Bạn có thể xem review ngắn ở kênh của mình
Bieguni- Những người không ngừng chuyển (tên nguyên bản Flight). Cuốn sách đã đạt giải Nobel văn học năm 2018, là tuyển tập gồm nhiều truyện ngắn khác nhau. Đa số truyện đều được tác giả viết ở sân bay, trong lúc quan sát mọi người di chuyển không ngừng, người chạy theo chuyến bay, người vội vã lấy hành lý, người gật gù chờ đợi, có người cặm cụi làm việc. Tại sân bay, cũng là nơi kết nối, tạm biệt, chứng kiến triệu niềm vui, nỗi buồn, là sàn diễn thời trang hay là nơi nhàm chán của sự chờ đợi.
Bieguni- Những người không ngừng chuyển động. Bản địch của Nguyễn Văn Thái.
Bieguni- Những người không ngừng chuyển động. Bản địch của Nguyễn Văn Thái.
Lời dẫn truyện của từng truyện ngắn được viết theo nhiều ngôi thứ khác nhau và đan xen cùng những câu ghi chú ngắn gọn về một cảm xúc hay mô tả suy nghĩ, nhân vật ngẫu nhiên, do đó James Wood đã nhận xét tác giả trên tờ The New Yorker:
Olga Tokarczuk như  một người hái lượm lưu động “an itinerant gatherer”, (2018).
Bà ghi chú về  một người đàn ông Ba Lan nào đó đang tìm kiếm vợ của mình trong kỳ nghỉ ở đảo Croatia, vợ ông đột nhiên mất tích trong một kỳ nghỉ; hay một người mẹ Nga, chưa bao giờ dám bước ra khỏi vùng an toàn để tự đi tàu điện một mình; một bác sĩ người Đức, bị ám ảnh bởi nét đẹp của cơ thể người và ông đang trên đường đi đến hội nghị “Bảo tồn các mẫu bệnh phẩm thông qua nhựa silicon”.
Những nhân vật trong truyện của Tokarczuk đều khác nhau, những sự việc xảy ra được kể ở khía cạnh khác nhau. Không hoàn hảo. Tuy nhiên, từ tác giả đến nhân vật của bà tất cả họ đều có có một điểm chung là luôn luôn mắc kẹt trong sự dịch chuyển của thế thới xung quanh và cả cuộc sống của chính họ. Chính tác giả cũng không rõ quyết định từ bỏ tất cả để thực hiện chuyến phiêu lưu của bà có phải là một quyết định giúp bà tự do hơn hay không hay chỉ là cái giá phải trả để đổi lấy danh xưng kẻ cuồng xê dịch ( dịch từ “the cost of Tokarczuk’s flâneurial freedom is that it effaces the labor of travel” - Jame, 2018)
Co ro và bị lãng quên là điều xảy đến với bất cứ ai. Với hơn 7 tỷ người, lịch sử không thể ghi lại hết toàn bộ những sự kiện đã xảy ra. Bằng ngòi bút của mình, Tokarczuk đã tiết lộ những khía cạnh bị lãng quên, những công việc hết sức đặc thù, bà đã ghi lại sự biến mất của một con người không để lại dấu vết, không rõ tung tích không ai hay biết. Nhờ vậy mà người đọc cũng cảm nhận rõ hơn, xung quanh họ mỗi phút, mỗi giây có hơn hàng vạn chuyện xảy ra, có người mất tích, có người làm việc, có người buông xui, có người thử thách bản thân họ. Và chính ta, hay người đọc có thể cảm nhận, những cảm xúc rất người mà họ không phải người duy nhất trải qua. (Jacek Dehnel, 2019).
Trong cuốn này mình thích nhất là chuyện của Bác sĩ Blaud- một vị bác sĩ chuyên nghiên cứu về pháp y, bảo quản thi hài. Ông có một niềm say mê tột độ đối với từng nét đẹp trên cơ thể người và mong muốn được bảo quản cái đẹp ấy vĩnh cữu. Ông đã đam mê công việc của mình bằng cả trái tim và khép mình lại trước những việc xung quanh kể cả hôn nhân. Ông không thiết tha gì ngoài việc được nghiên cứu những kỹ thuật và hóa chất phục vụ cho công việc. Người đời gọi kiểu người như vậy là người cuồng công việc, người ích kỷ không quan tâm người khác và vợ của bác sĩ Blaud đã không thể chấp nhận, bã đã rời xa ông.
Không đau khổ, không buồn rầu, ông cứ vậy mà cặm cụi, tập trung vào công việc và con đường sự nghiệp thăng hoa. Cái giá phải đánh đổi là một cuộc đời cô độc.
Giọng văn của cô Olga Tokarczuk có tông màu phát quang và tách biệt giữa tưởng tượng và đợi thực. Nó thu hút người đọc bằng một giai điệu đơn giản, xây dựng bối cảnh về hình ảnh, âm thanh bằng ngôn từ trau chuốt Tuy nhiên, theo mình thấy chất văn của cô là sự giản đơn hòa hợp từ hay màu trắng đen.
 Tài liệu tham khảo
James Wood, “Flights,” a Novel That Never Settles Down (The New Yorker press, 2018). https://www.newyorker.com/magazine/2018/10/01/flights-a-novel-that-never-settles-down
Jacek Dehnel, On the Courage and Complexity of Olga Tokarczuk (Literary Hub, 2019). https://lithub.com/on-the-courage-and-complexity-of-olga-tokarczuk
Pietro Pascarelli, From psychoanalysis to literature: Olga Tokarczuk ( European Journal of Psychoanalysis)https://www.journal-psychoanalysis.eu/from-psychoanalysis-to-literature-olga-tokarczuk/