝓣à𝓲 𝓬𝓱í𝓷𝓱 𝓗𝓸𝓪 𝓚ỳ tố 𝓥𝓲ệ𝓽 𝓝𝓪𝓶 𝓿à 𝓣𝓱ụ𝔂 𝓢ỹ là những kẻ thao túng tiền tệ
                                                                                                            𝓘𝓻𝓮𝓷𝓮 𝓝𝓰𝓾𝔂𝓮𝓷
Theo "𝕿𝖍𝖊 𝖂𝖆𝖘𝖍𝖎𝖓𝖌𝖙𝖔𝖓 𝕻𝖔𝖘𝖙" đăng bài lúc Dec. 16, 2020 at 9:18 p.m
Theo "ℝ𝕖𝕦𝕥𝕖𝕣𝕤" đăng bài lúc DECEMBER 16, 2020 8:36 PM
    Như thường lệ, cứ mỗi năm một lần, Bộ Tài chính lại báo cáo thêm một vài quốc gia vào danh sách thao túng tiền tệ và năm nay, Mỹ chính thức gắn cho Việt Nam cái mác: thao túng tiền tệ. Chưa rõ vì do fan Trump chưa thể hiện đủ sắt son, hay do một số người chống Trump lọt đến tai ông ấy, mà may mắn Việt Nam lại được nằm trong "black list" theo dõi của Bộ Tài chính Hoa Kỳ.
    Quay lại lịch sử một chút, tháng 7 năm 2019, ông Trump từng đăng một đoạn tweet trên Twitter với nội dung: "“China and Europe playing big currency manipulation game and pumping money into their system in order to compete with USA,We should MATCH, or continue being the dummies who sit back and politely watch as other countries continue to play their games - as they have for many years!” - đại khái là ông Trump đùa giỡn rằng Mỹ sẽ nên tham gia vào cuộc chơi thao túng tiền tệ này thay vì làm bù nhìn như nhiều năm qua. Nói thế cho vui, chứ làm sao Mỹ lại có thể tham gia vào cuộc chơi phá giá đồng USD của mình được.
ᴛʜᴀᴏ ᴛúɴɢ ᴛɪềɴ ᴛệ (ᴄᴜʀʀᴇɴᴄʏ ᴍᴀɴɪᴘᴜʟᴀᴛɪᴏɴ) là gì?
    Thao túng tiền tệ (currency manipulation) là vấn đề chính thức được luật pháp Mỹ đưa thành đạo luật vào năm 1988, qua đó yêu cầu Bộ Tài chính Mỹ (United States Department of the Treasury) theo dõi và báo cáo hàng năm về tình hình tỷ giá hối đoái giữa Mỹ và những đối tác thương mại lớn của Mỹ. Nếu phát hiện ra quốc gia nào đang thao túng tiền tệ, đạo luật yêu cầu đại diện Bộ Tài chính sẽ thương lượng loại bỏ việc thao túng để tạo nên lợi thế cạnh tranh, dẫn đến trao đổi thương mại không công bằng đối với Mỹ. Theo quy định của Đạo luật Xúc tiến và tăng cường thương mại năm 2015 của Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ cần thực hiện phân tích nâng cao về chính sách tỷ giá và kinh tế đối ngoại của các đối tác thương mại lớn thỏa mãn các tiêu chí về thặng dự thương mại song phương với Mỹ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp ngoại tệ. Các tiêu chí này được lượng hóa cụ thể, gồm: Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ ít nhất 20 tỷ USD; Thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP; Can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.
Ảnh minh họa
Vậy Việt Nam có thao túng tiền tệ như Bộ Tài chính Mỹ đã nói?
    Tiêu chí thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ ít nhất 20 tỷ USD. Tiêu chí đầu tiên này xem như Việt Nam đã tốt nghiệp, tính trong 10 tháng đầu năm 2020, thặng dư thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt kỷ lục với 50,7 tỷ USD.
    Tiêu chí thứ hai, thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP. (Thặng dư vãng lai hiểu là hiện tượng tài khoản vãng lai tích cực khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư hay tài khoản vãng lai có bên có lớn hơn bên nợ). Với việc Việt Nam đang trỗi dậy như một trung tâm lắp ráp điện tử, dải đất hình chữ S đang trong giai đoạn phát triển không ngừng, thặng dư thương mại ngày càng tăng. Xuất khẩu điện tử của Việt Nam đã tăng từ 3 tỷ USD (4% tổng kim ngạch xuất khẩu) trong năm 2008 lên 87 tỷ USD (33% tổng kim ngạch xuất khẩu) trong năm 2019, đẩy thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam lên tương đương 5% GDP, tuy đại dịch Covid - 19 đang hoành hành trong năm 2020, nhưng chắc chắn rằng thặng dư cán cân vãng lai sẽ không dưới con số 2%, vì thế Việt Nam cũng đã tốt nghiệp được tiêu chí này.
=> Giải thích cho 2 tiêu chí này, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ ra việc tốt nghiệp 2 tiêu trên thặng dư thương mại song phương với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của hàng loạt các yếu tố liên quan tới các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam
    Nhưng, đối với tiêu chí thứ 3, can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng. Giải thích cho việc trên, Ngân hàng Nhà nước cũng giải thích rằng "Việc Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ can thiệp thời gian qua nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời củng cố dự trữ ngoại hối Nhà nước vốn ở mức thấp so với các nước trong khu vực để tăng cường an ninh tài chính tiền tệ quốc gia."
    Giáo sư Dapice (ĐH Harvard, Hoa Kỳ) lấy một thí dụ tỉ giá hiện nay là hơn 23.000 VND ăn 1 USD. Nếu tính luôn cả lạm phát, tính đúng, tính đủ, tỉ giá là 25.000 VND ăn một USD. Các chuyên gia khác, tính theo lạm phát thì lên đến 28.000 VND ăn 1 USD. Nếu bây giờ, nếu chạy theo chính sách của Mỹ để thoát thao túng tiền tệ, chắc chỉ còn 20.000 đồng ăn 1 đô quá!!!
Vì sao Hoa Kỳ lại tố Việt Nam thao túng tiền tệ?
    Từ nhiều năm nay, Việt Nam và nhiều quốc gia khác vượt các tiêu chí, nhưng để liệt vào danh sách, để rồi ra đòn trừng phạt thì lại là chuyện khác, không đơn thuần là câu chuyện kinh tế mà là chính trị.
Những mối quan tâm của các quan chứng Nhà Trắng vào thời điểm cuối năm 2020 này quả thực rất khác thường, và khác xa với các chính quyền khác, và di sản họ để lại sẽ là những rắc rối cho chính quyền sau, từ chống covid, ngoại thương, ngoại giao cho đến kinh tế, biến đổi khí hậu...
Bloomberg đếm được dưới thời Trump Tổng thống chính quyền Mỹ đã ký gần 4.000 lệnh trừng phạt - sanctions. Trung bình từ 2017 đến nay thì cứ mỗi ngày 3 lệnh.
    Chính quyền các tổng thống trước đây nhiều lắm thì trong 4 năm cũng chí ký khoảng 700 lệnh. Càng về cuối, cơn say quyền lực ngồi ở Nhà Trắng ký trừng phạt, hay sắc lệnh hành pháp, có thể sẽ còn nhiều hơn các tweet trên twitter.
    Lúc này có lẽ là nên bỏ qua Trump đi để tập trung vào xem chính quyền mới của ông Biden có các sách lược gì. Vốn dĩ, với nhiều người Việt, tổng thống Biden vẫn là một Sleepy Joe ngái ngủ… qua miệng lưỡi và các tweet của tổng thống Trump, rồi truyền tai mạ lị nhau mà quên rằng ông Biden là một chính trị gia lão luyện (và đẹp trai hơn Trump nhiều).
Biden sẽ lật ngược nhiều chính sách của Trump, nhưng cũng sẽ kế thừa những chính sách đang làm lợi cho Huê Kỳ, vì trên hết national interest - lợi ích quốc gia – vẫn là cái người Mỹ, dù chính quyền nào, cũng luôn nhấn mạnh và hướng tới.
    Điều quan trọng là với những người ủng hộ Trump, đừng thấy ai chống Trump cũng là ăn tiền Tập, phò Tàu. Khổ lắm! Làm như chống Tàu là độc quyền của Trump, và chỉ có Trump thôi vậy, còn những người khác chống Tàu là vi phạm bản quyền.