Belle de Jour: Ảo ảnh như một tiếng mèo kêu
___
Trên hết, điện ảnh là nghệ thuật của hiện thực. Một chuỗi các hình ảnh cho thấy hiện thực thực sự như thế nào. Việc điện ảnh lấn át hiện thực và trở thành ảo giác là một điều cực kỳ hiếm. Đó là một khoảnh khắc đặc ân, bằng mọi giá phải được lưu giữ"
Jean-Claude Carrière 
(Cinema is, above all, the art of the real. A series of images that show what actually was. When cinema overpowers reality and becomes a hallucination, that's something very rare. A privileged moment to be preserved at all costs.) 

Nói ngắn gọn: Belle de Jour ?

Belle de Jour là một kiệt tác điện ảnh của đạo diễn Luis Bunuel (1900 - 1983) - đạo diễn người Tây Ban Nha - người tiên phong trong chủ nghĩa Siêu Thực (Surrealism) - chủ nghĩa bao trùm toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của ông. Là một người kiên định với chủ nghĩa vô thần và đồng cảm cùng chủ nghĩa cộng sản, người mà có mối bận tâm sâu sắc với sự động ác vô lý, chủ nghĩa khiêu dâm, và hưng cảm tôn giáo, ông đã có danh tiếng từ sơm với những thí nghiệm tiên phong ở Pháp và sau đó theo đuổi một sự nghiệp vô danh trong điện ảnh thương mại Mexico trước khi trở nên nổi tiếng toàn cầu với những bộ phim sau đó tại Tây Ban Nha và Pháp.
Belle de Jour (1967) là thành công toàn cầu lớn nhất của Luis Bunuel. Đó cũng là một bộ phim độc nhất vô nhị, được làm theo cách mà không có bộ phim nào có thể "tương tự". Một thí nghiệm tiên phòng và một sản phẩm thương mại hào nhoáng, một tác phẩm siêu thực khiêu gợi và một vở hài kịch về nhân cách đậm chất tư sản, một lời mời tới những nhục dục bị bỏ quên, và một câu chuyện cảnh tỉnh về đạo đức ranh mãnh. Quan trọng nhất. đó cũng là bộ phim mà chúng ta thực sự xem, và là bộ phim mà (có lẽ đang lén lút) chạy trong tâm tri chúng ta. 
Bộ phim kể về những gì xảy ra trong cả thế giới thực và ảo xuyên suốt quá trình Séverine (Catherine Deneuve) chuyển mình từ cô nội trợ lạnh lùng với người chồng Pierre (Jean Sorel) trở thành một cô gái điếm (lấy tên là Belle de Jour) và có một cuộc sống khác hoàn toàn tách biệt với chồng. Từ đó, những rắc rối bắt đầu xảy ra, đỉnh điểm là khi tình nhân của Belle de Jour - Marcel (Pierre Clementi) bắn Pierre. Bộ phim kết thúc với Séverine và Pierre trong diễn biến ảo ảnh xen lẫn với thực tại.

Mise en scène - Nghệ thuật điện ảnh trong Belle de Jour

Lần đầu xem phim, không ít người có những mặc định sau đó rằng đây là mọt bộ phim khiêu dâm, chứa đầy những cảnh khỏa thân và tình dục linh động, đặc biệt là cảnh khêu gợi khi Belle de Jour - chỉ ẩn mình trong một tấm voan đen mỏng - nằm ngửa trong lúc một đàn mèo chạy quanh thân hình gần như khỏa thân của cô.
Tuy nhiên, khi để ý kỹ hơn bộ phim và tập trung hơn và những gì thực sự xảy ra trên màn ảnh, thì chúng ta không thấy bất cứ một cảnh khỏa thân nào cả, và tuyệt đối không có cảnh tình dục, và thậm chí không có lấy một bóng dáng lờ mờ của một con mèo!
Là một bậc thầy của chủ nghĩa Siêu thực, Bunuel thật tài tình khi để cho khán giả có thể thấy những thứ không được hiển thị, và tưởng tượng những điều chúng ta không thể thất.
"Belle de Jour là một kiệt tác, một Hũ Vàng đa mặt và tuyệt hảo mà mang danh của một công trình cả đời", Elliot Stein nhận xét. Một kiệt tác khác thường, có lẽ vậy, trong sự tinh tế trực quan cực độ của nó. Những người hâm mộ "dữ dội" nhất của Bunuel không kỳ vọng vào chất lượng, mà họ đặt nặng kỳ vọng vào mise en scène (kỹ thuật dựng cảnh - linh hồn của dòng điện ảnh nghệ thuật: tìm hiểu tại đây) được đánh bóng kỹ lưỡng và việc màu sắc được sử dụng một cách dâm đãng, đây cũng là một phản đề cho hình tượng thường thấy của ông là một người không kỹ lưỡng trong điện ảnh.
Sự thay đổi, chuyển cành từng bước của nữ chính - từ người nội trợ lạnh lùng tới người đam mê khoái lạc tình dục - không được truyền đạt nhiều bởi diễn xuất của Deneuve bằng những chi tiết nhỏ nhất và phụ nhất trong tên nhân vật, đồ trang trí, trang phục, và màu sắc. Nữ chính đầu tiên xuất hiện với hình tượng một người nội trợ lạnh lùng với cái tên Séverine, mà theo như tiểu thuyết năm 1929 của Joseph Kessel, là một phiên bản nữ của người anh hùng trong Leopold von Sacher-Masoch's Venus in Furs. Khi trở thành một cô gái mại dâm, Séverine lấy biệt danh là Belle de Jour - một cách chơi chữ đầy sáng tạo. Trong tiếng Pháp có từ Belle de Nuit (Vẻ đẹp buổi đêm) để chỉ những cô gái điếm với những công việc "ai cùng biết là gì đấy" vào ban đêm, thì ở đây, Séverine nhận ca làm vào 2-5h chiều, và cô lấy cái tên Belle de Jour (Vẻ đẹp ban ngày). 
Catherine Deneuve trong vai Séverine/ Belle de Jour
Khi Hussan - một gã đàn ông trụy lạc cố gắng thuyết phục Séverine vào con đường mại dâm, ông ta gửi cô một bó hoa hồng đỏ sống động, mà cô đã đánh rơi trong hoảng hốt. Như Stein nói:
"Tại khoảnh khắc này, màu sắc trong phim trở nên lạnh và mờ nghĩa hơn. Lúc này, sự hoảng hốt trực quan của những bông hồng nhung vương vãi trên sàn thật dữ dội - tỉ lệ với mức độ nghiệm trọng rõ ràng của sự việc. Một điềm bào dựa trên màu sắc. Cứ như là cô ấy đã mở một hộ cá hồi, và một con rắn hổ mang sống nhảy ra vậy."
Viết vào thời kỳ trước khi có DVD và thú vui của việc xem lại tức thời, Stein có lẽ đã bỏ lỡ quá trình phát triển chậm rãi của sắc đỏ trong bộ phim: bộ trang phục Yves Saint-Laurent đỏ mà Séverine mặc trong giấc mơ đầy nhục dục trong cảnh mở mà; chiếc ghế đỏ ở quán cafe trong khu resort trượt tuyết, nơi cô gặp Husson lần đầu tiên; những chiếc xe đỏ mà đi qua cửa sổ của chiếc taxi khi người bạn của Séverine cho cô biết sự thật là gái mại dâm có tồn tại và những người phụ nữ trong giới cô đang tham gia vào. Bunuel, trong Belle de Jour, đang kể câu chuyện của mình theo những cách mà chúng ta không hề kỳ vọng ông ta sẽ thông thường kể. Điều này đã giải thích, ít nhất là trong từng phần, tại sao Belle de Jour là bộ phim yêu thích cho những cả những người không thích phong cách thường thấy của Bunuel.

Khi ảo ảnh từ giấc mơ hòa vào đời thực

Khi Séverine trở nên quen dần (tôi tránh nói từ "thoải mái") với cuộc sống phụ của cô, biên giới giữa thực và mơ - vấn đề chính của bộ phim ngay từ ban đầu - bắt đầu có cảm giác mờ ảo dần dần. Trong nửa đầu, những giấc mộng cuồng nhiệt của Séverine, bao trùm chúng ta với những ảo mộng suy đồi trong thế giới hoa mĩ của thế kỉ 19, Trong một giấc mơ, chồng Séverine - Pierre (Jean Sorel) cùng cô đi trên chiếc xe ngựa qua một cánh rừng mùa thu. Anh ta xen vào giấy phút tình cảm dịu dàng với lời trách móc: "Ước gì em không lạnh lùng đến vậy." Cô đẩy anh ra, thế thủ. Tiếng chuông ngựa, thứ âm thanh xuất hiện từ đầu và trở nên to dần trong cảnh quay đầu này - báo hiệu xuyên suốt những giấc mơ hay mộng ảo của Séverine - ngưng lại. Pierre ra lệnh cho vợ mình ra khỏi chiếc xe; khi cô từ chối, anh ta và hai người lái xe tàn bạo kéo cô ra. Cô bị bịt miệng, trói vào một cái cây, và bị 2 người lái xe đánh bằng roi da - 2 người mà sau đó được Pierre ra lệnh hãm hiếp cô. Khi một kẻ bắt đầu những hành động đồi bại, Séverine trông như đang ở trong nơi cực lạc đầy khoái cảm. 
Giấc mộng đầu tiên trong Belle de Jour
Trong một giấc mộng khác, người chồng và Husson trói cô trên một cánh đồng bò và ném phân chuồng vào cô. (Mỗi giấc mơ đều chứa một cái gì đó liên quan đến những con mèo - nhưng không có con mèo nào xuất hiện trên màn ảnh cả). Trong khi đó, nhà thổ nơi cô đến để thỏa những mộng ảo của mình trông lạ lùng, giống như một phòng khách ngoại ô tồi tàn - hoàn toàn không phải là không gian kỳ lạ và thẩm mỹ của những bộ phim "whorehouse" như La Viaccia (Mauro Bolognini, 1961) hay Pretty Baby (Louis Malle, 1978).
Ảo mộng thứ 2
Ảo mộng rõ ràng chỉ của riêng Séverine; cô tìm thấy khoái cảm tình ái trong những suy nghĩ bí mật của mình về sự sỉ nhục và sự lăng mạ, trí tưởng tượng sinh động của cô bù đắp cho cuộc sống khô khan và không tình dục thực tại. Những ham muốn kín đáo nhất của cô sớm được nhận ra tại địa chỉ 11, cité Jean de Saumur, địa chỉ của một boutique bordello (nhà thổ) của Madam Anais (Genevieve Page), được giới thiệu tới Séverine bởi Husson - người bạn mập mờ của Pierre.
Tại nơi của Madame Anais, Séverine - giờ đây xuất hiện với cái tên Belle de Jour, đầu tiên hãi hùng nhưng sau đó là một người học hỏi tốt. Một khách hàng châu Á mập mạp khiến hai người đồng nghiệp của cô sợ hãi với sự bí ẩn của ông ta với chiếc hộp sơn mài có tiếng ù ù, nhưng Séverine hoàn toàn bị thu hút; sau khi vị khách rời đi, cô nằm trên giường, ngẩng đầu, mái tóc vàng óng rối tung của cô cho thấy rằng người phụ nữ này vẫn đang say sưa trong dư vị của khoái lạc.
Chiếc hộp và tiếng ù kì quái
Cái gì trong hộp vẫn là một trong rất nhiều bí ẩn khác của bộ phim. Khi được hỏi về thứ bên trong chiếc hộp, Bunuel sẽ trả lời: "Tùy xem bạn muốn nó là cái gì"). Nhưng bí ẩn lớn nhất là chính bản thân Séverine: tại sao cô lại thu mình trước những bước tiến mới trong tình dục từ chồng mình, nhưng lại đánh mất chính mình trong cả những tưởng tượng mộng ảo và trong công việc mới mẻ của mình - trong bức tranh khổ dâm (masochistic tableaux) kỹ lưỡng? "Pierre, đây cũng là lỗi của anh đấy. Em có thể giải thích mọi thứ". Séverine đã nài nỉ chồng mình trong giấc mơ ở cảnh mở đầu, khi cô bị kéo ra khỏi chiếc xe ngựa. Nhưng tất nhiên, cô không thể - và sẽ không làm thế. Như trong phim Repulsion, có những hồi tưởng về những tổn thương tinh thần tuổi thơ trong Belle de Jour. Trong một cảnh, một người đàn ông xuất hiện và sàm sỡ cô bé Séverine; trong cảnh khác, cô cương quyết từ chối Bí tích Thánh thể (Blessed Sacrament). Nhưng khác với trong Repulsion - khi mà ở cảnh cuối, có bức ảnh gia đình được cho là nguồn gốc cho bệnh lý của Carole, những cảnh phim của Bunuel đều gần như không có trình tự, được trình chiếu không phải theo lối giải thích của tâm lý học, mà như những đốm sáng trong chủ nghĩa Siêu thực tình dục mênh mông thời Baroque.
Từ giữa phim trở đi, hai thế giới thực và ảo trở nên hòa trộn với nhau. Khi đang ngồi trong một quán cafe ngoài trời tại Bois de Boulogne, Séverine được một quý ông sang trọng tong trang phục từ thế kỉ 19 (Georges Marchal) tiếp cận, người ngồi trên một cỗ xe ngựa giống cỗ xe trong giấc mơ của cô ở cảnh mở đầu. Ông ta đưa cô tới lâu đài cảu mình ở giữa một khu rừng mùa thu. Ở đó, cô ta phải đóng vai người con gái đã chết của ông ta, trong khi ông ta thủ dâm kín đáo bên dưới cỗ quan tài. (Bị cáo buộc, các nhà sản xuất đã cắt xén trình tự này ngay cả trước khi gửi nó cho cơ quan kiểm duyệt Pháp). Người quản gia cắt ngang để hỏi: "Tôi mang những con mèo vào nhé?" Chúng ta có thể nghe thấy tiếng chúng đâu đó bên ngoài màn ảnh. "Đi xuống Địa ngục với lũ mèo của người đi!" ông công tước gào thét, và ông ta rên rỉ theo cách của mình để đạt tới đỉnh điểm. Khi ông ta đã xong, người quản gia thô lỗ đẩy Séverine ra ngoài, vào trong màn mưa.
Belle de Jour trong bộ voan đen
Theo như  Bunuel, cảnh này là một phần "thực" trong câu chuyện của bộ phim, một tập phim từ cuộc sống gái điếm hàng ngày của Séverine. Nhưng Jean-Claude Carrière, nhà văn hợp tác trong biên kịch, luôn luôn kiên quyết cho rằng đò là một trong những giấc mơ của cô. Chính thước đo sự chiến thắng của Belle de Jour mà thuyết phục rằng cảnh phim này - hoặc là, hoặc không là cả hai. Khung cảnh và hình ảnh xung quanh dường như được vẽ ra một cách áp đảo từ những giấc mơ trước đó. Cũng không có bất kỳ dấu hiệu gì ở nhà thổ cho rằng Madame Anais nghĩ những cô gái của bà tiếp những khách hàng tại nhà riêng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Séverine rõ ràng đang say mê một ảo mộng với đàn ông - chứ không phải của riêng cô - và làm điều đó để đổi lấy tiền, như cô làm trong cuộc đời làm việc của mình.
Tuy nhiên, điều mà nữ thần dường như không thể chạm tới này khao khát nhất là sự tàn bạo của người bạn tình mới nhất của cô, tên côn đồ Marcel (Pierre Clémenti), một người thô ráp với hàm răng kim loại, một chiếc gậy đi bộ tách đôi như một chiếc shiv, và bộ đồ fetishwear - đáp ứng một tôn sùng tình dục (đôi giày da sáng bóng với áo khoác hợp tông).
Belle de Jour và Marcel
Mối quan hệ giữa Séverine với Marcel sẽ dẫn tới sự tàn lụi của Pierre - hay có đúng không đây? Đoạn kết mờ ảo của Belle de Jour cho rằng mọi thứ trước đó có thể chỉ tồn tại trong giấc mộng nứt vỡ của nữ chính. Như là chiếc hộp bí ẩn với tiếng ù ù kì quái, cảnh kết bộ phim sẽ là bất cứ cái gì mà người xem muốn. Nhưng có một điều chắc chắn, đò là Séverine đã vượt qua, đã đi quá giới hạn của những tưởng tượng nhục dục, và người chồng Pierre đã mù mờ như thế nào trước những ham muốn của vợ mình không phải về mình, mà về những nhu cầu và ham muốn được khắc sâu đến mức người vợ đã "xoay xở" theo mức độ bản năng. Cứ như tiếng mèo kêu vậy. 
Bộ phim Belle de Jour là một dòng mật mã về những tôn sùng tình dục (fetish), về nội tâm, về một thế giới sâu thẳm, vượt quá tầm với của ý thức, về chủ nghĩa Siêu thực xáo trộn giữa mộng ảo và hiện thực. Như Michael Wood viết: "Bunuel, trong bộ phim, hoàn toàn tách biệt từ những phỏng vấn của ông, cho rằng mặc dù cảnh tưởng tượng và hiện thực có thể thường xuyên được tách biệt, trong Belle de Jour và trong cuộc cuộc sống, sự tách biệt chưa bao giờ là dễ dàng, hoặc thậm chí còn là không thể, và bộ phim này là một lời nhắc nhở chúng ta về sự không chắc chắn, và để tạo nên một điểm giao nhau giữa các thế giới, một lãnh thổ hoàng hôn của sự nghi ngờ"  
Có những bộ phim chúng ta xem, và có những bộ phim chúng ta nghĩ rằng chúng ta xem.
Đọc thêm các bài viết khác tại: https://dandelilla.wordpress.com
_____
Nguồn tham khảo:
Bradshaw, P. (2017, September 6). Belle de Jour review – Catherine Deneuve is extraordinary in a secret theatre of erotic shame. Retrieved from                   https://www.theguardian.com/film/2017/sep/06/belle-de-jour-review-luis-bunuel-catherine-deneuve-erotic-shame 
Anderson, M. (n.d.). Belle de jour: Tough Love. Retrieved from https://www.criterion.com/current/posts/2121-belle-de-jour-tough-love
Ebert, R. (n.d.). Belle de Jour movie review & film summary (1968): Roger Ebert. Retrieved from https://www.rogerebert.com/reviews/great-movie-belle-de-jour-1967
The Editors of Encyclopaedia Britannica. (2020, April 17). Luis Buñuel. Retrieved from https://www.britannica.com/biography/Luis-Bunuel
Melville, D. (2018, September 28). Who Let the Cats Out? Buñuel, Deneuve and Belle de jour. Retrieved from http://sensesofcinema.com/2013/cteq/who-let-the-cats-out-bunuel-deneuve-and-belle-de-jour/?fbclid=IwAR09pcr1GxwiYGf_m55XQbk7hY9ZKLVMzoXZkj-K2U8Bg_kstQEOAVO_nTA