Tôi bắt đầu biết đến lĩnh vực SEO ( Search Engine Optimization) cho Google từ năm 2011. Thời điểm này lĩnh vực SEO khá là mới đối với Việt Nam, tôi được một đàn anh trong CLB ở trường đại học hướng dẫn chập chững vào nghề. SEO là nghề đầu tiên đã đưa tôi đến với lĩnh vực Internet Marketing.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tiếng Anh: search engine optimization, viết tắt: SEO, là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yandex (phổ biến nhất là Google).[1] Các phương pháp đó bao gồm SEO On-page và SEO Off-page. SEO-Onpage là việc tối ưu hóa website (tác động mã nguồn HTML và nội dung website...). SEO Off-page là xây dựng các liên kết đến trang, tương tác với mạng xã hội... để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên Internet ứng với một từ khóa cụ thể được người dùng truy vấn.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một phần quan trọng trong chiến lượt Digital Marketing, nó bao gồm: SEO, quảng cáo PPC (Pay Per Click), Tiếp thị nội dung, Email Marketing, Video Marketing, Social Media Marketing, Social Media Ads và Website.
Hôm nay tôi không có ý định chia sẻ về cách làm hay thủ thuật hướng dẫn lên top nhanh chóng gì cả. Bởi trên mạng có vô số bài viết của các tác giả làm điều này tốt hơn tôi rất nhiều. Bài viết này chỉ để chia sẻ một vài suy nghĩ về nghề, về cách tôi tư duy làm SEO.
Nói đến SEO chúng ta không thể không nhắc đến thuật toán xếp hạng của Google. Mà đã nói đến thuật toán thì nó đơn giản là do con người lập trình cho máy móc cách xếp hạng các trang web khi người dùng tìm kiếm. Ở đây chỉ là Goole làm nó tốt hơn và nhanh hơn, bảo mật hơn. Và các SEOer thường là những người am hiểu về thuật toán hơn ai hết, bởi chỉ khi am hiểu được thì họ mới chiến thắng trong cuộc đua top.
Về cơ bản Google là người đặt ra luật chơi, họ tiến hành cập nhật thuật toán của mình gần như là thường xuyên. Nhiều thế hệ SEOer đã từng thấy cảnh từ khóa nay lên, mai xuống, hoặc biến mất là chuyện bình thường. Đó là lý do mà nghề SEO trở thành một nghề nghiệp khá rủi ro nhưng cũng đầy thách thức vào lúc bấy giờ.
Nếu nói đến các yếu tố xếp hạng hay tính điểm cho website khi thăng hạng trên bảng kết quả tìm kiếm thì có đến hơn 200 yếu tố. Nhưng cuối cùng thì tất cả những gì liên quan tới website đó đều được đưa lên bàn cân, tính điểm. Chỉ là một vài yếu tố sẽ quan trọng hơn và nhận được hệ số cao hơn. Mọi thứ đều được quy ra con số, bởi máy móc thì không thể cảm nhận được trang web nào tốt hơn trang web nào, nó cần biết trang nào 10 điểm còn trang nào chỉ có 3 điểm thôi để còn mà xếp hạng.
Vì thế hầu hết công việc của SEOer vào thời kỳ đầu chính là chiến đấu với những chú Robot của Goolge viếng thăm website của họ, bằng cách bày ra những thứ tốt nhất của mình, thậm chí là làm thân thiện với những chú robot này hay tìm cách tăng điểm cho website mình bằng vô số thủ thuật qua mặt từ đơn giản đến phức tạp tùy vào trình độ của SEOer. Người ta có thể kể đến như hệ thống forum, diễn đàn, PBN, mạng xã hội, các trại farm nội dung khổng lồ. Và hàng ngàn cơ man các tài nguyên của SEOer dùng đến chiến đấu. Ngày nay, việc thành công của một SEOer không còn chỉ là anh ta giỏi chuyên môn tới đâu mà còn phụ thuộc vào việc sử dụng và huy động tài nguyên cho cuộc chiến lên hạng của anh ta lớn đến mức nào.
Cuộc chiến lên hạng này sẽ không bao giờ kết thúc khi nào còn việc xếp hạng thì các website còn tranh đấu nhau để lên hạng, tới lúc đó thì các SEOer sẽ còn công việc chiến đấu. Theo tôi biết thì có lẽ đã có rất nhiều chiến binh SEO đến và đi như một cơn gió, hoặc chuyển sang một số nghành liên quan Internet Marketing như tôi.