Gia đình quan trọng như thế nào ?
Chắc hẳn ai cũng nghĩ rằng tôi hiểu và cảm nhận được hết hai chữ ấy. Nhưng có lẽ là không. Khi bất kì ai được đặt trong hai chữ gia đình mà yên ả không chút gợn sóng thì đó là một cuộc sống đẹp, tình cảm trao cho nhau có lẽ không thay đổi. Nhưng sống hạnh phúc như vậy không có nghĩa là bạn hiểu và cảm nhận được hết nó. Tôi cũng thế , cũng như mọi người cứ ngỡ là mình hiểu nhưng thực ra thì mình không biết cái gì cả! Tôi không biết khi cuộc sống với gia đình trôi qua bình yên thì chúng ta trong lớp vỏ bọc ấy có hiểu, cảm nhận được không nhưng tôi chắc chắn nếu gia đình gặp một biến cố khiến nó không còn trọn vẹn là hai chữ gia đình nữa thì ai cũng sẽ hiểu, cảm nhận được hai chữ ấy nó như thế nào và mong muốn nó như thế nào. Gia đình mình từng là một gia đình hạnh phúc, là mơ ước của biết bao người. Bố theo nghiệp ông tiếp nghề giáo viên thật là tự hào ( thời cái tiếng còn hơn miếng ăn), mẹ chỉ là một nông dân chăn nuôi thôi nhưng không chỉ với mình và với bất kì ai biết tới thì đều phải gọi là giỏi. Truyện tình bố mẹ tôi tính ra cũng là một câu truyện cổ tích. Nghe phong phanh đâu ngắn gọn của câu truyện cổ tích ấy là bố tôi từ Bắc vào Nam để đi xây. Bố tôi chăm chỉ lắm, làm gì bố tôi cũng biết làm, thậm chí còn làm giỏi, đúng chất nhà giáo hiểu biết sâu rộng ấy. Bố vào trong đó xây thì gặp được mẹ tôi, nghe nói thì cũng tán lắm đó. Mẹ bảo mẹ không thích đâu nhưng thời đấy ai cũng thích, cũng quý người có cái chữ và ông ngoại tôi cũng không ngoại lệ. Mẹ không thích nhưng được cái ông bà ngoại thì say như điếu đổ tới mức mà cho tiền để bố tôi tiếp tục học rồi bước chân theo nghề của ông nội làm một giáo viên. Rồi lâu cũng có tình cảm rồi lấy nhau. Sống trong Nam mấy năm khi mình bước chân vào lớp một thì bố mẹ chuyển ra Bắc sống. Bố là giáo viên, cái thời nhà giáo còn được kính trọng nhiều, đi đâu cũng thầy thầy, nghe mà nhiều tự hào lắm. Mẹ mình chăn nuôi lợn giỏi lắm. Chăn nuôi lời nhiều rồi bố mẹ cũng xay nhà xây cửa xây gia đình. Không giàu nhưng cũng là khá giả ấy. Tôi chỉ cần lo ăn uống, học tập, còn việc làm chả đến tay ngay cả rửa bát( quét nhà thì mặt xệ ra cũng quét được). Đẹp- cuộc sống này đẹp quá. Nhưng ông trời đâu cho ai tất cả, cho thứ này lấy thứ kia mà. Và gia đình tôi cũng không ngoại lệ. Phất lên từ nuôi lợn và cái biến cố làm gia đình tôi tan nát cũng từ ấy. Vào những năm 2018-2019 dịch tả lợn châu phi hoành hành khắp cả nước. Và nó đâu có phá riêng nhà nào. Mẹ tôi giỏi tới mức mà mình mẹ làm nên cả trang trại có tới 200-250 con, mẹ có thể tự bỏ tinh hay đỡ đẻ, tiêm thuốc , . . .làm bất cứ điều gì . Nhưng cũng vì nhiều như thế nên khi dịch bùng phát thì chả xoay đi đâu cho kịp nữa. Và đi nguyên cả một trang trại lợn. Ý trí con người ta vậy đấy, đâu dễ chịu thất bại, đâu dễ khuất phục trước nghịch cảnh. Mẹ tôi nuôi thêm một đàn nữa chả thua kém số lượng cũ vì không phải để lời mà còn bù lỗ( mình bật mí nhé mỗi chuyến cám lấy về cả trăm bao có khi 7-80tr mà đàn nhà mình chỉ ăn có tháng tháng rưỡi). Đời đúng trớ trêu sướng trước thì khổ sau đó. Dịch lại bùng lên lần nữa và có lẽ giờ là mất tất cả không cố thêm được gì. Lòng người lúc này mới là lúc đưa ra những gì sai trái nhất. Người ngoài từ khen ngợi sang chê bai, từ quen ra xa lạ, từ ngày ngày tới chơi, nhờ vả nay sang người dưng chưa gặp. Chả sao cả, con người là vậy mà nhưng cái đau là anh chị em máu mủ ruột già cũng thế. Chả được lời động viên, ủng hộ hay đoàn kết cũng lời ra tiếng vào, bằng mặt nhưng lòng chả còn bằng nữa rồi. Rồi cũng chả sao, đâu ở chung , đâu sống cạnh nhau cả đời để ý chi, tiếp tục cố gắng mà sống mà trả nợ chứ. Nợ lên đến 2-3 tỉ ấy. Con số ấy lớn quá nhỉ, lớn tới mức mà truyện tình cổ tích, bao năm chung sống, bao tình cảm lại chả so vào đâu. Người đầu ấp tay gối khi xảy ra chuyện thì động viên cùng nhau cố gắng nhưng bố mẹ mình lại không. Một phần vì khó chấp nhận, một phần nó bất ngờ khiến chưa chuẩn bị kịp ( mình hi vọng vậy), mà sinh mâu thuẫn rồi cãi vã. Có thể bố mẹ đều đúng nếu đặt chính tôi tronh hoàn cảnh của bố mẹ. Bố thì lương giáo viên mà đâu được nhiều đâu, còn trường rồi người nay người nọ cũng chả còn bao nhiêu. Chi phí nhiều phần cũng gánh lên mẹ, thương mà giận. Thương vì người phụ nữ chịu nhiều tủi khổ, gánh nhiều nhọc nhằn nhưng được thì tung hô còn mất thì sỉ vả. Giận vì mọi chuyện có lẽ sẽ không vỡ lỡ như vậy nếu mẹ tôi biết cách chia sẻ từ bố. Chỉ vì mộ lần hỏi bố tiền để lo chuyện, bố bảo “ tiền lấy đâu ra mà đưa” mà từ đó mẹ tôi có khó cũng chả nói chả hỏi gì tới bố để thành ra như vậy. Vậy mà bố mẹ tôi cũng chả bên nhau, chả động viên nhau cùng nhau vượ qua khó khăn mà thay vào đó là những trận cãi vã. Bố vì lòng tự trọng, cái tôi cao của nghề giáo, mẹ tôi chả chịu thua vì mẹ tôi không sai ( quả thật mẹ tôi không sai) nên mọi chuyện càng thêm khó để giờ mẹ đi xa, bố lủi thủi ở nhà. ( chuyện kể thì nhiều lắm nhưng mình muốn nói sơ sơ vậy thôi, nếu thực sự để viết chắc vài cuốn). Thật không may kì thi đại học lại vào đúng ngay những cuộc cãi vã đó, tất nhiên giờ thi thì chắc chắn đỗ vì gđại học giờ cũng bình dân rồi, nhiều trường quá mà. Nhưng mình còn chả muốn học nữa, chả đi đâu, đi làm mà phụ giúp bố mẹ chứ đi đâu nữa. Nhưng bố mẹ không có, nợ có đến tận nhà đòi thì bố mẹ vẫn bắt tôi đi học, sâm đồ không như người ta nhưng cũng không thiếu hơn mấy. Rồi tôi lên Hà Nội học, boe lại mọi bộn bề, lo âu cho bố mẹ phía sau xăn phòng. Còn nhiều điều muốn kể nhưng đến đây nước mắt chả dừng được. Mình sẽ kể tiếp vào lần sau nhé. Mình chỉ muốn nhắn nhủ tình cảm đặt vào gia đình đừng ít hơn bất cứ tình cảm đặt ở đâu. Vì nhà là nơi mà ta đi đâu, sai lầm nào, như thế nào vẫn là nơi ta về. Lúc quây quần tôi chả cảm thấy gì cả hay vì có nhiều thứ bận tâm hơn hay nghĩ nó là bình thường dù có như thêz nào thì gia đình vẫn yên ấm thế . Chả biết nữa nhưng tôi biết là giừo tôi thực sự hối hận vì về tới nhà giờ cũng chả có hơi sống, cửa đóng cả ngày, bóng dáng bố ít đi ít lại, nhà có một mình người đàn ông tủi lắm, tôi cũng tủi lắm và . . . .. . Cìn nhiều lắm . Trân trọng những gì đang có đi câc bạn ạ. Mình sẽ kể chi tiết và nhiều thứ khác vào lần sau nhé