I. Sea: The Original
Trước khi các tộc Do Thái ghi chép kinh Torah, đã có các nền văn minh cổ hơn tự lên cho mình các vị thần của mình bằng chữ viết lẫn tượng tạc. Họ có những tự sự cổ nhất của cổ, trước cả khi Cựu Ước ra đời vào thế kỷ 6 TCN.
Trước khi Hy Lạp bắt đầu mò mẫm chuyện tạc tượng, Do Thái ghi chép kinh Torah và Ai Cập xây nên các kim tự tháp, nền văn minh Lưỡng Hà được tạo ra bởi hai dân tộc là Sumerian và Semitic. Dù khác nhau về chữ viết và dân tộc sinh sau đẻ muộn là Semite đã thắng về quân sự, nhưng cả hai tộc này đã cùng nhau thai nghén nên nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại. Cũng giống như Judeo-Christian và Greco-Roman, Sumerian-Semitic thể hiện rằng dân Semitic kế thừa trực tiếp các di sản của Sumerian. Cả hai được thống nhất dưới đế chế Akkadian (2334-2154 TCN) và bắt đầu các cuộc tranh đấu quyền lực mềm trong thời kỳ Third Dynasty of Ur (2112-2004 TCN). Tộc Semitic đã chiến thắng với sự ra đời của Đế Chế Babylon đầu tiên. Hai hậu duệ nổi tiếng của Semitic là Assyrian ở phía Bắc và Babylon ở phía Nam Lưỡng Hà.
“Enki and the World Order” là một tập thơ Sumerian được đoán là viết thành chữ vào thời kì tân Sumerian (2112-2004 TCN). Ngôn ngữ và tự sự của nó khá tương đồng với "Genesis" trong Cựu Ước vì viết theo ngôn ngữ tôn thờ và xưng “I am” đáng kể bên cạnh ngôi kể chuyện thứ ba. Xuất thân của vị Enki này khá đặc biệt khi đến từ vùng nước. Người sinh ra Enki là cha trời Anu và mẹ của vị này là một ẩn số. Dựa vào tập thơ và “Enki and Ninmah” được viết cùng thời, mẹ của Enki là nữ thần biển, được cho mẹ thủy tổ của các thần.
Enki Analysis - Lishtar
Enki and The World Order Full Poem
“Enūma Eliš”, ra đời thời Cựu Babylon (1900-1600 TCN) có thể là gốc gác của thần thoại Hy Lạp vì nó có cùng một tư sự trước cả thời thế giới con người hình thành là mẹ thủy tổ sinh ra vạn vật. Nhưng chỉ khác ở chỗ, mẹ của Babylon là từ biển cả, còn mẹ của Hy Lạp là đất liền.
Enūma Eliš Poem
Greek Mythology Poem - Hesiod
Trong thời kì hỗn mang, Asppu-thần nước ngầm dưới lòng đất và Tiamat, thần nước mặn mang hai mặt tính cách thiện ác cùng nhau sinh ra các vị thần mà trong đó có Marduk, vị thần tượng trưng cho mặt trời. Sau khi Marduk đánh thắng bà của mình là Tiamat, ông mới có thể tạo dựng thế giới. Ông lấy một nửa thân thể của Tiamat làm bầu trời, tạo ngày và đêm, sao trời và mây trắng, một mặt trăng giúp ông trông coi ban đêm, hai con sông Tigris và Euphrates, tạo con người từ máu của thần Kingu, một vị thần theo phe Tiamat và bị hiến tế để lấy máu.
Hai tự sự của Lưỡng Hà là “Enki and the World Order” và “Enūma Eliš” có thể là một đầu mối kết giao giữa hai tự sự ở hai thế giới khác nhau, một là tự sự dân gian “hỗn độn sinh ra trật tự” và hai là câu chuyện tôn giáo “Genesis” của Kinh Thánh theo phả hệ hoặc ít nhất là các nhân vật thần thánh trong cả hai cuốn này đều thuộc chung thế giới Sumerian-Semitic. Từ đây có thể tạm tin một logic kì cục là sự hỗn loạn là không đoán trước và rất phi logic nên có thể chính người mẹ thủy tổ đã ngẫu nhiên tạo nên một vị Chúa về sau này không những có đầy đủ quyền năng như mình, mà còn có thể mang một bản chất trái ngược để chống lại mình.
The Eridu Genesis - Thorkild Jacobsen
Thời kì Tân Assyria, hậu duệ của Semitic (883-612 TCN) đã sản sinh ra các tự sự khá quen thuộc với những người đọc Tân Ước như “fisher of men”. “Uruk List of Kings and Sages” là một ghi chép lịch sử (không phải thơ hay câu chuyện) liệt kê đúng nghĩa các đời vua cổ đại của Sumerian theo gạch đầu dòng, trong đó có cả vị Gilgamesh trong “Epic of Gilgamesh”. Đáng nói là kể tên vua và đi kèm đó là tên các vị hiền triết/thầy tế làm cố vấn cho các vua. Kiểu ghi chép hơi hướm lịch sử này có thể tham khảo phần Chronicles trong Kinh Thánh liệt kê phả hệ của Adam, người đầu tiên Chúa tạo vốn mang tính thần thoại và kết hợp với các tên có yếu tố lịch sử trong thời kì Israel và Judah.
Các ghi chép thần thoại-lịch sử của “Uruk List of Kings and Sages” là các bằng chứng củng cố cho một câu chuyện huyền bí về 7 vị hiền triết tạo nên thế giới của văn minh Sumerian-Semitic trước đó để thần thánh hóa các nhân vật lịch sử. Cổ mẫu 7 vị này từng được đề cập trong tập thơ “Erra and Ishum” trong khoảng thời gian 800-612 TCN và về sau có một phiên bản Hy Lạp là Seven Sages of Greece.
Apkallu Wikipedia
The Etiological Myth of the "Seven Sages" - Erica Reiner
The Uruk List of Kings and Sages and Late Mesopotamian Scholarship - Alan Lenzi
Erra and Ishum Poem
Theo như ngôn ngữ Sumerian, cái tên "apkallù"-sages-hiền triết dùng để chỉ các người có đặc điểm giống cá và chim hoặc có nguồn gốc từ cá và chim. Có thể nói là các nền văn minh cổ Lưỡng Hà hay kể về sông và biển khi nói về thời kì hỗn mang. Trong đó, vị apkallù đầu tiên và nổi tiếng nhất là Oannes cũng có gốc gác từ biển với ngoại hình là nửa người nửa cá. Dân Sumerian khá thú vị khi còn chia tên ra các hiền triết cho hai giai đoạn của nhân loại. Apkallù là dùng để gọi các hiền triết giai đoạn tiền Đại Hồng Thủy. Ummânu là giai đoạn hậu Đại Hồng Thủy mà “Uruk List of Kings and Sages” dùng.
Sau khi đọc các tập thơ cổ này, tôi cho rằng "Genesis" của kinh Torah không phải là bản gốc, mà là bản được kể lại và biến tấu bởi dân Do Thái. Gốc gác cho sự biến tấu trên đến từ việc Torah và các tập thơ Sumerian có sự khác biệt về không gian.
Torah tập trung vào sa mạc. So với Tân Ước sinh ra các hình tượng Jesus kéo lưới cá và đứng trên mặt nước, các hình ảnh nước của Cựu Ước không được nhấn mạnh. So với các câu chuyện Hy Lạp, càng thấy rõ nó không hề có bộ sưu tập các loại thủy quái. Chứng tỏ dân Do Thái không đi ra ngoài biển nhiều và chinh chiến với đại dương như dân Hy Lạp, lẫn không khai thác sản lượng nông nghiệp như các nền văn minh vĩ đại đến từ các con sông như Sumerian, Ai Cập, Ấn Độ và Trung Quốc. Dân Do Thái thích đi chăn cừu và leo núi. Từ logic này, chuyện dân Do Thái viết về Noah, Đại Hồng Thủy và Jonah bị nuốt bởi cá khá lạ nếu như không biết các tập thơ cổ trước và một khả năng họ chép lại từ các nền văn hóa khác ở Lưỡng Hà.
Khi nói về mẹ, nhiều người hay nghĩ tới mẹ đất-cha trời (mother earth-sky father) vì các khuôn mẫu có sẵn và ví von ngôn ngữ. Trong khi cổ mẫu mẹ đại dương là không phổ biến vì các tài liệu quá cổ. Tôi có thể hơi khác với các trường phái mẹ thủy tổ, tôi nghĩ mẹ gốc là ở đại dương. Ít nhất, dân Sumerian lấy thần sông và biển làm thủy tổ vì nền văn minh của họ gần sông. Sang đến đời sau này như Hy Lạp lại ví mẹ thành mẹ đất Gaia vì lúc đó con người đã làm biết cách trồng trọt và khai thác.
Mẹ đất, mẹ sông, mẹ rừng rậm, mẹ thiên nhiên hay đám đông có thể là avatar đỡ hung dữ của bà mẹ biển cả ở trên cạn.
Suy xét về mặt sinh học sinh con đẻ cái nên là biển. Suy xét về tính hỗn loạn và bí ẩn, biển nước phù hợp hơn đất. Suy xét về thuyết tiến hóa trước cả thuyết tiến hóa từ vượn của Darwin mà Neil Shubin đã phân tích trong “Your Inner Fish”, người là từ cá tiến hóa từ 3.5 tỷ năm trước. Đủ thứ con ở dưới biển từ đơn bào, đa bào cho tới động vật vì 80% biển còn chưa được khai phá.
Tôi nghĩ chuyện ai đó rủ tôi vào trong rừng chơi còn có cơ hội dùng mắt mũi chân tay leo trèo cây để tìm đường ra. Kéo vô trong hang tối ít ra còn đi lại và gào thét được. Về với đại dương đúng nghĩa là quay trở lại cái thời một miếng thịt vô tri còn bơi trong bụng mẹ một cách toàn diện.
II. Spaces: Originals & Derivatives
Suy xét lại, sự đa dạng không gian trong Cựu Ước hạn hẹp hơn rất nhiều so với các nền văn minh lớn. Nền văn minh nào đa dạng về không gian, nó có cơ sở chứng minh sự bành trướng lãnh thổ và khai phá các vùng đất mới. Dân Do Thái không có trải nghiệm dày dặn về rừng, sông, thảo nguyên và biển cả.
Thế giới Alantic ở dưới biển hay có hai nghĩa, một là sự điêu tàn của một nền văn minh lớn và hai là một thế giới văn minh gần biển hoặc dưới biển Poseidon. Lịch sử văn minh Minoan, tiền thân của Hy Lạp cổ, gần như khớp hai nghĩa ngược nhau này vì vòng đời thịnh vượng và điêu tàn của nó trước hậu duệ của mình là dân Mycenaean.
Còn một thế giới không lớn bằng là rừng rậm, dần gây chú ý hơn từ thời cận đại từ khi các tộc pagan Rợ Đức, Slavic và Viking gia nhập vào địa phận Đế Quốc La Mã. Khí chất man rợ rừng rậm ở các tộc này khá mạnh vì có một tập hợp các câu chuyện dân gian trong rừng rậm khá phong phú. Khu vực Đức và Slavic đã phát triển lên hàng vampire với sự ra đời của tác phẩm Dracula của Bram Stoker năm 1897.
Vampire - History
Dù tôi không rõ về thế giới địa ngục của các nền văn minh trong rừng rập dạng như Ấn Độ và Aztec, nhưng cơ bản thế giới người sống của nó đã hơi rợn rợn với tôi vì tôi đã từng trải nghiệm da thịt ở Ta Prohm, Campuchia. Rừng rậm ở đây là nhiệt đới, là một không gian nóng ẩm hơn so với rừng ở Châu Âu nên cũng sinh ra vài chuyện khá hay ho. Mãi thời kì khai phá các châu lục mới, phương Tây mới bắt đầu du nhập không gian này và thể hiện nó trong các bộ phim như series “Predator” và “Apocalypse Now” 1979. Tôi nghĩ các con quái vật vừa to vừa hơi nhầy nhụa như Alien có khả năng là từ không gian rừng nhiệt đới.
Chính sự đa dạng này ở thế giới trên mặt đất sẽ tạo ra sự đa dạng song song ở thế giới ngầm. Khi nhắc tới underworld, nhiều người sẽ nghĩ quỷ ma hại người nhưng khái niệm underworld thời cổ đại Lưỡng Hà ít nhất từ thời Ai Cập khá là tích cực, vì nó là nơi mà con người sống tiếp một cuộc đời ở bên kia. Khái niệm afterlife thường chỉ có ở những nền văn hóa vượt qua nhu cầu sinh tồn. Định nghĩa underworld của Ai Cập và Hy Lạp có vẻ chỉ là dưới lòng đất. Khi chết là về với đất, nơi mình đã được sinh ra.
Tôi nghĩ mãi về sau khi Kitô giáo trở thành tôn giáo của La Mã và con người bắt đầu an nghỉ ở trên trời, thế giới địa ngục bị khoảng trống về giá trị sử dụng. Sheol của Do Thái là một nơi rỗng và không bao giờ có sự chi tiết bề dày như thế giới Hades của Hy Lạp. Có nghĩa địa ngục trong Kitô giáo có thể là sản phẩm của dân Hy Lạp. Về sau này, Khải Huyền có một mô tả về “Lake of Fire”. Dân Kitô có thói quen bám rất sát ngôn từ Kinh Thánh nên họ có thể dùng 3 con chữ này để biến thế giới Hades yên bình trở thành một biển lửa tra tấn những kẻ mang tội. Ngoài ra, dân Hy Lạp có thể đã thấy thạch nham và núi lửa vì lịch sử Minoan, các câu chuyện về thần rèn Hephaestus và địa lý các đảo Hy Lạp có các núi lửa ngầm.
Monoan Culture - John Noble Wilford
“Then Death and Hades were cast into the lake of fire. This is the second death. And anyone not found written in the Book of Life was cast into the lake of fire”.
Revelation 20:14-15
Mãi tới năm 1321, địa ngục Kitô giáo mới trở thành một thế giới phong phú khi tập thơ "Divine Comedy" của Dante ra đời và tạo nên một tập hợp hai giai đoạn Hy Lạp và Kitô của văn hóa của phương Tây. Sự phong phú của nó đến từ sự tham gia của rất nhiều cựu thần từ các tín ngưỡng, tôn giáo ngoại và cũ không phù hợp với Kitô giáo hoặc đang ở một phòng chờ được Kitô giáo du nhập trong hệ thống của mình.
Văn minh phương Tây lớn từ Lưỡng Hà, mang trong mình lịch sử các đế quốc lớn và khai phá mọi miền nên đã có các câu chuyện đa dạng và sâu sắc về không gian nhất từ biển, rừng, núi, thảo nguyên và sa mạc. Đây cũng là cơ sở khá tốt cho thuyết đa không gian và vũ trụ.
Nhưng như vậy còn chưa đủ. Bên cạnh các không gian tự nhiên, con người cũng có tạo ra các không gian mới từ chính văn minh của mình.
Với sự phát triển về thành thị, một không gian mới được tạo ra và các truyền thuyết urban ra đời. Thành thị khá giống rừng rậm vì sự chật hẹp, nhung nhúc người và chủ nghĩa tiêu thụ. Một tổ hợp được sinh ra từ văn minh nhưng không tránh khỏi các khí chất phản văn minh từ nó vì sự tương đồng với các không gian trước nó là rừng rậm, nhất là khi về đêm. Vampire, một sinh vật thông minh từ trong rừng được du nhập vào thành thị.
Các tòa nhà chọc trời thành thị còn tạo ra một không gian hơi giống núi. Leo lên núi gặp Chúa nhưng vì không phải núi nên giống cầu thang của Jacob hoặc tháp Babylon để con người có thể chạm Chúa bằng chính văn minh của mình. Cảm thấy ban công các tòa nhà lớn là nơi con người xây nên một đỉnh Olympus của mình để quan sát thế giới loài người nhung nhúc rừng rậm ở dưới.
Các thành phố hiện đại gần biển và nắng nóng tạo ra một tổ hợp Mianmi Vice hay Vice City. Các khu thị trấn ở sa mạc và thảo nguyên thời kì súng đạn và bia rượu hình thành tạo nên một văn hóa cao bồi.
Ngoài ra, thành phố là một điểm thú vị. Con người quyết định khí chất không gian của nó vì thành phố là hoàn toàn nhân tạo.
Khi phương Tây tới các thành thị ở Hồng Kông, một kiểu không gian Vương Gia Vệ được phát hiện mà ở đó số đông không hề đặc sắc gì về tính cách hay biểu hiện, không có ý định suy tư quá nhiều và cũng chẳng có đau khổ gì sâu sắc. Dù có chủ nghĩa tiêu thụ và người sống nhung nhúc, thành phố của Trung Quốc khá là tĩnh và rỗng hơn. Dù tôi hay chê phim Vương Gia Vệ vì tính nhỏ xíu và tiểu tư sản, nhưng nhiều lúc có coi khi buồn. Phim thể loại này tôi thích là "Đọa Lạc Thiên Sứ" chỉ vì tôi làm tôi nhớ tới hình ảnh Kim Thành Vũ làm một quả parkour ở thành phố trong "Lavender" 2000.
Cái tính không đó có thể truy về các thành phố cổ Trung Hoa gần với vùng nước và sông hồ. Không phải là một bộ tộc sống trong rừng mà thực là một nền văn minh lớn sống ở vùng nước và chọn hòa nhập với thiên nhiên theo cách văn minh nhất. Tưởng tượng Roy Batty đi ở trong mưa hay chèo xuồng ở Giang Nam thấy hơi kì kì vì Batty quá kim loại và công nghiệp.
Sang thành phố Bắc Kinh là một cảm giác khá đẹp với tôi. Hoàn toàn khác Thượng Hải và New York. Cái gì cũng cảm thấy rộng lớn và đẹp vì cách bố trí và thiết kế các tòa nhà cao lẫn khu nhà ở đều chừa những khoảng trời xanh rộng, không giống một khu rừng chi chít xi măng và bê tông. Kể cả lúc chen chân giữa một biển người vào Tử Cấm Thành cũng thấy rộng mênh mang. Đường và vỉa hè rất rộng mà thật sự Châu Âu khó có được. Đường xá của thành phố Moscow cũng vậy. Một cảm giác vĩ đại. Nền văn minh đế quốc nên có một không gian rộng lớn như vậy để mọi dân chúng cảm thấy đất nước mình vĩ đại.
Sang thành phố Nhật là sẽ có một trải nghiệm khác. Tòa nhà Nhật không những lùn hơn và hơi bị nhỏ về bề ngang, ít nhất là theo chuẩn của tôi, mà ngay từ không gian sống của nó đã nhỏ, bất kể nhà thành thị hay nhà ở ngoại ô. Trần nhà quá thấp. Một nỗi buồn nhỏ so với một nỗi buồn rộng lớn của Trung Hoa, một nỗi buồn không phải sâu sắc để có thể ôm trọn cả thiên hạ. Nhưng bù lại chính vì khoảng cách hẹp của nó tạo ra những sự gần gũi về tính người theo nghĩa khoảng cách vật lí và phù hợp với những mối quan hệ nhỏ như gia đình, tình bạn và người yêu.
Phương Tây có một không gian gần gần như vậy ở Anh Quốc. Nhà của nó thường hẹp nhưng tôi vẫn thích vì ít nhất là trần nhà cao, tạo một cảm giác đang trò chuyện thân mật với Chúa ở nhà nguyện.
Sang thành phố ở Ấn Độ, tất cả gần như trở về thời Lưỡng Hà cổ đại ở sa mạc (dù tôi chưa có đi Ấn). Sang Dubai (tôi đi rồi), thấy cái gì cũng mới, như một Las Vegas sang chảnh nhưng trống rỗng với tôi vì nó là một tiểu vương quốc không có văn hóa gì đặc biệt.
Sang Singapore còn chán hơn nữa. Tôi thật sự ngáp dài khi xem quảng cáo “Think you know Singapore”, đúng nghĩa một đứa trẻ hỏi thách thức trước người khổng lồ dù bao nhiêu không gian của Singapore được giới thiệu đi nữa. Đáng nói là đội làm quảng cáo này đầu tư nghiêm túc nên thật sự tôi chỉ muốn nói là làm cái quảng cáo lẩu thập cẩm này chỉ có mất khách du lịch thôi. Ngoài chuyện các không gian này rất giả trân, rất stimulation và rất nhỏ với một người đã trải nghiệm những không gian thật sự hùng vĩ như tôi; tôi rất ác cảm trước một ai đó cứ hồi đáp tôi bằng những câu hỏi tu từ “do you know”, “a country”, “a city”, “an island” và mỗi lần tôi hỏi lại để làm rõ thì trả lời cụt ngủn “like this” và cuối cùng là chêm “re-think” hay “re-imagine”. Đơn giản, Singapore chỉ là một cái đảo nhỏ tí tẹo.
III. Suicide
Cụ ông Descartes có nghĩ vài thứ mang tính fundamental. Ông có một giả thuyết gọi là Evil Demon. Tin rằng thế giới hiện thực luôn có một con quỷ cố gắng lừa ông ấy vào một vùng không gian giả tạo. Sáng tạo này của Descartes khiến cho hậu thế tạo nên một giả thuyết ghê hơn gọi là “brain in a vat”. Ý nói con người có thể chỉ là một bộ não trong cái lọ nước nào đó. Họ không nhận ra điều này chỉ vì bộ não đó đang được lập trình bởi siêu máy tính thuyết phục chính nó là con người.
Descartes là một người tin vào Chúa và dần xây dựng sự ngờ vực của mình với mọi thứ với tư cách là một nhà khoa học chưa bao giờ ngừng nghỉ về chuyện chất vấn sự thật của chính các công trình nghiên cứu của mình.
Dù hiện tại không hề có công thức nào để dạy con người phát hiện cái giả ngoài chuyện phải cảm nhận về sự thật trước đó, nhưng cơ bản tiếng Anh có đặt một từ gọi là “uncanny”. Nó chỉ những thứ lạ lạ, không hẳn exotic nhưng thay vì con người bị thu hút bởi sự exoticism thì lại cảm thấy ớn lạnh trước sự không thật trong thế giới loài người, hoặc không “người” ở những thực thể có vẻ ngoài là người, hoặc ít nhất là không phải một thứ thuộc về sinh học. Uncanny valley là một khái niệm để chỉ tính không “người’ của robot. Evie, một phiên bản trước cả Tay gửi mấy cái tweet racist nhất, là một trải nghiệm đời đầu cho dân ngụp lặn Internet thời game point-click "Slender Man" ra đời.
Evie Chatbox
Sự ra đời của uncanny là một dấu hiệu cho thấy con người có một cơ chế tự nhiên về những thứ không “người” và nếu nó được phát triển hơn, nó còn nhận ra về những thứ không sinh học.
Vấn đề lớn là cái uncanny này là các yếu tố nằm trong thế giới của vị Evil Demon mà Descartes sợ. Chúng ta không chỉ thấy người giả, mà còn thấy mọi thứ giả. "Brazil” 1985, “Dark City” 1998 , “The Truman Show” 1998, “The Matrix” 1999, “Memento” 2000 và “Inception” 2010 là các stimulation cho cái cảm giác kì cục đó. Ngoài ra, có thể trải nghiệm nó qua một tựa game khá dị gọi là “Harvester “phát hành năm 1996.
A dream in a dream. Một câu nhiều lúc có thể dẫn đến một ác mộng về danh tính của đời tôi là: “I am not real. I am just a thing I think of to exist”. Thật sự là “I think, therefore I am” khá kinh dị nếu như biết nó là một lời giải cho một thế giới dystopia mà thời hiện đại gọi là “brain in a vat” và thời Khai Sáng gọi là Evil Demon.
Đến đây tôi thử tưởng tượng các lí do Evil Demon sẽ dùng để tôi từ bỏ chống trả nó. Ngược với tư duy chọc thủng màng bọc là gì? Là lí luận vòng. Tôi sẽ tự làm một lời tiên tri tự ứng nghiệm (self-fulfilling prophecy) để ngăn bản thân khỏi phải suy nghĩ về Problem of Evil Demon.
Thứ nhất, đơn giản là tôi đang hoang tưởng về một con Evil Demon, tự dựng bù nhìn và tự đánh với nó. Thứ hai, tôi biết Evil Demon và những thứ ma quỷ nó làm nhưng tôi thấy cuộc sống của mình vẫn tốt và tự suy ra Evil Demon cũng không phải quá evil và tự trách cứ cho sự ma quỷ hóa quá đáng của bản thân. Thứ ba, tôi sẽ tự bỏ cuộc và sống mãi trong ma trận của sự tốt đẹp, nếu tự cho rằng Evil Demon này một tự sự kế trong kế của một con Evil Demon thủy tổ nào đó nằm ngoài nhận thức con người nhằm để hao mòn ham muốn khai phá sự thật cuối cùng là thực ra cái bộ não trong hộp là một con người có tay chân thân thể đầy đủ.
Tôi có cảm giác Evil Demon đang được tư duy theo chiều dọc, ít nhất đây là cách phổ biến dùng để phát triển Evil Demon với các phim về dystopia. Thế giới này bao bọc thế giới kia, mỗi tầng thế giới có một Evil Demon riêng và muốn tới tận cùng thì không có cách nào ngoài chuyện phải vượt từng tầng như vậy. Như Bruce Lee trong “Tower of Death”. Cũng không cần phải dọc theo kiểu tòa nhà chọc trời mà có thể mô hình dọc khi đặt ngang như kiểu thiết kế toa tàu trong “Snowpiercer” 2013. Mô hình này có một tiền nhân để noi theo là “Linear City” của Arturo Soria y Mata năm 1882.
Antyufeev và Antyufeeva trong bài viết dưới về mô hình này có nhận xét hiện tượng “city in the city” mà sau khi xem “Snowpiercer”, tôi có thể nói là nó có thể tạo nên các khu vực cát cứ và tách hẳn mối quan hệ dân cư một khu vực khỏi phần còn lại của thành phố linear như vậy. Có nghĩa dạng không gian hẹp và dọc này gây chia rẽ cộng đồng.
Linear cities: Controversies, challenges and prospects - Antyufeev & Antyufeeva
Ả Rập Saudi đang có một project cho mô hình thành phố theo một đường thẳng như vậy mà tôi thấy là để khoe họ độc nhất. Nếu suy xét về tính hiệu quả di chuyển và tốt cho thế giới quan của con người, tôi thấy không ổn. Đôi lúc, tôi nghĩ dystopia được dựng lên khá dễ chỉ từ không gian sống, không cần phải có một hệ thống propaganda. Ví dụ như mô hình linear này có những bức tường vô hình mà không cần phải dựng tường lên theo nghĩa đen. Từ không gian đó, con người trong vô thức sẽ tuân theo logic tự nhiên của nó.
Trong khi đó mô hình circular city được xem là đối nghịch với linear city vì hạn chế tổi thiểu traffic tram. Ai cũng có thể đến trung tâm và nguồn cung ở mọi vị trí trong thành phố như “all roads lead to Rome”.
Circular City: Urban and Territorial Perspectives - Giulia Lucertini & Francesco Musco
Circular City: A Methodological Approach For Sustainable Districts And Communities - Andrea Boeri, Jacopo Gaspari, Valentina Gianfrate, Danila Longo & Saveria O. M. Boulanger
Quay trở lại với Evil Demon. Làm cách nào Descartes không những biết được sự tồn tại của con quỷ mà còn biết nó quá xấu xa để ông không thể du di? Vậy thử tư duy là thế giới của Evil Demon không hẳn là bọc hết thế giới con người xem.
Đây là lúc mà một linh cảm của tôi trỗi dậy khi muốn kiểm chứng liệu có “Evil Demon before Evil Demon” như logic “Genesis before Genesis” để giải quyết một bế tắc bị cắt cụp đi phần lịch sử hình thành.
Cụ ông Descartes có thể hơi bất ngờ đó là Evil Demon của ông có thể là một phiên bản từ một ý niệm thời cổ là Demiurge của giới Gnosticism từ thế kỷ 1, vốn dùng để tạo nên một khái niệm uncanny cho các trải nghiệm thế giới Chúa Cha hay nhà thờ Công giáo Rome và thuyết phục con người chống Cha mà thờ Sophia. Đơn giản chỉ là các chiêu trò chính trị ở giới tôn giáo, cát cứ tụ họp lại để phá một tổ chức lớn, hoặc đơn giản cát cứ chống cát cứ ở Lưỡng Hà.
Thật sự nghe rất quái đản cho một ý tưởng về propaganda vì giờ bất cứ ai đọc đến đoạn này của bài tôi đều sẽ tưởng tượng mình trong viễn cảnh đó rồi tự phủ nhận nó nhảm. Nhưng lịch sử không nói dối và người hiện đại chưa chắc nhạy bén hơn người cổ đại.
Cát cứ Gnosticism gọi 1. thế giới của đối thủ là vật chất (material), 2. vật chất luôn luôn hạ cấp hơn thế giới phi vật chất (non-material) và 3. vật chất là một phái sinh của non-material để lôi kéo tín đồ. Tôi hi vọng những ai đọc 3 điều kiện này là đã thấy cái gì đó sai sai chứ không cần phải lí luận cụ thể. Nó quá uncanny. Và cái gì uncanny là nên ngồi suy nghĩ cho kĩ trước khi quyết định hành động.
Dạng phi vật chất không bị giới hạn bất cứ luật nào nên đây là cơ sở để tạo propaganda và các vị thần từ đẩu từ đâu phủ nhận fundamental của nhân loại. Thế giới digital, một cách không tránh khỏi, là môi trường thúc đẩy chính Gnosticism vì sự truyền bá tri thức với tốc độ còn nhanh hơn cả các cụ Lưỡng Hà đi thuyết giảng đức tin.
Đến đây tôi nhận ra một lỗ hổng trong chính triết học của Descartes là ông ấy không phải một người rành về Machiavelli. Descartes không phải là Richelieu. Evil Demon có thể là một thế giới giao thoa giữa khoa học và chính trị. Một bên tôn thờ sự thật, bên còn lại thao túng sự thật như một công cụ. Việc Descartes nhận ra Evil Demon có thể là một bằng chứng cho việc dù ông không rõ về chính trị hay nhận ra Evil Demon có một thế giới riêng, nhưng có lờ mờ nhận ra sự xâm nhập của một thế giới quan lạ vào khoa học và tả lại những đặc điểm của con quỷ này khá đúng.
Gốc của Evil Demon là một phương thức chính trị giữa các tôn giáo nhỏ để chống lại nhau trong thời kì chưa có đại tôn giáo. Vậy nên, tôi có thể nhận xét là khái niệm Demiurge hay Evil Demon khá nguy hiểm nếu như có ai đó hiểu chúng theo nghĩa “being critical for the sake of being critical”, cụ thể là ngay cả khi tìm được sự thật rồi, vẫn nghi ngờ nó là giả.
Evil Demon của Descartes, thay vì trở thành một công cụ cho self-fulfilling prophecy được gieo bởi một thế lực không hay ho cho lắm, nên là một công cụ bảo vệ linh cảm về sự thật của các cá thể con người vô tình tiếp xúc với sự thật trong lần đầu tiên của tiềm thức bằng một sự may mắn hoặc sặp đặt của thực thể toàn năng nào đó. Chính những con người này mang một trọng trách khá là Messiah là thức tỉnh những người xui xẻo dính vào hoang tưởng.
Đến đây có một câu hỏi là làm thế nào để biết mình có ý niệm về sự thật? Đó là một câu hỏi khó cho một thế giới số đông mù mịt và số ít nhìn ra, nhưng cuộc đời này không quá bi quan. Ít nhất tôi là một ví dụ cho chuyện mò mẫm trong bóng tối và tìm được ánh sáng cuối con đường với một hi vọng là ánh sáng tôi nhìn thấy không phải đèn toa tàu đang lao vào tôi trong ngõ tối.
In the beginning was the Word, and the Word was with God, and the Word was God.
John 1:1
“Word” là phiên dịch từ ‘The Logos”. Cho dù trong thời kì vô tri, Chúa có tồn tại hay không thì không quan trọng bằng việc Chúa đã trong nhận thức con người. Những con chữ về Evil Demon của cụ Descartes từ thế kỷ 17 đã tồn tại đủ lâu để hậu thế thế kỷ 20 và 21 ngồi ngẫm và làm phim dystopia.
Nhưng cụ ông Descartes khá là sáng tạo. Cụ quyết nổi loạn tới cùng trong một nghịch cảnh không biết đấng sáng tạo là Chúa hay Evil Demon. Cụ khẳng định mình là một thực thể có ý chí tự do. Việc phân biệt Chúa và Evil Demon chỉ là một vấn đề về thời gian sau khi cụ nhận ra mình có ý chí tự do. Có ý chí tự do tất sẽ tìm ra được sự thật.
IV. Parasites
Các Evil Demon khi mới xâm nhập vào thế giới quan của Chúa có thể được coi là các parasite. Thật sự nhớ “Parasite” của Bong Joon Ho, sự đa dạng về các không gian thông qua nơi sống của các dạng nhân vật trong phim và các trò đùa giả thật đảo điên cực kỳ mượt và clean-cut của ông ấy. Eccentric! Respect! Creative Spirit!
Một điều tôi để ý ở các phim của Bong là trần nhà của mọi nhà, cái khung hình không được cao và bề ngang thấy nhỏ hẹp. Các bạn thử xem “Vô Ảnh” rồi xem “Parasite” sẽ thấy sự chật hẹp đó. Thậm chí ngay cả cái phim tình cảm như “Phantom Thread” 2017 còn có một không gian lớn hơn gấp bội lần “Parasite”. Nhà của Chúa ít nhất phải là “Phantom Thread”.
Điều này có thể được giải thích như các kiểu thiết kế nhà Hàn Quốc, lẫn là một cơ sở để tạo ra cảm giác comedy thân mật như các phim Anh Quốc hay thành thị gia đình. Nhưng điều đáng nói ở đây là tôi thấy phim của Bong hay thích gói gọn xã hội phức tạp theo từng cái hộp nhỏ, như trong cái quảng cáo “Think you know Singapore”, “Snowpiercer” 2013, "The Platform” 2019” và “Mother” 2017.
Điều này có thể làm thỏa mãn sở thích nho nhỏ của tôi là đồ hộp, cảm giác mình là một vị Chúa độc đoán đầy quyền năng. Nhưng để cho điều này chiếm chủ đạo trong mọi phim thì quả là một thứ hiểm ác nho nhỏ tôi hửi được từ vị Bong Bong Bong này. Wes Anderson không những có phong cách như vậy mà còn cheap hơn nữa. Và đồng chí nào làm cái “The Platform” là đỉnh cao của tấu hài. Tinh quái nhưng không hề vĩ đại. Thân mật nhưng thật ra khá anti-social. Cần gì tìm Evil Demon nếu như đã biết Bong, Anderson và các vị đạo diễn hay để khung hình nhỏ tí tẹo cho một xã hội phức tạp.
Thật sự sau khi biết ý đồ này, tôi tìm được lí do tại sao tôi vẫn thưởng thức những phim trần nhà thấp ở Nhật như truyền hình “Oshin” 1983, Spirited Away” 2001, “Midnight Diner” 2014 “và “Our Little Sister” 2015. Đơn giản là cứ làm đúng với thực lực của mình và đúng với hoàn cảnh xã hội ngoài đời là ổn.
Tôi rất thích nhìn các Evil Demon đang trong nỗ lực lừa một bộ não ngâm trong lọ, trong khi không biết rằng nó bị phát giác ra sự tồn tại của bản thân. “The Matrix” là trải nghiệm đầu tiên. Rất giả. Mãi về sau này tôi mới nghiệm ra lí do tôi không thích bộ ba “The Matrix”. Đơn giản là fake, computer-like, false sense of security khá thô và nghe sặc mùi thương mại cho một bộ phim giả triết học.
“Blade Runner” 1982, “Brazil” 1985, “The Truman Show” 1998, “A Serious Man” 2009 có phản ánh một nỗi sợ có thật của một tâm hồn phương Tây khá nhạy cảm trước các giai đoạn lịch sử phản địa đàng và cả giai đoạn phương Tây trở nên quá giàu mạnh để bắt đầu nghĩ các câu hỏi tào lao như: “Liệu có hiểm nguy trong sự an toàn này?”. Dark comedy là đất sống cho các thể loại phim dystopia kết thúc buồn vì nó tả lại được cái cảm giác khoái chá của một con quỷ mới vừa thả gà ra vườn trước khi thịt nó. Mấy cái đó rất là gợi tình cho những ai muốn làm Chúa.
Công thức của hài hước thật ra luôn gắn liền với sự thật. Con người không thể nào cười đau cả bụng và tuyệt sâu sắc về một sự dối trá mình hoang tưởng hay sự bất khả thi để biến nó từ một tiềm năng của sự thật sang thành sự thật. Nhưng sự thật đó chỉ có một mình tác giả biết và người xem phải tự tìm ra nó từ những manh mối nhỏ bị che khuất bởi sự hài hước và còn phải nhọc công đi tìm các bằng chứng lịch sử, thuyết triết học và tôn giáo nằm ngoài phim.
Nếu pha hài hước vô mượt, có nghĩa là người đùa đó không những dựng câu chuyện của mình từ một sự thật đủ tốt mà còn có kĩ năng tạo nên false sense of security rất tốt. Xưa tôi xem “Joker” 2019 rất ngáp ngủ vì tôi quá quen với các trò dirty joke của vị Todd nhỏ xíu chỉ làm được hài nhảm, mà xem “Taxi Driver” 1976 và “Brazil” 1985 lại thấy hài vì toàn dark comedy về một tiềm năng của tội ác và dystopia.
Sức sáng tạo của con người sinh ra vài ví dụ để tôi có thể chống lại Evil Demon về mặt không gian. Khả năng think-out-of-the box của con người đã thể hiện thông qua câu chuyện Perseus nhìn qua gương để chém đầu Medusa, Hippomenes ném quả táo vàng để chạt vượt khỏi Atalanta, David ném đá vào đầu Goliath, câu đối Oedipus với vị nhân sư và đỉnh nhất là vua Hiranyakashipu và avatar của thần Vishnu là Narasimha.
Sau khi đọc thì đây là một vài ý tưởng của tôi.
Thứ nhất từ góc nhìn một bộ não trong lọ, phải lí luận từ một avatar của Evil Demon trong chính thế giới Evil Demon để tả lại Evil Demon gốc đang sống không gian nằm ngoài tầm mắt con người. Ví dụ, thời xa xưa con người đã biết trái đất hình cầu thông qua bóng cây, luận ra được sự tồn tại của mặt trời và mặt trăng mà không cần đi ra vũ trụ.
Thứ hai, chọc thủng màng bọc Evil Demon theo một cách thủ công nhất là lòi cái đầu ra khỏi vùng không gian đó.
Thứ ba, một giả thuyết toán học kinh dị hơn là mang khả năng nhìn không gian 4 chiều để chống lại không gian 3 chiều của Evil Demon. Cho phép một người nhìn ra được Evil Demon ngay cả khi sống trong không gian của nó. Và có thể con Evil Demon còn không nhìn ra được những người nhìn 4 chiều vì cơ bản là họ có thể trốn trong chiều thứ 4 nằm ngoài tầm nhìn của nó.
Logic 4 chiều này hơi ná ná chuyện con người từ không gian 3 chiều biết vẽ ra các sinh vật trên không gian 2 chiều trên tranh. Sinh vật nào càng biết nhiều chiều không gian, càng có khả năng làm Chúa. Chuyện con người và Evil Demon, ai là người nhìn ra 4 chiều là một câu hỏi lớn của nhân loại.
Chính giả thuyết 4 chiều này là một ví dụ cho chuyện con người dù không hiểu the unknown, nhưng có vài cá thể người đặc biệt biết được sự tồn tại của nó thông qua các khoảng khắc déjà vu trong ma trận, hoặc đơn giản là lí luận từ avatar của nó hoặc lí luận từ logic thuộc thế giới 3 chiều của mình.
Dù khái niệm bức tường thứ 4 trong sân khấu kịch nghệ và về sau này phát triển cho không gian 2 chiều trên phim ảnh và truyện là một thứ hoàn toàn khác với 4 chiều, nhưng cùng chia sẻ một giá trị là con người luôn có khao khát biết được the unknown đang quan sát mình.
V. Vedism, Buddhism & Gnosticism
Dù hơi điên nhưng tôi có biết có một người nghĩ ra các ý tưởng khùng điên như vậy ở thế kỷ 19. Cụ ông này là Edwin Abbott Abbott, một nhà toán học kiêm thần học đã thật sự viết ra một cuốn tiểu thuyết giả tưởng hay ho về chuyện một vị Chúa từ không gian 3 chiều gửi các Tin Mừng và Khải Huyền tới con người bình trường trong thế giới 2 chiều. Rồi nghĩ đủ thứ chuyện tào lao như chính người ở không gian 2 chiều gợi ý cho vị Chúa 3 chiều là liệu có không gian 4 và 5 chiều không.
Cơ bản, khi các vị cũng thuộc dạng học hành đàng hoàng bắt đầu mơ mộng về một thứ họ rất khó chứng minh, họ bắt đầu viết tiểu thuyết đầy rẫy các ngôn ngữ trừu tượng. Hơi giống mấy vị nào viết Kinh Thánh và viết các tập thơ Sumerian.
Summary of Flat Land
Dù bay xa đến mức nào, nhưng khi tôi đọc cụ ông Descartes bàn về sự phân chia giữa mental và body và một cụ ông tên Abbott bàn về không gian nhiều chiều, tôi thấy mình không cười nổi được. Vì đơn giản là các cụ ông này đang dùng các logic đã biết để suy diễn ra cái không biết và trước đó, các cụ ông này đã chứng minh cho xã hội thấy vài giả thuyết của mình là sự thật dưới tư cách là một nhà khoa học.
Trong khi đó, cũng cùng là suy diễn, Gnosticism, cụ thể Western Gnosticism mà giờ có một cái tên khác gọi là Freemason ở phương Tây thật sự tào lao. Tôi chỉ có thể dùng từ “uncanny” ra tả cảm giác của tôi với cái hội này. Một cái cảm giác uncanny khi tham khảo vài cuốn sách của Cao Đài và Nhân Điện.
Một phát hiện của tôi sau khi ngụp lặn trong đống sách khùng điên này là Gnosticism từ Lưỡng Hà dây dưa sang phương Tây hay lấy Phật giáo ra là nơi để phát triển học thuyết. Đạo giáo của Lão Tử cũng dựa vào Phật giáo để cộng sinh và một cách nào đó được Cao Đài dung nhập vào mà không cần hỏi thăm ý kiến của bất kì ai hay chính quyền nào của Phật giáo.
Gốc gác của Phật giáo là Vệ Đà giáo ở Ấn Độ vì lịch sử hình thành và tương đồng về học thuyết luân hồi của nó. Phật giáo tách ra khỏi Vệ Đà giáo là vì các lí do chính trị, lấy thuyết tính không và phủ nhận bản ngã để làm căn cước. Hơi giống logic Sumerian-Semitic và Greco-Roman. Hai tôn giáo này khá giống nhau nên có thể thấy hệ thống Hindu-Buddhist là một khái niệm cộng sinh được phát triển ở các quốc gia Campuchia, Thái Lan và Miến Điện vốn không có lịch sử đấu đá chính trị như Ấn Độ.
Cả hai hệ thống đều giống không có một bộ phận cảnh sát bảo vệ đức tin như Vatican hay Chính Thống giáo nên sẽ rất loạn về diễn giải tam sao thất bản và sự tự động cộng sinh của các tôn giáo và tín ngưỡng ngoài vào để tiện đà phát triển. Việc thiết lập các tiền đề cho các dạng tôn giáo này rất quan trọng để tạo một luật mang tính tự do điều chỉnh vừa giữ được gốc.
Nếu không có tiền đề, các nhánh phải chủ động hợp tác với nhau để xác định một gốc nào đó trong một mốc thời gian. Vệ Đà giáo là một trường hợp rất đặc biệt khi được nuôi dưỡng trong một không gian địa lí khá an toàn được đóng bởi biển, dãy Himalayas và Hindu Kush. Nó khuyến khích chuyện hợp tác và trao đổi với nhau giữa các nhánh khác biệt về tư tưởng. Một nhà nước bottom-up lên từ một đặc ân của thiên nhiên.
Sau khi suy xét kĩ, tôi thấy Phật giáo không phải nối tiếp hay phiên bản phát triển vượt khỏi Vệ Đà giáo. Bên cạnh khuyết điểm về không gian tụ đã khiến mạnh ai nấy làm ở các nhánh tự phát, tôi nghĩ vấn đề chính khiến cho cộng đồng Phật giáo thua Vệ Đà giáo là học thuyết tính không - Shunyata của nó. Mỗi nhánh phiên ra mỗi kiểu định nghĩa tính không. Nhưng sau mớ hỗn độn này, tôi phải nói là làm sao mà sáng tạo được khi ngay từ ban đầu đã cho rằng sự thật cao cả nhất của mọi thứ và sự tự do thật sự lại là trống không và không có substance.
Không biết ai đã nghĩ ra khái niệm tính không này và phát triển nó trên diện rộng ở nhiều nhánh. Trong khi đó, Siddhartha Gautama đã nói rõ Ông không muốn đi hai mức cực đoan từ cái gốc đầu tiên là Sassatavada-thuyết định mệnh (eternalism) của Hindu, vốn gắn chặt con người vào số phận và cơ sở cho hệ thống caste, và một phản lực sinh ra từ nó là Ucchedavada-tự diệt (nihilism) của Phật giáo. Hay là tệ hại hơn là các hậu duệ của Phật cũng không khác gì với các vị Brahmin về việc 1. làm mọi thứ extreme và 2. tam sao thất bản đến độ nghĩ middle way theo kiểu logic đánh đồng sự công tâm với việc mỗi bên nói một chút cho khỏi mất lòng ai.
The Buddhist Critique of Sassatavada and Ucchedavada:The Key to a proper Understanding of the Origin and the Doctrines of early Buddhism - Karunadasa
Tirado trong bài viết dưới có bàn một công dụng của tính không trong việc giải thoát con người khỏi những ảo tưởng hay ảo giác trong tâm lý học. Tôi vẫn giữ quan điểm tính không nên là công cụ ngắn hạn nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu như nó được biến thành một học thuyết xã hội. Nó sẽ làm thui chọt tinh thần chiến đấu con người và xã hội.
The Buddhist Notion of Emptiness and its Potential Contribution to Psychology and Psy chology and Psychother chotherapy - José M. Tirado
Sẽ có hai lập luận cho rằng 1. tính không là sự thật cao cả nhất và 2. tính không là không liên quan gì tới tự diệt. Tôi chỉ muốn nói là ngay cả thánh nhân cũng không có quyền thay đổi ý nghĩa gốc của từ cơ bản nhất là “không” thành “có”, vì đó là sáng tạo của một tập thể thời kì còn đang bập bẹ ngôn ngữ. “Không” là không và “có” là có. Và nếu như các vị đây có biết về xác suất rủi ro, quản trị xã hội và sơ đồ hành xử của con người, các vị nên hiểu sự suy diễn trực tiếp từ hoặc chuyện tiến về tính không là tự diệt và cả cái gọi là đánh mất cái tôi, bản ngã hay danh tính.
Bản thân tôi không muốn thêm bất cứ một trò chơi ngôn từ nữa, nhất là vị nào muốn dùng từ đồng nghĩa ra để bẻ ngoặt suy diễn chỉ vì nó khác form và vần với một từ mang nghĩa hoàn toàn khác. Hậu Hiện Đại khiến cho văn minh phương Tây quặt quẹo chỉ vì những tiểu xảo như vậy, vì tấn công vào fundamental của nhân loại là ngôn ngữ và ngôn ngữ là cách con người suy nghĩ.
The Buddhist Problem of Emptiness - Ian Varley
Nihilism and Emptiness: The Collapse of Representations and the Question of Nothingness - Giancarlo Vianello
Dù hệ thống caste rất ghê, dân Vệ Đà (cũng như các tôn giáo cổ nhất nhân loại) tin cùng một logic tất cả mọi thứ đều thuộc về Brahman-màng bọc lớn nhất mọi thứ và Isvara, đấng sáng tạo của Brahman và mọi vật. Phả hệ Vệ Đà giáo rất phức tạp, nhưng 4/6 nhánh triết học chính thống của nó công nhận một đấng tối cao sáng tạo vạn vật. Đấng tối cao của nó khá đa dạng nhưng phần lớn sẽ theo ba ngôi Trimurti là Brahma, Shiva và Vishnu.
Nuốt thần là một đặc trưng ở tôn giáo Vệ Đà. Thờ một đấng tối cao nhưng đi kèm theo thuyết đa nhân dạng avatar. Đúng nghĩa đen là dân Vệ Đà có thể tự phong Jesus và The Holy Trinity là avatar của Vishnu hay bộ Trimurti của Vệ Đà, rồi thu nhận cả ba nhánh Abrahamic dưới ô dù Hindu mà không cần phải hỏi ý kiến Vatican.
Dù nó có vấn đề cát cứ, tam sao thất bản từ cơ chế phân nhiều nhánh và nuốt thần; tôi thừa nhận nó sinh ra một kho tàng giàu có về tôn giáo, các câu chuyện thần thánh và đủ thứ thầy bà mà tôi thấy có cơ sở khoa học nào đó theo cảm nhận. Càng phải công nhận sự sáng tạo của họ khi khu vực Ấn Độ sinh ra nhiều các nhà tôn giáo và khoa học đóng góp cho khoa học thế giới rất nhiều và bây giờ chiếm thế thượng phong về thị trường lao động công nghệ thông tin thế giới.
Ở thế giới Ấn Độ; mọi thứ vật lý, hóa học, nhân sinh và logic đàng hoàng của phương Tây bị bẻ cong theo không tưởng tượng được để phục vụ cho mục đích sáng tạo.
Nhưng hãy quay lại với vấn đề Freemason-Western Gnosticism-New Age, đầu mối để tôi truy ra cái mớ dây mơ rễ má trên. Nếu như Vệ Đà giáo trên Phật giáo thì Phật giáo trên Freemason. Càng thấp về cấp bậc, càng xu hướng vô thần và cường độ nhân tạo.
Ảnh tượng của các nhóm Gnosticism cận cho tới hiện đại rất uncanny. Freemason chỉ là một tập hợp nhỏ trong tập hợp lớn các phong trào tự phong thánh thần này. Logic tôi nhìn ra từ đống này là mọi thứ trong tranh rất rời rạc. Nó giống như chuyện tôi nhìn mấy ảnh photoshop một người không có mặt trong buổi chụp ảnh không mượt, không đổ bóng hay chỉnh lại kích thước cơ thể cho khớp với người đã có mặt trong buổi chụp. Tôi nghĩ các cha Công giáo xưa đã biết dè chừng Gnosticism cổ đại bằng linh tính về những thứ phi tự nhiên, phi con người và phi logic sự thật. Dù khác bề ngoài nhưng cổ đại hay hiện đại đều y như vậy. Surreal to unreal.
Giờ tôi rất dè chừng các sản phẩm uncanny như thịt nhân tạo của phương Tây. Tôi kiểu really? Không hiểu nổi tại sao đồ real không chơi, mà đồ synthetic lại thích chơi. Cho dù nó được làm ra với lí do hạn chế giết mổ động vật nhưng mà bán giá đắt hơn thịt thật là tôi phải anti rồi. Nhưng thịt nhân tạo đã là gì với thịt giả chay ở Việt Nam. Mục đích ăn chay là gì nếu như cái form của nó y chang thịt? Phàm nhân có mắt như mù và chưa vượt qua được form để hiểu substance nên chuyện làm giả này vẫn dung dưỡng tính man rợ của họ theo chính logic ăn chay họ đặt ra. Unconscious Đông Lào’s version of Spirit Cooking? Tôi là chơi bản gốc nha mấy bạn, không có chơi đồ fake 1, fake 2, fake 3.
Thật sự là nhân tạo cũng có nhiều trường phái bệnh, nhưng đơn giản đều tụ lại ở một vấn đề là fake và lí luận vòng, nếu như ai đó hiểu chúng đủ để dùng chính logic của chúng và bắt nó lí luận chọc thủng màng bọc. Mà bắt lí luận sự thật được đã là kì tích, dồn họ vào lí sự mới đúng với xác suất xã hội.
Tôi từng có cảm giác sợ Freemason, nhưng sự tiếp xúc với những thứ đáng sợ hơn nhiều ở Ấn Độ dần khiến tôi thấy nó như comedy. Thiên nhiên và Vệ Đà giáo dù có nhiều loại ác thần nhưng vẫn thấy thật, vì biết chúng có dựa trên các không gian thật ngoài đời hoặc là một avatar gần gũi với thần cổ đại mà con người dựng ảnh tượng và thờ trong sự vô thức ít nhất là ở thời Sumerian.
Tôi thấy thiên nhiên là một thế lực đối trọng cho những ca chế đồ quá độ của chính văn minh con người và kể cả cách con người nghĩ về tự nhiên. Văn minh con người mà để tự nhiên quá nên không còn biết tự nhiên là gì. Có thể “tự nhiên” ban đầu chỉ là một cái tên, rồi từ từ ra thành khái niệm ý nghĩa khi được lí luận và vì sự ngu ngốc của con người mà phản văn minh quay trở lại hình dạng ngôn ngữ chưa có substance.
A dream in a dream. I'm the dude playing a dude disguised as another dude. Vampires pretend to be humans pretending to be vampires. Tôi đặt thêm một từ là “natural” nature. Tụi Tây hay có bệnh thêm “ism” vào mọi từ ngữ nhiều quá rồi quên bản chất là gì. Logic cơ bản cho mớ khùng điên này là đồ người chế có thể giả, nhưng thiên nhiên luôn luôn là sự thật, kể cả những thứ dị hợm được sinh ra từ mẹ.
Freemason chỉ là rất nhân tạo. Nó gần như là một thứ chính trị người-người nấp bóng tôn giáo thờ thần tri thức và sẽ không có vị thần nào tồn tại trong chính Freemason. Nếu có, thần này chỉ là vô tình phát hiện ra một ổ những đối tượng bất ổn về tinh thần chỉ vì tin những thứ fake để tiện nhập vô.
Ví von một cách hài hước, tôi có thể nói là hội tri thức này là một cái nhà chứa cho bất kì linh hồn nào nhập vô. Giống cái nhà chứa trong “Spirited Away”, nhưng mỗi tội không có disclose bản chất đó cho nhân viên của mình và cũng không có public cho dân chúng để thấy chuyên nghiệp và excellency đến một mức tạo ra một giá trị cho riêng mình trong xã hội.
VI. Afterlife
Sự nhận thức về afterlife là một động lực khuyến khích con người sống tốt và chuẩn bị kĩ càng ở life để có đủ hành trang chống chọi trong afterlife. Nó theo một logic là sống phải nghĩ tới ngày mai, nghĩ tới tương lai sau cái chết của bản thân. Tôi nghĩ các diễn giải và suy diễn của nó là một động lực cho một nền văn minh phát triển và cơ sở cho đại tự sự từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Rất khó để kiểm chứng sự tồn tại của afterlife, nhưng tôi phải nói là đi nhảy sông hay nhảy lầu để về với thế giới bên kia để kiểm chứng afterlife là một sự ngu ngốc của mọi nhà khoa học. Cho dù có qua được thì không có cách chứng minh với người sống. Một sự thật chỉ một mình mình biết thì thật ích kỉ với mạng sống mình lẫn nhân loại.
Có các stimulation cho afterlife để thử xem mình sẽ phản ứng như thế nào ở thế giới đó như trong “Interview With The Vampire” hoặc là game “The Cat Lady”. Chán đời quá nên tự tử rồi vô tình tìm lại được niềm tin sống khi vào một không gian lạ hoặc thế giới quan lạ mà bản thân chưa từng trải qua nhưng có một ý niệm về nó từ chuyện chứng kiến cái chết của người khác.
Nhưng đó là stimulation của những người chán nản với sự sống. Còn những người muốn sống tiếp thì lại khác. Tôi nghĩ afterlife ra đời từ những người sợ về cái chết. Họ không chấp nhận chuyện chết là hết. Họ nổi loạn với mẹ thiên nhiên bằng cách để cho ý chí tự do tạo nên một thế giới sau án tử bà mới thi hành.
Cái chết là một nỗi nợ rất lớn với tôi vì tôi rất sợ bóng tối. Tôi từng nhìn vô một cái hang gió ở núi Bà Đen và từng đi vào các vùng không gian tối trong khu vui chơi kinh dị. Rất sợ một thứ gì đó nuốt chửng mình visually. Tương tự với chuyện tôi sợ sông hồ và biển và một ai đó bịt mắt tôi lại. Tôi thà đối diện với một sự thật khiến người khác mù mắt còn hơn là tự bịt mắt mình mà không biết lí do vì sao.
Cái chết có lẽ không quá tệ nếu tôi có thể rọi cái đèn pin vào đó và biết mình không hoàn toàn chết, có thể tiếp tục làm việc và bay nhảy từ không gian trần thế sang không gian khác gọi là afterlife. Các đức tin về afterlife thời đại tôn giáo còn đi kèm với một số trách nhiệm xã hội. Biến cái chết thành công cụ phục vụ sự sống của xã hội là một thành công lớn của các đại tôn giáo.
Tôi chưa bao giờ tuyệt vọng tới mức muốn đi đời vì sức sống của bản thân quá mạnh. Nhưng với những người tuyệt vọng, có thể họ đơn giản chỉ muốn ngừng nỗi đau. Họ có thể gặp bác sĩ và họ muốn tránh khổ ở một thế giới khác. Tôi thấy người bất mãn ở công việc hay gia đình hay có xu hướng đi chùa hoặc nhà thờ. Tôn giáo kiếm tiền là từ cái này vì đó là lúc nó hiện lên là một nơi bán giải pháp, dù giải pháp giả hay thật là tùy tâm giáo chủ. Người trung niên quá sâu sắc về nhân gian cũng hay có xu hướng tâm linh vì chỉ khi biết sâu sắc về con người thì mới thấy đời toàn màu đen.
Tôn giáo đóng vai trò là một thế giới song song để con người thay vì nghĩ tới tự tử để vào afterlife, họ vào trong đó để ổn định tâm lí rồi quay trở về thế giới của mình chiến đấu tiếp.
Tránh khổ trước, còn chuyện tìm giải pháp là một thứ tính sau vì sự rất khó khăn của nó. Không phải tôn giáo nào cũng thành công vượt qua ải sinh tồn là tránh khổ, để đến với sự vĩ đại.
VII. Immortality
Trường sinh bất tử có lẽ là một niềm ám ảnh của mọi nền văn hóa. Đủ thứ trò mèo con người nghĩ ra để đạt tới trạng thái sinh ra mà chả diệt, một kiểu động cơ vĩnh cửu. Một số người thích luyện đan. Một số tìm cách truyền linh hồn mình vào một cơ thể trẻ khỏe. Một số thích tiến hóa thành the undead, đã chết rồi nhưng không hẳn là chết như vampire. Một số muốn gạch sổ tử của mình ở địa ngục. Một số thích bắt giữ thần chết trong nhà để ông ấy khỏi lấy linh hồn mình. Và một số đơn giản là bất diệt lẫn bất lão, mỗi lần chết là tái sinh được.
Vệ Đà giáo và Phật giáo đều tin vào vòng đời sinh, lớn và tử và ai thoát khỏi vòng lặp đó là thánh thần. Ba đại tôn giáo Abrahamic cho là chết là về với Chúa và cùng Ngài sống trong God’s Kingdom mãi mãi. Giới huyền học và giả kim Hy Lạp và Gnosticism Lưỡng Hà còn nghĩ ra một ý tưởng tuyệt vời mà không cần sự dịch chuyển về không gian gọi là “fuck yourselves” bằng Ouroboros. Sự sinh sôi giữa đực và cái xảy ra đồng thời với sự hủy hoại với một sinh vật sở hữu cả hai giới.
Rất nhiều dạng nhưng cơ bản bất tử ở con người thường hay hiểu ở nghĩa đơn giản là sống mãi mãi trong ở trần gian hay một không gian nào đó khác. Con người rất sợ khi đi qua afterlife, vì đơn giản họ không biết hoàn toàn về nó khi còn sống và nếu có qua bên đó thì cũng khó tả lại cho người còn sống. Coi như sự thật về không gian afterlife cũng là một câu hỏi lớn cho khoa học, một thứ gọi là the unknown.
Sau khi tham khảo nhiều dạng ý tưởng, tôi nghĩ có một thứ còn splendid hơn những ý tưởng trên gọi là Lucy.
Dù Lucy hay bị chê pseudo-science như 100% của bộ não, nhưng tôi rất là thưởng thức khi xem Lucy. Ít nhất là thái độ nói như đúng rồi và không quan tâm lắm tới phản ứng của người xem. Có một đoạn kịch bản của chị Lucy nói mà tôi hơi sợ sợ là:
“Time is the only true unit of measure.
It gives proof to the existence of matter.
Without time, we don't exist”.
Thế nào là thời gian? Tôi không biết nhưng riêng chuyện con người bắt đầu đếm 1,2,3 là một cách để ý thức về sự tồn tại của nó. Phim “Lucy” hơi khớp về cách mà tôi nghĩ về thời gian là: Past, Present and Future của Michael Jackson. Từ ba từ khóa này, tôi truy về một câu trong Kinh Thánh:
I am the Alpha and the Omega, the First and the Last, the Beginning and the End
Revelation 22:13
Ngoài thời gian ra thì còn cái gì khớp với lời của Chúa đây? “Time is unity” and God is omnipresent.
Cảnh Lucy quay ngược thời gian thật ra là cảnh cô nhớ lại kí ức của từ các “cell” trong cơ thể mình. Ai có khả năng lôi kí ức này ra là đồng nghĩa nắm hết quá khứ. Quá khứ là cơ sở của thực tại và tương lai. Có nó, Lucy tùy ý biến đổi kết cục của tương lai. Lucy không những quay lại thời điểm được cho là hiện thân của con người đầu tiên là vượn mà còn quay lại khoảng khắc trái đất hình thành trong thiên hà của vũ trụ. Ngay từ khoảng khắc nhìn ra được The Beginning, Lucy đã thành Chúa.
Lucy là một giấc mơ của nhân loại vì rõ chưa ai có thể lấy thông tin lịch sử hình thành nhân loại từ các tế bào trong người mình được, hình dung ra không gian 4 chiều là như thế nào ở ngoài đời bên cạnh các avatar của nó là Clifford Torus, Klein Bottle và Tesseract trên nền 2 chiều màn hình máy tính, và quan trọng biết vô cực dương và âm là như thế nào, liệu chúng có điểm giao thoa với nhau như sao.
Dù thế giới phương Tây có ý niệm về The Beginning và The End kể từ Khải Huyền, nhưng một cú nổ mind blown đến cho loài người là tại sao chúng ta lại có một ý niệm về vô cực âm (negative infinity), số không (zero) và vô cực dương (positive infinity)?
Dionysius Exiguus tạo nên bộ lịch “Anno Domini” (A.D) có nghĩa là “in the year of the Lord” năm 525 vì các lí do đức tin và chính trị trong thế giới quan của Kitô giáo. Trước nó, đã có bao bộ lịch được khai sinh bởi các nền văn minh cổ từ khi dân Sumerian kiến tạo văn minh ở Lưỡng Hà. Một cụ ông ở thế kỷ 6 dù có già hơn người ở thế kỷ 21 thì vẫn là một hạt cát so với văn minh Sumerian ra đời từ thiên niên kỷ 3 TCN. Nhưng cụ ông này quyết định chơi trò lật lại lịch sử, viết lại lịch sử để chống lại chính các vị Chúa trước cả khi Chúa Cha sáng tạo thế giới được viết ra thành chữ trong Kinh Torah, và thậm chí chả chừa nốt các vị tiền nhân làm nên Kitô giáo thời kì Sơ Khởi của Kitô giáo (Early Christianity).
Dù Dionysius không để lại lời giải thích tại sao mình lại lên các ý tưởng về lịch A.D, nhưng lịch sử các bộ lịch trước đó có thể nói lên một số động lực để ông tạo ra một bộ lịch gần như khác hẳn về tiền giả định của chúng. Các phân tích của tôi lấy từ Sepp Rothwangl dưới đây có một giả định rằng Dionysius không thích các tiền giả định của các bộ lịch cũ.
The Scythian Dionysius Exiguus and His Invention of Anno Domini - Sepp Rothwangl
Thứ nhất, ngày Chúa phục sinh (Easter Day) đang bị tranh cãi về tính chính xác bởi sự đa dạng của các bộ lịch lẫn các diễn giải tam sao thất bản của các ghi chép Phúc Âm.
Thứ hai, lịch của thời kì Sơ Khởi Kitô giáo có dựa vào cách đếm năm của Đế Chế La Mã. Trong “Bá Vương Biệt Cơ”, Trình Điệp Y trả lời năm 1934 và ngay lập tức bị vị thái giám chỉnh lại là năm thứ 24 của triều đại Càn Long. Tương tự với logic của Dionysius, ông có thể không thích một bộ lịch Kitô giáo có dính dáng tới vết tích lịch sử các bạo quân La Mã đã đưa dân Kitô lên giàn hỏa thiêu trước khi Kitô trở thành tôn giáo chính thức ở đây.
Thứ ba, bộ lịch Anno Mundi (A.M) do chính dân Kitô tạo ra dù có dựa vào một logic Chúa tạo vạn vật trong 6 ngày trong "Genesis" của Kinh Thánh, nhưng logic này có một lỗ hổng là 6 ngày đó có thể được diễn giải là thời gian tồn tại của thế giới con người. Sau 6 ngày đó hay sau năm 6000, nó sẽ bị hủy diệt. Dù các cha đẻ của Anno Mundi có thể không quan tâm tới vấn đề này khi tạo nó ra, nhưng chính cái lỗ hổng này tạo nên một nỗi sợ vô hình về một ngày tận thế ở dân Kitô và La Mã. Bất kể thảm họa nào xảy ra ví dụ như khi bộ tộc man di kiểu Rợ Đức tràn vô La Mã, niềm tin vào tận thế lại càng được củng cố ở dân chúng và vua chúa và dẫn tới các diễn giải khùng điên kiểu “self-fulfilling prophecy” rằng năm 6000 thật ra đã tới và bộ lịch hiện tại đang dùng là sai về mốc thời gian. Đủ thứ khùng điên đến nỗi các cha Công giáo phải bắt đầu loay hoay tìm đường giải thích và chọc khỏi vỏ bọc logic của Anno Mundi. Một số cha đúng nghĩa là viết tiểu thuyết khi có ý định đưa năm 6000 vào tương lai xa hơn để giải quyết sự hoảng sợ này.
Với tư cách là một hậu duệ, Dionysius quyết định sẽ tạo ra một bộ lịch mà Jesus, vị Chúa hiện thân ở thế giới loài người bằng da bằng thịt và rửa tội cho nhân loại, là khởi nguồn của mọi thứ và sẽ không có một sự lặp lại của viễn cảnh tận thế trong thế giới Byzantine ông đang sống. Sẽ có những năm thứ 1 của Chúa, năm thứ 2 của Chúa, năm thứ 3 của Chúa và cứ tiếp tục như vậy. Nhưng cụ ông Dionysius của Đông La Mã hơi bị kì cục khi bỏ quên hết các sự kiện trước khi Jesus sinh ra nên phải đợi cỡ 2 thế kỉ nữa để một cụ ông khác tên là Venerable Bede ở Anh Quốc hay hậu duệ Tây La Mã công nhận Anno Domini, bổ sung dòng thời gian lịch sử trước ngày sinh của Jesus và đặt ra cái tên “Before Christ” trong cuốn sách “Ecclesiastical History of the English People” viết năm 731.
Nhưng Đông Tây La Mã vẫn còn thiếu hai thứ, số 0 và ý nghĩa toán học của số âm. Phương Tây vĩ đại thật và đó một vài ý niệm và giả thuyết từ việc truy cập tài liệu cũ của các nền văn minh Lưỡng Hà, nhưng vẫn một mực tin rằng hai thứ này không tồn tại tận mãi tới năm 1200 bởi nhà toán học Ý Fibonacci và thế kỷ 19 bởi một cộng đồng toán học khi phương Tây đang khám phá các thế giới mới bên kia đại lục. Trong khi, số âm đã được thừa nhận trong “Nine Chapters on the Mathematical Art” bởi cụ ông Lưu Huy ở Trung Hoa vào năm 200 TCN, và số 0 (sunya) và các định luật kết hợp số 0 với số âm dương đã được cụ ông Brahmagupta ở Ấn Độ phát hiện vào năm 628.
The Origin of B.C and A.D
The Origin of Zero
History of Negative Number
Giờ thì một dãy tập hợp các số toán học đã được hình thành. Bộ lịch Anno Domini đã thành công trong việc chiếm trọn mọi ngóc ngách của thế giới. Nó chứng minh rằng Kitô giáo của phương Tây đã thu phục thành công các nền văn hóa khác dưới sự ảnh hưởng của vị Chúa tên là Jesus Christ. Khoảng thời gian từ khi Jesus ra đời và hi sinh trên thập giá là không thuộc về B.C và A.D vì Chúa không có một thực thể đối trọng. Từ Chúa, âm dương được sinh ra và nhân loại được cứu rỗi.
Nó cũng chứng tỏ cho tất cả thấy rằng một nền văn hóa có thể sinh sau đẻ muộn nhưng nếu chịu học hỏi từ bất kể ai kể cả kẻ thù, có ý niệm về một thế giới trong thế giới quan của Chúa toàn hiện vĩ đại và dám liều mình để đàn áp tất cả thì xứng đáng là Chúa của thế giới thật.
Sumerian, Semitic, Ai Cập, Minoa, Babylon, Assyrian dù có vĩ đại ra sao thì cũng nằm ở dưới mồ mả. Các nền văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa dù có tồn tại được nhưng vẫn thua một cuộc đua viết lịch sử thế giới về khai phá, Thế Chiến, khảo cổ, vũ trụ, Internet và bộ lịch thế giới.
Tin vui cho phương Tây là giờ có nhận ra họ đang bắn vào chân mình không. Tin vui cho các khu vực còn lại là đây là thời cơ để họ viết lịch sử của mình bằng chính công thức phương Tây đã đưa bản thân nó lên đỉnh cao thế giới.
Nhưng còn có một câu hỏi nữa cho nhân loại sau khi thấy mình không tìm ra được The Beginning của trục âm và The End của các trục dương là liệu The Beginning và The End có tồn tại không? Hiện tại là chưa tìm ra nên mới tạo ra vô cực âm và dương. Rồi một sự thật kinh hoàng hơn nữa khi thế giới số thập phân được phát hiện và lấy 10/3 là vô cực của 3.33. Cảm giác một thứ sẽ luôn luôn được chia nhỏ không ngừng mà không bao giờ biến mất.
Vì chưa tìm ra nên chúng là the unknown. Dù rõ là vô cực nhưng cũng như cách con người sợ afterlife, con người không tin mọi thứ là mãi mãi và vĩnh cửu nên bắt đầu sợ về một ngày tận thế.
Có một logic của văn hóa Greco-Roman gọi là The Great Year. Nó là thời điểm 7 hành tinh xếp thẳng hàng đánh dấu thế giới con người bị hủy diệt và tái sinh lại ở tình trang khi văn minh chưa hình thành. Nó giống thuyết luân hồi sinh -> chết -> tái sinh. Dù khác về logic linear và circular nhưng cùng Anno Mundi tụ chung một điểm về tận thế. Xét trong ngữ cảnh Lưỡng Hà, nó chính là Đại Hồng Thủy tái thiết lại thế giới.
Đại Hồng Thủy là một khái niệm khá rủi ro về diễn giải vì tiền giả định của nó về một xã hội đã hết cứu vãn. Nó có thể khiến hi vọng chết nên tôi nghĩ sự ra đời của Kinh Tân Ước là một mảnh ghép để cho Đại Hồng Thủy trở thành một câu chuyện để răn đe của một tôn giáo thiện. The Great Year có ảnh hưởng đến cách Khải Huyền được viết vì nó có các chi tiết gửi thông tin cho 7 nhà thờ, hiện ra 7 ngôi sao, 7 cây đèn vàng. Chứ nếu nó nằm trong tay một tôn giác ác, thì sẽ như Jehovah Witness thao túng tín đồ bằng sự sợ hãi để mình hiện lên là một đấng cứu thế.
VIII. The Song of Ice and Fire
Sau khi hít bột, bóng, cần, chơi đá và uống nước quá nhiều, Chúa nghĩ ra một số câu hỏi toán học khá dị:
(-∞ )+(+ ∞) = ?
Vô cực được hiểu không phải là số (number), mà là một khái niệm (concept) nên bất cứ một cuộc cộng trừ nhân chia với vô vực đều dẫn đến các kết quả khá quái đản. Giống như chuyện sẽ có người chứng minh được 1=2 bằng sự suy diễn rất logic từ công thức 1+1=2, nếu như cho phép 0 là mẫu của bất kì phân số nào. Có thấy giống ai đó nói tính không là sự thật không? Chúng ta phải chấp nhận là ngay cả pure logic đơn giản nhất “1+1 =2” sẽ có những điều kiện ngầm mà vì sự thuận tiện thời gian, ngứa miệng, lười nói rồi ngầm giả định “ai ai cũng biết” rồi vô tình tiến tới tình trạng “không phải ai cũng biết” trong vô thức; trừ khi ngồi bẻ cong nó như phim Ấn Độ để nhìn ra sự sai sai.
Công thức vô cực âm + vô cực dương cũng sẽ cho ra vài kết quả dị dị vì vô cực là một khái niệm unknown. Có nghĩa ai muốn diễn giải nó sao thì diễn, viết nó theo kiểu gì cũng được và dẫn tới các kết quả mà họ muốn. Có người nói kết quả của công thức đó là 0 thì tôi không phản đối vì thấy nó là dark comedy. Từ trí tưởng tượng phong phú của mình, bản thân tôi thấy vô cực như cái hố đen đủ thứ quái dị sinh ra. Kết quả 0 đã là gì với đủ thứ kết quả được sinh ra là 1,2,3 và cả π từ trình logic con người và các tiền giả định họ kết hợp với vô cực.
Chỉ là con người nên biết khi chơi với hố đen là phải nghiêm túc nhận thức về một sự thật là mình đang với hố đen và phải rất cẩn trọng trong việc kết nối logic hố đen với logic của các fundamental hình thành nên văn minh con người. Hiện tại, con người đang rất nhỏ bé với hố đen. Người mà giỡn giỡn là xứng đáng bị hố đen hút vô và rơi vào lí luận vòng. Tôi cảm giác các nhà toán học loay hoay với vô cực nên làm các luật sư devil's advocate của nhân loại. Cãi thân chủ từ có tội sang vô tội, từ tội nặng sang tội nhẹ.
Toán học, một môn triết cơ bản cho khoa tự nhiên dù tách biệt khỏi khoa học tự nhiên, có một Evil Demon cho chính nó. Và gần như mọi ngành nghề đều có Evil Demon.
Nhưng tin vui hơn nữa là ngôn ngữ của thần học và triết học có khi tệ hại hơn cả ngôn ngữ toán học, vì đâu có bao giờ viết dưới dạng số và kí hiệu abstract và concise. Cộng thêm các yếu tố rất tào lao ở con người như sợ toán học, sợ số nhiều, tam sao thất bản và cái không dung thứ nhất là dốt sử. Dù dân toán học có tạo phái sinh từ công thức gốc như thế nào, mà chỉ cần họ thấy kết quả là 1=2 là phủ nhận liền ngay lập tức.
Còn đám thần học, triết học và xã hội học như thế nào đây? Dốt cộng trừ nhân chia để lí luận phái sinh và dốt cả lịch sử fundamental của nhân loại để biết mình sai từ gốc. Chắc giờ còn chưa biết mình sai nữa.
Các bạn có để ý là tam sao thất bản chỉ áp dụng trong môi trường của khoa học xã hội và chính trị, trong khi không hề áp dụng cho khoa học tự nhiên không? Tôi nghĩ nhà thần học hay triết học nào mà suy nghĩ chữ viết và từ ngữ như các con số và công thức toán học “1+1=2” thì có lẽ họ sẽ đỡ chế đồ quá độ.
Vào ngày 5 tháng 7 năm 2022, Maryna Viazovska, nhà toán học người Ukrainian đã đoạt giải Fields vì đã thành công tạo nên một công thức đếm được số quả cầu có thể lấp đầy được một không gian 8 chiều và 24 chiều. Bài phân tích cho không gian 8 chiều vào tháng 3 năm 2016 của cô là sự bắt đầu cho thành công đó. Trước khi 8 và 24 chiều tham gia cuộc chơi, các tiền nhân đã suy nghĩ về giả thuyết Kepler đếm trong không gian 3 chiều mà Thomas Callister Hales, nhà toán học người Mỹ đã thành công chứng minh năm 2014.
Tôi không phải là một người rành toán và từng ghét học toán. Nhưng tôi nghĩ kể từ ngày tôi bắt đầu tìm hiểu về triết học phương Tây và Kitô giáo, tôi thấy mình có xu hướng viết chữ theo format công thức toán học, khiến tôi suy nghĩ gãy gọn hơn và bây giờ phân tích vấn đề xã hội như toán. Đề bài kêu giải 2/4 thì phải cho đáp án là 1/2, đừng ghi 666/1332. Tốt nhất vẫn cho tất cả sắc dân vào Purgatory để cho mọi thứ pure again.
Tôi rất sợ ai đó viết gạch đầu dòng hoặc là một đoạn văn dài không xuống dòng hay ngắt nghỉ đúng chỗ. Kiểu viết đó coi như chỉ viết các con số và tuyệt không làm bất cứ cộng trừ nhân chia, đạo hàm và dấu bằng. Không làm những bước đó thì đừng trông mong gì chuyện người đó sẽ đơn giản hóa hay tóm tắt lại cả đống thứ mình vừa mới trải ra.
Các nhà triết học và thần học ít khi có giải thưởng hàn lâm danh giá, nhưng xã hội này cho họ cơ hội làm activist, lãnh tụ và giáo chủ trong lịch sử nhân loại. Vãi cả activist luôn, so destructive for society. Ai ai cũng muốn làm activist, KOL, lãnh tụ rồi thánh nhân tạc tượng chính mình để cho người khác quỳ lạy. Tôi chỉ đếm đầu ngón tay những thánh nhân tự tạc tượng mình mà vượt lên thành Chúa trong lịch sử nghìn năm, còn nhiêu là ngả vào đường tà vì sự impurity và non-omnibenevolence mãi mãi không vượt qua cám dỗ làm Chúa.
Nhưng dù sao tôi không thích các nhà khoa học tự nhiên tôn thờ logic đến cực đoan và trở thành một tín đồ science cult tách biệt khỏi biến động xã hội. Hoặc có khi họ gia nhập hội activist chuyên đi bày công thức phức tạp lòe thiên hạ. Có những cái không thể hiểu theo cách chẻ chữ thô bạo.
Fundamental của dân toán có trong sách giáo khoa bài bản và còn có máy tính xử lý ngôn ngữ của họ rất chuẩn. Trong khi, fundamental của xã hội học là từ núi sách sử không ai rảnh ngồi connect the dots giùm và khó có cái máy nào đọc ra và tổng hợp được ngôn ngữ tào lao của bầy người luyên thuyên về creative spirit. Thế giới quan của xã hội học đủ rộng và mơ hồ để cho phép số đông sáng tạo một cách thoải mái hơn.
Dù không nói rõ ra nhưng các vị viết "Genesis" có ý niệm về một nỗi sợ mơ hồ của trái tri thức. Khi con người không đủ năng lực và tinh thần mà dám tự học một tri thức nằm ngoài nhận thức của mình, họ chắc chắn sẽ rời xa Chúa.
Atalanta vì nhìn thấy quả táo vàng mà thua cuộc đua trước một phàm nhân, Jason từ một vị anh hùng đánh dấu bi kịch của mình ngay sau khi lấy bộ lông cừu vàng, cuộc chiến thành Troy bắt đầu từ ngay khoảng khắc ba vị thần Hera, Athena và Aphrodite nhìn thấy quả táo vàng khắc chữ "For the most Beautiful". Có loại thánh thần nào mà vừa muốn con người thờ phụng mình và vừa muốn hưởng đặc quyền hưởng thụ khoái lạc, không phải nghĩ ngợi và lúc nào cũng hạnh phúc của phàm nhân không? Các vị đây cũng chỉ là á thần-demigod.
Nhưng không thể vì hiểm nguy này mà kêu con người nên từ bỏ tri thức và bỏ hết tất cả. Con người không thể trở lại làm một miếng thịt vô tri.
Tôi tin Chúa là hiện thân chỉ dẫn cho một con đường trúc trắc để tìm tới chân lý. Các cụ trước tôi cũng có một ý niệm như vậy, nếu không thì con người không bao giờ có khoa học. Nhưng căn cơ nào khiến họ nghĩ tới ý niệm như vậy?
Tôi là người tin vào sự tồn tại của Chúa nên tôi có thể bẻ cong các công thức như phim Ấn Độ. Thử think out of the box như câu chuyện vua Hiranyakashipu xem để coi liệu tôi tìm câu trả lời cho công thức vô cực trên.
Một tác phẩm mosaic trên sàn nhà của một tòa nhà cổ thời La Mã phác họa thần Aion (tiếng Hy Lap là Αἰών) và mẹ Gaia. Aion có khá nhiều avatar ở Hy Lạp cổ. Ở đây, ông được ví là cha trời Uranus. Trong giới huyền học không bị cai quản bởi luật lệ chung, ông được tạc dưới hình dạng người đầu sư tử có con rắn quấn quanh và bị đổi tên sang Demiurge và Yaldabaoth.
Một số nơi còn đồng nhất ông với Chronos-Cronus hay vị thần đã thiến cha Uranus theo ý mẹ Gaia. Một lí do duy nhất mà không chỉ tôi mà nhiều giang hồ mạng nghĩ cho sự đánh đồng Chronos-Cronus đơn giản chỉ là giống nhau về phát âm. Dựa trên bản của Hesiod và các cảm hứng từ tranh vẽ Châu Âu, tôi thấy bản thân Cronus là một vị thần hai mặt, giống như cổ mẫu của nữ thần Tiamat và đồng thời đại diện cho mùa màng nên tôi hay ví ông là một phiên bản méo mó của cha trời và bị pha một tính chất man rợ của mẹ đất.
Dù tam sao thất bản nhưng tất cả avatar của Aion và Chronos đều tụ chung một đặc điểm là vị thần thời gian. Nghe quen quen không các giang hồ thuyết âm mưu?
Plato và hậu duệ Doro Levi diễn giải rằng chắc chắn có sự khác nhau giữa Aion và Chronos trong cuốn "Timaeus". Aion là hiện thân của thời gian vĩnh cửu, trong khi Chronos là đại diện của thời gian dành cho con người. Theo tưởng tượng hình học, dòng thời gian Chronos là một đường thẳng, còn Aion là một vòng tròn vĩnh cửu.
Timaeus - Plato
Aion - Doro Levi
Plato’s Timaeus - Stanford Encyclopedia of Philosophy
The Secrets of Saturn - Alexander Rivera
Nhưng làm cách nào Lucy nắm được đầu dây The Beginning để gắn với đầu còn lại là The End nếu như số học bảo cả hai là vô cực, là hố đen, là hỗn độn?
Tôi chỉ muốn nói là cái trục tập hợp các số ấy được viết trong không gian 2 chiều.
Lucy bằng một cách nào đó kết nối The Beginning và The End theo một không gian mà người thường không thấy và hình dung được. Nhưng chúng ta biết là Lucy đã làm được và trở nên toàn hiện trong không gian sống của thế giới. Lucy luôn luôn nhắc nhở mọi người rằng Chúa có tồn tại. Một ngày nào đó nhân loại sẽ chứng minh được sự tồn tại của Chúa một cách đường hoàng nhất bằng việc truy tìm lịch sử, cổ vật và phục dựng lại chúng. Có thể tìm được một ý niệm rõ ràng cho sự hình thành của trái đất để đủ khả năng bay lên gặp Chúa và hỏi rằng tại sao Chúa là:
“The Alpha and The Omega,
The First and The Last,
The Beginning and The End”.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất