1. Về projet ở trường Đại học
Đợt vừa rồi, mình có hoàn thành một bài cuối kỳ của môn Projet/ Processus (kế hoạch, dự án nghệ thuật) về chủ đề chính của môn học. Nó có tên là Tristes tropiques: L'art à l'écoute de l'environnement , tạm dịch là Nhiệt đới buồn: Nghệ thuật trong lắng nghe môi trường thiên nhiên. Và mặc dù là khoản ngôn ngữ của mình còn khá í ọe, nhưng bù lại mình chuẩn bị khá kĩ về mặt hình ảnh, nội dung cũng như còn có sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên nên kết quả khá khả quan. Dù đến tháng 1 năm sau sinh viên mới biết điểm học phần nhưng mình tin là đây sẽ là một trong những môn mình đạt điểm cao nhất của học kỳ 1.

Bài của mình bao gồm 1 bản giấy và 1 bản mềm Power Point kèm video như vầy. So với các bạn, có thể gọi là nhóm, vì chỉ có mình làm 1 mình 1 dự án, còn lại mọi người đều làm nhóm từ 2 người trở lên, làm video hoạt hình, vẽ đẹp, chạy slide kì công hơn. Chủ đề của mình là Ảnh hưởng của plastic đến môi trường sinh vật biển. Đầu tiên là mình đưa 1 ví dụ về cách con người sử dụng plastic, rồi sau đó là thực trạng, và một số thống kê về mức độ ô nhiễm. Cuối cùng là các giải pháp của chính phủ cũng như những giải pháp cá nhân của mình.
Lan man hơi dài về bài vở nên mình xin trích dẫn lại một hình ảnh gần đây nhất về con cá voi trôi dạt vào bờ biển Indo mang trong dạ dày là 5.9 kg rác thải nhựa khác nhau như túi ni lon, ống hút, cốc nhựa dùng 1 lần, etc. Còn có rất nhiều ví dụ khác cũng là những hình ảnh đáng báo động về thiên nhiên nhưng cái này các bạn nên tự tìm hiểu thêm để biết tầm ảnh hưởng kinh khủng đến mức nào. Và mục đích bài viết của mình tập trung và cách sống giảm racs thải nhựa trong sinh hoạt mà thôi.

Khá là kinh dị đúng không ạ :(
2. Các tips cực nhỏ cho beginner về Zero Waste
Trước mình cũng đã viêt 1 bài về chủ đề Zero Waste nhưng dường như những giải pháp ấy còn khá bất cập để áp dụng với thực tiễn. Sau một quăng thời gian có một cuộc sống mới, những trải nghiệm sống một mình, du học ở đất Âu thì mình cũng có được một chút kinh nghiệm. Có lẽ những giải pháp mới này sẽ phù hợp và thực tế hơn để giúp cho những bạn mới nhen nhói đi vào con đường nói không với rác thải nhựa (hoặc cao hơn chính là Zero Waste, không bao bì, chất thải, ngoại trừ phân với nước tiểu) 
   Bước nhỏ 1: Tiết kiệm trong việc tiêu thụ điện nước hàng ngày
   Bạn có biết, chính xác thì việc lãng phí nước, điện cũng là 1 phần của việc khiến túi tiền bạn bốc hơi nhanh hơn cũng như là ảnh hưởng đến môi trường? Mình e là không. Có một nghiên cứu chỉ ra rằng, chính cái quạt sưởi máy tính, laptop cũng góp phần tạo nên hiệu ứng nhà kính vì hiện tại số lượng các sản phẩm điện tử được tiêu thụ quá nhiều. Và việc bạn lãng phí điện, khi quên tắt đèn lúc ra khỏi nhà, hay bật nhiều quạt, điều hòa, khiến cho số điện tăng, phần cung-cầu tăng, dẫn đến nhà máy thủy điện phải năng suất hơn, tình trạng xả lũ hàng năm không những không giảm lại còn tăng; gây ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân xung quanh. Và cả việc lãng phí nước khi nguồn nước ngọt ngày càng hạn hẹp, và đang còn bị ô nhiễm nặng.
    Vậy nên chẳng cần nói đâu xa, bạn chỉ cần tập thói quen tắt bớt một bóng đèn, tránh lãng phí nước. Ví dụ như bạn cũng có thể dùng nước rửa rau, vo gạo để tưới cây chẳng hạn. 
    Bước nhỏ 2: Thay đổi thói quen ăn uống, cách sử dụng túi nilon hàng ngày
    Theo một nghiên cứu mình từng đọc thì việc chăn nuôi bò cũng là một ảnh hưởng đến môi trường, khi chỉ cần khoảng chục con cùng xì hơi một lúc cũng có thể gây ô nhiễm hơn cả việc bạn dùng các phương tiện chạy bằng nguyên liệu xăng dầu như xe máy, ô tô,etc! Mình không bảo bạn nên dừng hẳn việc ăn thịt bò mà thay vào đó, ăn nhiều các sản phẩm nguồn gốc củ quả hơn. Bạn nên mua các sản phẩm này ngoài chợ, vì sẽ tươi ngon hơn trong siêu thị. Và bạn cũng nên thủ sẵn 1 cái làn, hoặc túi vải để tránh sử dụng túi nilon. Với các loại thịt, cá, trứng, bạn nên mang hộp đi đựng khi mua. Mới đầu sẽ hơi khó nhưng dần dần sẽ khá hơn.

    Bước nhỏ 3: Từ chối ống hút nhựa/ cốc nhựa 1 lần
    Cốc nhựa và ống hút nhựa là hai thứ không thể thiếu của việc mua đồ uống take-away. Với người đã tập thói quen mang cốc cá nhân và ống hút tre thì mình thấy không thành vấn đề trong việc dùng nó thay thế. Nhưng đôi khi, với những người mới bắt đầu, bạn sẽ quên, và cảm thấy bứt rứt khi không thể không uống. Vậy bước nhỏ đầu tiên, hãy tập mang ống hút trước đã. Sau đó là tập mang cốc cá nhân theo mình.
    Bước nhỏ 4: Giữ tinh thần
    Bạn sẽ rất nhanh nản trong 2,3 tháng đầu, vì có quá nhiều thứ để biết và lên kế hoạch sống khác với lối sống thường ngày. Bạn sẽ còn mắc những cảm xúc cực đoan với tất cả những người dùng đồ nhựa như thói quen, cũng như cảm giác khó chịu khi không thể bỏ plastic ngay lập tức. 
    Việc bạn cần làm là, hãy ghim những bài đăng, page về môi trường lên đầu. Như mình thì để cải thiện tiếng Anh và Pháp, mình cũng chăm đọc các page trên Facebook về môi trường bằng báo, video nước ngoài hơn. Nó nhỏ thôi nhưng để nhắc bạn rằng, bạn vẫn nên tiếp tục làm những thói quen giúp bảo vệ môi trường. Đôi lúc thất bại, chán nản nhưng nhìn thấy sự cố gắng của người khác cũng tạo động lực hơn. Khó tránh khỏi suy nghĩ cực đoan về thói quen trước kia hay việc nhìn thấy bạn bè vẫn vô tư dùng đồ nhựa 1 lần nhưng hãy giữ phong thái "quý's tộc's", kể về những trải nghiệm của bạn trong quá trình mới. Chia sẻ nó chứ không phải nhắc nhở bạn bè theo cách cực đoan nhé! 
    Bạn sẽ có lúc vẫn bắt buộc phải dùng, trong một số trường hợp bất đắc dĩ. Như việc mình thèm ăn hải sản mà giờ hải sản nào cũng bọc nilon để bảo quản khiến mình chưa tìm được giải pháp thay thế mới. Nhưng hãy cứ từ từ, tạo thói quen bỏ từng chút một. Thoải mái tinh thần một chút, thả lỏng 1 chút. Và đừng quá áp đặt những người xung quanh cũng phải giống như mình ngay. Cứ chia sẻ việc bạn đã làm, đã nhận thức được là ok rồi.

    Bước nhỏ 5: Tiến xa hơn...
    Sau 2, 3 tháng, bạn nhận ra bạn cần kế hoạch dài hơi hơn. Hãy tìm những video trên Youtube. Hãy đi tìm những sản phẩm thân thiện với môi trường và tập sử dụng nó. Mình không đưa ra bất kì một bản kế hoạch cụ thể nào vì bạn nên là người lựa chọn thời điểm phù hợp để thấy, thời điểm bạn bận rộn thì thay đổi được chừng ít thôi nhưng bạn sẽ dành nhiều hơn vào trong kỳ nghỉ, ngày lễ chẳng hạn.
3. Thông tin ngoài lề
Có kha khá nhiều nguồn bạn có thể tham khảo như:
    - Youtuber: Giang ơi
    - Các trang page về môi trường như CHANGE, Nói không với túi nilon,...
    - Web: Going Zero Waste
    - Các báo như kênh 14, BBC, Soha cũng có đề cập (còn nhiều nhưng hầu hết là nguồn nước ngoài, nên mình nghĩ các bạn cũng ngại đọc nên chỉ trích đến đây thôi; tự tìm nguồn phù hợp thêm vậy/ mà thực ra google là ra cả đống =)))
Một thông số về Plastic mình khuyên dùng. Bạn sẽ đọc được thông số như ví dụ sau trên chai nhựa:

Và nếu như nhỡ có phải dùng đến nhựa, hãy lựa chọn "thông minh" như ảnh. Dù mình phải thú thật là chỉ có 9% số rác thải được tái chế, số còn lại trôi nổi rất nhiều ngoài biển lẫn chôn sâu dưới nước nên hãy HẠN CHẾ DÙNG được là tốt nhất. Mà có lỡ mua rồi thì hãy còn biết đường dùng sao cho không bị ngấm micro-plastic, hạt nhựa siêu nhỏ vào người
Lời kết: Mình viết nhiều rồi, cũng cố gắng moi hết gan ruột ra để bài viết có tâm nên chỉ chúc các bạn có một tinh thần khỏe mạnh để sống khác, mới mẻ và yêu môi trường hơn nhé! Chúc các bạn thành công!