“(1)Khi người ta trẻ, người ta nghĩ có thể dễ dàng từ bỏ một mối tình; vì người ta nghĩ rằng những hạnh phúc, những điều mới mẻ nhất sẽ đến trong tương lai.
Cũng có thể. Nhưng…
Người ta đâu biết rằng những gì ta mong muốn và cần nhất chỉ đến một lần trong đời!”.
Năm 2011, một tin tức gây náo loạn cộng đồng thể thao điện tử thế giới. Giải đấu bộ môn Dota 2 tổ chức tại Đức vào tháng 8 năm đó có tổng giá trị giải thưởng là 1,6 triệu USD. Trong đó 1 triệu USD giành cho giải nhất. Một con số khổng lồ có thể có được chỉ bằng việc chơi game.
Hyhy, một game thủ tới từ Singapore, cùng với đội của mình cũng đã có đủ điều kiện tham gia giải đấu này.
Vấn đề là, cũng như nhiều phụ huynh châu Á điển hình khác. Bố mẹ của Hyhy không ủng hộ việc chơi game của anh. Họ không coi đó là một nghề hay một công việc nghiêm túc.
Ảnh trong bộ phim: Toàn chức cao thủ
Ảnh trong bộ phim: Toàn chức cao thủ
Năm đó, Hyhy 22 tuổi, đang học kì học cuối cùng ở trường đại học. Việc tham dự giải vô địch thế giới không được coi là lý do chính đáng. Thời gian diễn ra giải trùng với lịch kiểm tra ở trường. Để tham dự giải, Hyhy đã để lỡ 2 bài kiểm tra và phải học lại kì cuối.
Có một giải pháp đơn giản hơn cho Hyhy, từ bỏ giải đấu, học và làm nốt bài kiểm tra ở trường. Anh có thể quay lại tham dự giải đấu vào năm sau. Nhưng Hyhy đã không làm vậy.
Tuổi nghề của một game thủ rất ngắn. Game thủ chỉ có thể thi đấu tốt trong 4 đến 5 năm. Khi bước vào độ tuổi 25, 26 phản xạ người chơi dần chậm đi và không thể chơi tốt như trước nữa. Trong suy nghĩ của Hyhy, đối với anh mà nói, cơ hội chứng tỏ mình giỏi nhất thế giới ở một lĩnh vực như giải đấu này không có nhiều.
Sau cùng, đội của Hyhy giành hạng 3 chung cuộc. Tuy không phải ngôi vị cao nhất nhưng cũng là một thành tích tốt. Thực tế là sau này Hyhy cũng không bao giờ lặp lại được thành tích năm đó nữa. Anh tham dự thêm được giải đấu năm 2012 (giành hạng 5-6). Sau đó thì Hyhy chưa từng vượt qua vòng loại để tới giải vô địch thế giới từ đó đến nay.
Đối với nhiều người, từ bỏ có lẽ là lựa chọn rất dễ dàng. Chọn lựa một con đường bằng phẳng hơn, dễ đi hơn. Họ nghĩ sẽ có cơ hội khác, vận may khác đến với họ.
Không, nếu thật sự muốn từ bỏ hãy biết lo sợ. Hãy biết sợ rằng mình sẽ có thể không bao giờ có cơ hội để mà quyết định từ bỏ nữa.
(1): Được cho là câu nói của Trịnh Công Sơn.
Có một vài phiên bản được cắt gọn hơn.