Tính đến tháng 11/2021, Việt Nam đã tổ chức tiêm ít nhất 1 mũi Vắc-xin ngừa Covid cho gần 60 triệu người chiếm 61% tổng dân số. (Số liệu thống kê từ Cổng thông tin điện tử của Bộ Y Tế)
Tính đến tháng 11/2021, Việt Nam đã tổ chức tiêm ít nhất 1 mũi Vắc-xin ngừa Covid cho gần 60 triệu người chiếm 61% tổng dân số. (Số liệu thống kê từ Cổng thông tin điện tử của Bộ Y Tế)
"Bình thường mới" là gì?
Sau khi nhận được câu hỏi này, đa số mọi người có chung câu trả lời về trạng thái "Bình thường mới" là tập trung phục hồi, phát triển kinh tế cho người dân. Câu trả lời này không sai nhưng nó vẫn còn thiếu sót quan trọng, đầy đủ hơn thì ở Khóa họp thứ 73 Đại hội đồng WHO với chủ đề “Đại dịch COVID-19” được tổ chức trực tuyến trong hai ngày 18-19/5/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lúc đó đã nói rõ rằng: "Bình thường mới là vừa tập trung phục hồi, phát triển kinh tế, vừa không chủ quan trong phòng, chống dịch hiệu quả"
Quan điểm về trạng thái "Bình thường mới" đã xuất hiện ở Việt Nam hơn một năm rồi nhưng dường như nhiều người dân vẫn nhận thức sai về nó. Kết quả với những lần bùng phát dịch mới nhất mà Việt Nam đã trải qua, 4 lần bùng dịch với gần 1 triệu ca nhiễm và hơn 22 nghìn người tử vong.
Càng về sau, càng khó khăn
Khác với 3 lần bùng dịch trước chỉ với tổng vài nghìn ca mắc, đợt bùng dịch lần thứ 4 đã kéo số ca mắc lên hàng trăm nghìn ca mắc. Tất nhiên không thể phủ nhận được lần này biến thể Delta là nguy hiểm hơn nhưng cũng cần phải tính đến sự lơ là mất cảnh giác trong đại đa số người dân trong đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sự chủ quan đó dẫn đến hệ quả với sự bùng phát dịch lần 4.
Càng ngày, càng có nhiều chỉ thị tử Chính phủ nhằm hạn chế hoặc cấm những hoạt động Kinh tế - Xã hội nhằm đảm phòng chống dịch hiệu quả.
Càng ngày, càng có nhiều chỉ thị tử Chính phủ nhằm hạn chế hoặc cấm những hoạt động Kinh tế - Xã hội nhằm đảm phòng chống dịch hiệu quả.
Với 3 đợt bùng phát dịch trước, Chính phủ chỉ ban hành chỉ thị 19 và sau đó mới nâng lên chỉ thị 15 nhằm đảm bảo an toàn cho công tác phòng dịch. Tất cả đều có hiệu quả tốt và đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có thành tích phòng chống dịch hiệu quả hàng đầu thế giới.
Đợt dịch lần 4 nổ ra, nếu sử dụng những chỉ thị trước sẽ không thể hiệu quả được khi tốc độ lây lan của nó được xem là thảm họa, lúc đó Chính phủ đã ban hành chỉ thị 16 (Nhiều địa phương còn nâng cấp lên thành chỉ thị 16+ nhằm tăng sức sát thương lên Covid-19). Sau gần nửa năm gồng mình lên để chiến đấu với dịch bệnh thì tới tháng 10/2021 thì dường như mọi thứ đã nằm trong tầm kiểm soát từ những thành công trong khoanh vùng dập dịch, tổ chức tiêm chủng, khám chữa bệnh cho các bệnh nhân nhiễm Covid 19.
Hệ quả của đợt bùng phát lần thứ tư khiến cho nền kinh tế Việt Nam chịu tổn thất lớn, nhiều nhà đầu tư từ ủng hộ phương châm phòng chống dịch từ 3 đợt bùng phát dịch quay sang nghi ngại khi đợt dịch lần 4 bùng phát trở lại.
Với 3 lần trước nhiều hoạt động kinh tế vẫn có thể hoạt động nhưng chỉ hạn chế tiếp xúc đông người, chỉ áp dụng chỉ thị 19 và chỉ thị 15. Qua đợt dịch lần 4, sau khi áp dụng chỉ thị 16 thì mọi hoạt động Kinh tế - Xã hội đều bị đóng băng hoặc phải chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu của nhà nước đã đề ra.
Đừng ngủ quên khi kẻ thù còn thức!
Từ đầu tháng 10/2021, Việt Nam bắt đầu nới lỏng lệnh giãn cách và cho hoạt động kinh tế trở lại sau khi hoàn thành nhiều đợt tổ chức tiêm Vắc-xin ngừa Covid-19 nhưng vẫn phải đảm bảo tuân theo chỉ thị 5K của Bộ Y Tế đưa ra.
Vậy mà từ khi được nới lỏng những hoạt động Kinh tế - Xã hội, thay vì việc chấp hành đúng thì chúng ta lại thấy khung cảnh "Bình thường" như trước lúc dịch bệnh của nhiều người.
Cảnh quán nhậu đông khách trở lại hoàn toàn trái ngược với sự đìu hiu vắng lặng như lúc trước đại dịch (Ảnh minh họa)
Cảnh quán nhậu đông khách trở lại hoàn toàn trái ngược với sự đìu hiu vắng lặng như lúc trước đại dịch (Ảnh minh họa)
Trong dịch chúng ta là chiến sĩ chống Covid, dịch qua thì trở lại với nếp sống đàn đúm trước kia. Đó là tư duy của một số người coi những cuộc say là thành quả "Chống dịch" của mình. Nhiều người không muốn tham gia nhưng cũng vì tâm lý "Cả nể" mà lại nhắm mắt đi chơi mặc kệ cho tử thần vẫy gọi ngoài kia. Không ít người từ bạn nhậu trở thành bạn chung buồng khi dắt tay vào viện, mà cũng một số lại chỉ gặp nhau một lần ở mỗi cuộc nhậu, nhiều người hài hước còn bảo rượu có thể giết chết Covid, ấy vậy mà ngày hôm sau gia đình họ thương tiếc báo tin.
Nhiều dân nhậu đã quen thuộc với cảnh tăng 2 đi hát Karaoke, đây cũng là hiểm họa làm lây lan dịch Covid-19 (Ảnh minh họa)
Nhiều dân nhậu đã quen thuộc với cảnh tăng 2 đi hát Karaoke, đây cũng là hiểm họa làm lây lan dịch Covid-19 (Ảnh minh họa)
Nhiều người xem Karaoke là phương pháp giải trí, giảm stress từ cuộc sống nhưng thay vì thực hiện nó một mình hay cùng gia đình của mình thì họ lựa chọn những phòng Karaoke đông người. Họ thường sẽ không chỉ hát một mình mà còn rủ thêm nhiều người cùng tham gia, thậm chí còn thuê thêm nhân viên nữ để "Hầu bàn". Cũng vì vậy mà nhiều người sau khi hát về đối diện với cảnh "Tiền mất - tật mang", họ mất tiền đi hát nhưng lại mang dịch bệnh trở về gia đình.
Nhiều người tội nghiệp đã phải ra đi vì những lý do rất oan ức khi nguồn lây bệnh chính là từ sự thiếu chủ quan từ người thân trong gia đình của mình. Chắc hẳn những người đó cũng thấy ân hận vì sự bất cẩn của mình và rằng nếu quay lại họ sẽ tuân thủ hơn, những người dân lao động thường có một câu nói khi họ không may mắn là: "Biết trước cả nước đều giàu".
Trong thời chiến, nhiều anh hùng nổi danh từ sự dũng cảm "Không sợ chết" thì trong hiện đại cũng có những người tự xưng là anh hùng khi không sợ Covid, nhưng đây là chiều hướng ngược lại. Những kẻ không sợ Covid bây giờ mới chính là kẻ thù của chúng ta, những kẻ đó làm suy kiệt nền Kinh tế, vắt kiệt sự nhẫn nại của Xã hội và đi ngược lại với chủ trương nhà nước đặt ra.
Nhớ lại người được phong danh là "Chị đại quận 7" nổi trên mạng rần rần vì không đeo khẩu trang cũng như không sợ Covid, nhiều người sau khi thấy được việc đó đã quay ra chỉ trích và nhạo báng sự coi thường dịch bệnh đó, còn số khác lại hả hê vì sự hồn nhiên vô tư đến lạ thường của bà cô đó. Chung quy lại thì mọi người không tán thành và xem người đó giống như kẻ bất bình thường trong xã hội, thấy được người Việt Nam đã dần xem việc đeo khẩu trang khi ra đường như một nét văn hóa.
Văn hóa đeo khẩu trang được thực hiện ở nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng nhưng họ lại thường dễ bị xao động bởi nhiều yếu tố.
Thường khi đi với bạn bè, hay tập luyện thể dục thể thao lại dễ bắt gặp cảnh không đeo khẩu trang. (Ảnh minh họa)
Thường khi đi với bạn bè, hay tập luyện thể dục thể thao lại dễ bắt gặp cảnh không đeo khẩu trang. (Ảnh minh họa)
Người dân biết về vai trò của khẩu trang y tế cũng như hiệu quả của nó khi mang lại nhưng để sử dụng nó để đảm bảo sức khỏe của bản thân thì lại ít người để ý tới, nhất là khi nói chuyện với bạn bè hay người khác khi câu biện hộ cho việc đó là "Cởi ra cho dễ nói chuyện" hoặc tập thể dục lại có câu biện minh "Cởi ra cho dễ thở", tất cả đều nhắm tới sự dễ dàng. Nhưng họ lại dần quên đi việc đeo khẩu trang y tế chính là việc đơn giản nhất để giảm thiểu lây nhiễm Covid-19 khi nguyên nhân lây lan Covid chủ yếu từ đường không khí bằng đường Tai, mũi, họng và thậm chí qua da người.
Phải mất rất nhiều thời gian, đánh đổi bằng rất nhiều tiền của và sinh mạng mới kiểm soát bước đầu đợt dịch lần thứ 4, đừng khiến những thành quả đó bị dập tắt bởi tư duy "Không sợ chết, không sợ dịch" của bản thân.