William Labov - cha đẻ ngành Ngôn ngữ học xã hội
William Labov - cha đẻ ngành Ngôn ngữ học xã hội
Người trong ảnh là William Labov, cha đẻ của ngành Ngôn ngữ học xã hội. Labov đã lắng nghe hàng nghìn người kể những câu chuyện về trải nghiệm cuộc đời của họ.
Ông phát hiện ra: Tất cả các câu chuyện đều có thể tóm gọn thành một công thức 6 phần. Nắm được công thức 6 phần này, bạn sẽ dễ dàng tìm và sắp xếp ý tưởng những câu chuyện về trải nghiệm của mình một cách mạch lạc, dễ hiểu, dễ nhớ hơn cho người nghe.
Dưới đây là công thức 6 phần đó:
1. Mở đầu tóm tắt. Hãy dẫn dắt người nghe vào câu chuyện và tiết lộ sơ qua nội dung cho biết câu chuyện là về cái gì. Ví dụ: "Câu chuyện bạn vừa kể làm tôi nhớ đến một lần tôi tưởng như đã thất bại thảm hại..." (ở đây người nghe sẽ biết câu chuyện sắp nghe là về một lần vượt khó của người kể)
2. Bối cảnh. Cung cấp thông tin nền: câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào và có những nhân vật nào. Ví dụ: "Năm 20xx, tôi đang ở... chuẩn bị làm dự án ABC."
3. Diễn biến chính. Lần lượt nêu các tình tiết quan trọng, xung đột, hoặc khó khăn dẫn đến cao trào, nút thắt khó gỡ. Ví dụ: "Việc A xảy ra, rồi đến việc B... Tôi đã thử mọi cách nhưng vẫn không biết phải làm sao."
4. Giải quyết nút thắt. Câu chuyện được tháo gỡ và đi đến kết quả cuối cùng. Ví dụ: "Nhờ câu nói của anh A, tôi chợt nhận ra XYZ và giải quyết được vấn đề."
5. Đánh giá cá nhân. Chia sẻ cảm nhận hoặc suy ngẫm của bạn về câu chuyện. Ví dụ: "Kể từ lần đó, tôi luôn cẩn thận làm ABC để không lặp lại sai lầm XYZ."
6. Bài học lớn. Kết thúc câu chuyện bằng một bài học sâu sắc, gắn với mở đầu. Ví dụ: "Chính những lúc khó khăn, ta mới có cơ hội nhìn mọi thứ từ một góc độ mới và học được những bài học quý giá."
Lần tới, khi bạn muốn kể một câu chuyện cá nhân nhưng không biết sắp xếp ý tưởng thế nào cho mạch lạc và cuốn hút, hãy thử áp dụng công thức 6 phần của William Labov. Bạn sẽ kể chuyện một cách rõ ràng, sinh động và khiến người nghe nhớ mãi.
Chúc bạn kể được những câu chuyện thật ấn tượng!