Báo chí, định kiến và những quan điểm lệch lạc của nhiều bậc phụ huynh.
Trước hết thì, bài viết này đơn giản là sự nổi hứng lên vào đêm khuya sau một cuộc tranh luận 15p với ông bô mình. Những điều mình...
Trước hết thì, bài viết này đơn giản là sự nổi hứng lên vào đêm khuya sau một cuộc tranh luận 15p với ông bô mình. Những điều mình muốn nói đã được rất nhiều người nói, và phân tích kỹ càng rồi.
Giống như nhiều người, mình lúc nào cũng kè kè bên người ít nhất là 1 thiết bị điện tử. Và trong mấy hôm nay khi bố phải lên nằm cùng phòng với mình buổi tối,bố có bảo là "Cứ để mấy tính với điện thoại sát người lúc đi ngủ thế cẩn thận mày bị điên đấy" =))). Và đây cũng là lý do mà cứ sau 11r-12h là nhà mình tắt wifi, có vẻ như mẹ mình sợ "sóng điện" của cục mô đem bằng cái sổ tay gây ung thư não. Mặc dù mình đã cố gắng giải thích rất nhiều lần, rằng đứng trước cái lò vi sóng 15s có khi còn bị nhiều thứ sóng quật vào người hơn là 8 tiếng ban đêm, nhà mình vẫn cho đấy là điều cần thiết, thôi kệ vậy 🤷♂️.
Quay lại một vụ việc gần đây, có khá nhiều vụ án được đưa lên báo dưới cái mác "gêm thủ abc, gêm thủ xyz" đã được rất nhiều sự quan tâm của các bận phụ huynh của thế hệ trước, trong đó là 2 vị nhà mình. Và những bài báo kiểu thế càng củng cố thêm quan điểm "Chơi điện tử chỉ toàn gây tác hại, từ sa sút học tập cho đến trở thành tội phạm giết người" của các bác. Khoan nói đến việc báo chí Việt Nam hay lôi các trò chơi điện tử ra làm bình phong để lờ đi sự yếu kém của việc giáo dục, quản lý thanh thiếu niên, điều này đã được nhắc đến trong nhiều bài viết, cụ thể là ở mỗi thời kỳ thì dường như lại có một nguồn lực thần bí nào đấy biến hóa ra những thành phần bất hảo như vậy, cụ thể là truyện kim dung, phim võ thuật, hay như bây giờ là game. Mình muốn cân nhắc đến trường hợp điều này là có thật, như một vụ việc từ lâu rồi mình đọc trên báo Hoa Học Trò, về một thanh niên Nhật Bổn đã cướp một chiếc xe buýt, sau khi đâm chết tài xế bởi vì "Muốn được thử cảm giác cướp xe ngoài đời sau khi chơi GTA".
Rồi, một lần nữa bỏ qua sự thật rằng bài viết đã có từ rất lâu và cho rằng mọi điều được viết ra đều là ý kiến khách quan, nhằm phục vụ mục đích truyền đạt thông tin chính xác nhất. Điều mình muốn nói ở đây là, trong trường hợp này, game GTA, cụ thể là nhiệm vụ cướp xe buýt có thực sự có lỗi không? Câu trả lời rõ ràng, không.
Thứ nhất, tất cả mọi trò chơi điện tử, đều thuộc loại phương tiện giải trí không có thật. Tức là mọi thứ xảy ra trong một thế giới game đều là kết quả của một phần mềm giả tưởng. Mọi nhiệm vụ, hành động của người điều khiển chỉ dẫn đến những kết quả khác nhau đã được lập trình sẵn. Thứ hai, như đã nói thế giới trong game là ảo, không có thực. Tức là người chơi cần có một sự nhận thức rõ ràng rằng mình đang tham gia một "thực tại ảo", tách biệt với thế giới của chúng ta. Điều này thể hiện rằng, nếu người chơi là một công dân có đầy đủ năng lực nhận thức và biết rõ những chuẩn mực đạo đức của xã hội "thực", người này nên biết những hành động của nhân vật game có được chấp nhận, hay là trái với quy tắc của xã hội. Thứ ba, vậy thì nếu một người mang những hành động ở trong game vào đời thật thì sao. Trường hợp đầu tiên, do người này thật sự cho rằng mình vẫn ở trong thế giới game, tin rằng những hành động của mình vẫn được chấp nhận, hay đấy là "nhiệm vụ" phải hoàn thành. Thứ hai, người này nhận thức rõ ràng về thế giới game và thế giới thực tại, nhưng vẫn làm theo ý muốn. Điều này thể hiện nhận thức méo mó về luật pháp, đạo đức, hay các quy tắc được đề ra bởi xã hội.
Và trong cả hai trường hợp, chúng ta đều thấy đối tượng được nhắc đến đều có vấn đề trong việc kiểm soát hành vi, và thay vì điều này xuất phát từ việc chơi game, mình cho rằng phần lớn đến từ sự thiếu giáo dục về những khía cạnh như luật pháp, đạo đức, quy tắc ứng xử, và trong một vài trường hợp, là do những đối tượng có vấn đề về tâm lý (sociopath/psychopath). Tất nhiên, không thể loại bỏ những đối tượng xuất phát điểm với nhận thức và tâm lý bình thường, nhưng lại bị bóp méo trong quá trình tham gia vào thế giới điện tử. Nhưng đây là một tỉ lệ rất nhỏ, và mình thật sự cho rằng, đấy chính là lỗi của người dùng, khi để một phần mềm điều khiển chính con người mình, chứ không phải lỗi của chính phần mềm đấy.
Nếu bạn đã đọc đến đây, cảm ơn vì đã bỏ thời gian. Mọi ý kiến đều được hoan nghênh nếu bạn muốn bổ sung/bác bỏ ý kiến nào của mình.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất