“In the beginner’s mind there are many possibilities, in the expert’s mind there are few.” — Thiền sư Shunryu Suzuki

Câu chuyện

Ảnh bởi
Patrick Tomasso
trên
Unsplash
Hồi chập chững bước chân vào lĩnh vực “Product” bọn mình thường tranh luận với nhau về những yêu cầu nhận được từ phía khách hàng, và kết quả là…là không có kết quả nào đi đúng hướng. Công việc của bọn mình được thúc đẩy bởi những ý tưởng, nói 1 cách dễ hiểu hoặc là bọn mình sẽ thực hiện những ý tưởng của khách hàng hoặc là đưa ra những ý tưởng mới đôi khi là cả 2, cuối cùng là biến chúng thành trải nghiệm thực tế.
Dự án đầu tiên bọn mình tham cùng nhau và có lẽ là dự án đáng nhớ nhất, bọn mình lần lượt đưa ra những ý kiến cá nhân, những quan điểm dựa trên kinh nghiệm của bản thân và cuộc tranh luận cứ thế mà trôi xa khỏi tầm kiếm soát, lúc đó là 23h30p, Hà Nội.

“Beginner’s mindset” là gì?

Khi bạn mang theo kinh nghiệm, hiểu biết và chuyên môn của riêng mình. Quan điểm của bạn chính là một thứ vũ khí vô cùng quý giá để chiến đấu với bất kì thử thách nào từ phía khách hàng. Nhưng những quan điểm của bạn thường sẽ chỉ mang những giả định và niềm tin cá nhân.
Trên thực tế, những quan niệm định kiến của bạn luôn có thể là những quan niệm sai lầm hoặc khuôn mẫu, và có thể hạn chế sự đồng cảm thực sự mà bạn có thể xây dựng.
“Beginner’s mindset” là 1 trong những phương pháp để gạt bỏ những thành kiến sang một bên và tiếp cận yêu cầu từ phía khách hàng với bộ óc mới mẻ.

Làm thế nào để vận dụng "Beginner's mindset"

Dưới đây là 4 nguyên tắc chung mà mình đã tổng hợp được để đảm bảo rằng quá trình làm sản phẩm của mình luôn gắn liền với beginner’s mindset

1. Không phán xét

Hoạt động lên ý tưởng luôn diễn ra trong suốt vòng đời của dự án tùy thuộc vào nhu cầu và tính chất của dự án. Những người nằm trong Team phát triển không cần phải có bất kỳ kiến thức cụ thể nào về nhiệm vụ, điều duy nhất cần làm đó là cởi mở và khiêm tốn.
Bạn hãy tưởng tượng một căn phòng bao gồm các stakeholders (Developer, Designer, BA, PM, PO, Engineer, Resesrcher…), nơi mọi người đều được giao cùng một vấn đề đưa ra ý tưởng. Tùy thuộc vào trọng tâm của buổi brainstroming các ý tưởng có thể là vật lý, kĩ thuật số, dịch vụ kinh doanh…, thậm chí cả những ý tưởng điên rồ nhất.
Khi một cuộc brainstroming diễn ra, ở đó mọi người chỉ tập chung xoay quanh việc tạo ra các ý tưởng, không phải để phê bình hay lựa chọn. Ưu tiên về số lượng đầu tiên, chất lượng sếp sau.

2. Tối ưu lâu dài

Theo kinh nghiệm của mình, các ý tưởng sẽ đến ở 3 “giai đoạn” trong suốt quá trình của một dự án. Các giải pháp rõ ràng > những ý tưởng gần như không thể thực hiện được > những giải pháp tuyệt vời. Tất cả ý tưởng đều không nhất thiết phải xuất hiện trong mỗi buổi brainstroming mà trên thực tế bọn mình thường thấy sau nhiều ngày thậm chí sau nhiêu tuần của dự án khi mà Team sản phẩm bắt đầu nắm bắt các yêu cầu về mặt kỹ thuật và hiểu người dùng.

3. Tra cứu và xem xét

Khi đã có được những ý tưởng rõ ràng, mục tiêu của bọn mình là thúc đẩy suy nghĩ của mọi người và vượt ra ngoài giới hạn giải pháp bằng cách suy nghĩ lớn hơn và rộng hơn về vấn đề và cơ hội. Đối với các dự án không rõ nhiệm vụ cụ thể của người dùng hoặc công nghệ thay đổi trải nhiệm người dùng, điều này thực sự khó khăn.
Đây là giai đoạn mà bọn mình thường thúc đẩy nhau nỗ lực để đạt được điều thực sự khó. Và rất ít ý tưởng có thể vượt qua giai đoạn này, hoạt động này rất quan trọng trong việc thúc đẩy tư duy của Team đối với các yêu cầu của khách hàng, thậm chí hóc búa hơn.

4. Tổng hợp

Đến thời điểm này, những ý tưởng ban đầu có thể được khám phá và thử nghiệm, Team sẽ gặp khó khăn. Suy nghĩ giống một người dùng hơn và nhận thức được những gì có thể và cần thiết, từ đó việc kế hợp các ý tưởng trước đó thành cách tiếp cận mới thực sự đơn giản hơn.
Nếu đến thời điểm này, bạn và cả Team đã kiềm chế được sự phán xét, vậy là đã có một kho ý tưởng phong phú để kết hợp, tinh chỉnh và phát triển. Nhưng bước này lại là một thách thức, các ý tưởng hợp nhất phải được đánh giá để chọn lọc ra ý tưởng triển vọng và loại bỏ những ý tưởng yếu kém. Nhưng thách thức sinh ra là để bị đạp đổ mà.

Kết luận

Dưới đây là những kinh nghiệm mà mình đã rút ra trong quá trình làm việc để vận dụng tốt "Beginner’s Mindset" trong các buổi brainstroming nói chung hay rộng hơn là khi làm việc cùng với Team của bạn.
1. Khiêm tốn: Thừa nhận bạn không phải là “người dùng” hay chuyên gia về hành vi của họ. Mở mang tư duy của bạn bằng cách áp dụng một tư duy tiếp thu, học hỏi.
2. Tập trung vào Người dùng: Xây dựng nền tảng hiểu biết với người dùng mục tiêu của bạn. Động lực của họ là gì? Những vấp váp của họ là gì?
3. Giải phóng tâm trí của bạn: Phác thảo nhanh chóng và yên tĩnh mà không cần đánh giá xem ý tưởng có "hoạt động" hay không. Cho phép bản thân tham gia vào dòng phác thảo không cần phán xét.
4. Giữ lại phán quyết: Thảo luận các ý tưởng với mục đích để hiểu chúng chứ không phải phán xét chúng. Không gán cho mình một cái mác. Hãy để những người khác cho bạn biết tất cả suy nghĩ của họ.
5. Đón nhận phản hồi: Chia sẻ công việc của bạn, tìm kiếm quan điểm và hoan nghênh những lời chỉ trích. Con đường giải pháp lý tưởng có thể rộng hơn so với suy nghĩ của bạn.
6. Buông bỏ: Đừng bảo vệ những ý tưởng có vẻ an toàn vì chúng có vẻ quen thuộc. Đừng bảo vệ quá mức những ý tưởng của riêng bạn nếu tư duy mới mẻ hơn đang xuất hiện.
7. Thử nghiệm: Thực hiện ý tưởng trên “Bảng tâm trạng” để xem nó có thể giúp chúng ta cảm nhận đến đâu. Trực quan và hãy cụ thể.
8. Lùi lại: Dành thời gian để xem xét các luồng ý tưởng trong vòng đời của dự án. Tìm kiếm những khoảnh khắc "aha" cho thấy bạn đã tìm thấy một điểm tuyệt vời.