Bệnh sợ xã hội ở học sinh. Những điều giáo viên cần lưu ý.
Có thể nhiều người trong chúng ta đã biết về bệnh sợ xã hội hoặc thậm chí đang mắc phải căn bệnh này. Nhưng bệnh sợ xã hội ở học sinh...
Có thể nhiều người trong chúng ta đã biết về bệnh sợ xã hội hoặc thậm chí đang mắc phải căn bệnh này. Nhưng bệnh sợ xã hội ở học sinh có khác biệt nhiều lắm so với bệnh ở các đối tượng khác hay không?
Tổng quan về Social Phobia:
Social Phobia ( hay còn gọi là bệnh sợ xã hội) là một kiểu rối loạn lo âu. Cảm giác nhút nhát và tự ý thức cực đoan hình thành nên một nỗi sợ mạnh mẽ trong người bệnh đối với xã hội. Kết quả là, họ cảm thấy khó khăn trong tham gia các hoạt động xã hội hằng ngày như gặp gỡ người lạ, nói chuyện cùng một nhóm người hoặc thuyết trình trước đám đông. Những người này có thể dễ dàng tiếp xúc với người thân hoặc một vài bạn bè gần gũi nhưng lại ngại ngùng trước cuộc sống.
Sợ xã hội là phản ứng sợ hãi với những thức không thật sự nguy hiểm mặc dù cơ thể và tâm trí phản ứng như thể chúng nguy hiểm. Có nghĩa là, người bị rối loạn thực sự cảm nhận những dấu hiệu của sự sợ hãi như tim đạp nhanh, thở dốc. Họ nhạy cảm hơn vì sợ họ làm điều gì xấu hổ, họ trông ngớ ngẩn, gây lỗi lầm hoặc bị chỉ trích hay chế nhạo.
Social Phobia đối với học sinh:
Một vài đứa trẻ hoặc thiếu niên mắc bệnh này thường xấu hổ hoặc sợ hãi cùng cực khi giao tiếp với người khác, họ không nói chuyện với tất cả mọi người (giáo viên hoặc bạn học mà họ không quen), hay ở những nơi nhất định (như là ở nhà của người khác).
Dấu hiệu của bệnh
- Tự ý thức và không thoải mái trong các tình huống xã hội
- Tránh né trường học hay tham gia vào các lớp học.
- Cảm thấy lúng túng, đơn độc, chán nản và trầm lặng.
- Đổ mồ hôi, run rẩy, đau dạy dày, buồn nôn, tim đạp nhanh.
- Dùng thuốc để giảm bớt lo lắng
- Cần sự can thiệp của tư vấn viên hoặc bác sĩ tâm lí để giải quyết những vấn đề xã hội
- Bị bắt nạt
Giáo viên có thể làm gì
Sợ xã hội là bệnh có thể chữa được và các nhà trị liệu đang đề xuất những liệu pháp giúp học sinh vượt qua căn bệnh này.
Cách tốt nhất là giúp học sinh nhận biết vấn đề một cách tích cực, không phán xét:
- Sử dụng các hoạt động lớp học có tổ chức, lập các nhóm nhỏ hoặc ghép cặp để học sinh không cảm thấy bị bỏ rơi.
- Tìm một người bạn trong lớp để hỗ trợ
- Hỗ trợ trong các tương tác xã hội và khen thưởng.
- Kiên nhẫn và lạc quan với học sinh
- Khuyến khích tất cả các học sinh trong lớp nghỉ ngơi hợp lí
- Khuyến khích học sinh nói cho bản thân mình thay vì nói cho người khác.
Khi mình nói muốn đến bệnh viện tâm thần thì bạn bè đều cho là nói đùa, việc này kì lạ lắm à?
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất