Bao nhiêu là đủ, thế nào là tốt?
Bên Tây, người ta hay tạo ra các tình huống rồi quay video để ghi lại phản ứng của những người vô tình tham gia, kiểu như rơi ví tiền,...
Bên Tây, người ta hay tạo ra các tình huống rồi quay video để ghi lại phản ứng của những người vô tình tham gia, kiểu như rơi ví tiền, nhờ vả... Mình thấy việc hay hơi khó chịu sao đó, tuy nhiên có vài tình huống cũng hay mà mình sẽ kể cho bạn nghe đây
Tình huống 1: Một anh nọ mặc cái áo khoác dán đầy những tờ USD lên đó, cầm theo một tấm bảng "Hãy lấy nếu bạn cần". Ban đầu mọi người thấy lạ, chỉ nhìn rồi thôi, có lẽ là sợ mang tiếng tham lam, vì anh đeo tiền đứng giữa phố, và có lẽ vì đó chỉ toàn những tờ 1-2 đô. Sau đó có người đến hỏi và thử lấy vài tờ.. rồi người thứ hai, người thứ ba..
Anh đeo tiền hơi bất ngờ vì đó là những người ăn mặc tươm tất, lịch sự, có cả những người chạy bộ tập thể dục cũng ghé lại lấy tiền. Anh hỏi họ có thật sự cần số tiền đó không? Họ bảo có, tôi cần mua ABC gì gì đó...
Đến khi số tiền trên áo anh vơi hơn phân nửa, anh gặp một người vô gia cư. Người này đến và hỏi anh ta có thể lấy ít tiền không, anh đeo tiền đáp có, anh cứ lấy tự nhiên. Và anh vô gia cư lấy xuống trên áo 2 tờ 1 đô. Anh cảm ơn và định bước đi, anh đeo tiền thấy vậy kêu lại hỏi: này anh ơi, anh chỉ cần nhiêu đó thôi à, sao anh không lấy thêm, vẫn còn nhiều mà, cứ tự nhiên đi.
Anh vô gia cư từ chối: Không, tôi chỉ cần nhiêu đây để mua thức ăn thôi, 2 đô là đủ, anh hãy để lại cho những người khác.
Đọc thêm:
Tình huống 2: Một anh cầm tờ giấy tìm con gái bị lạc đến gặp anh vô gia cư đang cầm tấm bảng ngồi xin tiền trên đường và hỏi liệu anh có vô tình nhìn thấy bé gái không... Anh vô gia cư bảo không thấy. Khi anh tìm con quay đi, anh vô gia cư kêu lại và bảo anh kia đưa mình tờ giấy có hình đứa bé, anh ta sẽ tìm giúp và nếu thấy sẽ gọi điện cho. Anh tìm con đưa tờ giấy và ít tiền lẻ để anh vô gia cư có thể gọi điện thoại khi tìm thấy. Và sau đó, những gì anh vô gia cư làm là để tấm bảng xin tiền của mình xuống, cầm tờ giấy có hình đứa bé ngồi ngoài đường suốt 3-4 tiếng liền.
Họ theo dõi anh đến tối, rồi quay lại nói rằng đây chỉ là tình huống thử thách và tặng anh 200 đô. Họ hỏi vì sao anh lại giúp tìm đứa bé mà anh không quen biết, thay vì xin tiền mua cơm cho mình. Anh bảo rằng đó là việc tốt duy nhất mà anh có thể làm trong khả năng của anh, anh muốn đứa bé gặp lại gia đình nó.
Tại sao những hành động tốt đẹp lại đến từ những người cùng khổ như vậy?
Ở tình huống 1, người ta có câu nói: “chỉ có những người thực sự thiếu thốn mới hiểu được giá trị của việc sẻ chia”. Đó cũng là một ý. Nhưng hãy nhìn những người đến lấy tiền trước đó, có ai trong số họ thiếu thốn 1-2 đô? Nhưng họ vẫn đến lấy, còn anh vô gia cư biết hôm nay không biết ngày mai lại lấy đúng phần mình cần thôi. Sự khác biệt đó gọi là biết đủ. Nếu cảm thấy đủ, thì bao nhiêu cũng đủ. Nếu còn ham muốn thì bao nhiêu cũng thiếu, bao nhiêu cũng khó khăn. Trong tình huống này, tôi thấy anh vô gia cư tự tại biết bao, vui vẻ thoải mái biết bao so với những người đến lấy tiền trước đó. Anh đã đủ, còn họ mãi thiếu.
Tình huống 2, anh tìm con đã hỏi tât cả mọi người anh gặp trên phố, nhưng họ đều nhìn qua, nói không thấy rồi thôi, thậm chí có người còn không thèm nhìn. Còn anh vô gia cư lại giành cả ngày để giúp đỡ. Điều đó xảy ra ngoài việc anh là người tốt, muốn làm việc tốt, còn là vì anh rảnh. Ngoài việc mưu sinh tìm cái ăn anh chẳng có mối quan tâm, trách nhiệm nào. Tôi tự hỏi con người chúng ta vì sao bận bịu đến vậy? Và chúng ta bận đến mức phải dẹp lòng tốt của mình sang một bên. Cuối cùng vì cái gì?
Đọc thêm:
Ở cả hai trường hợp, con người vì vương mang quá nhiều gánh nặng, quá nhiều nỗi lo, dần dần trở nên thiếu thời gian quan tâm giúp đỡ người khác và luôn cảm thấy mình thiếu thốn, luôn muốn nhiều hơn những gì mình thật sự cần.
Nếu người ta thấy được rằng họ chẳng sở hữu thứ gì thật sự, nếu mọi người đều có được tâm thái của những người vô gia cư kia, không quá coi trọng trách nhiệm, quyền lợi, tài sản...mà họ cho là "của mình", thì có lẽ ai ai cũng sẵn sàng giúp đỡ người khác, ai ai cũng thấy đủ, ai ai cũng tự tại giữa đời này.
20/01/2016
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất